8. Cấu trúc luận văn
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
cho học sinh tiểu học
Công tác Quản lí HĐGDKNS cho HS tiểu học chịu sự tác động của nhiều yếu tố, có thể khái quát thành 3 nhóm yếu tố sau đây:
1.4.1. Các yếu tố liên quan đến nhận thức của các lực lượng giáo dục
Nhận thức là cơ sở của hành động. Nhận thức đúng sẽ có hành động đúng. Trong công tác GDKNS cho HS, nếu các LLGD nhận thức đúng về bản chất của HĐGDKNS thì hoạt động sẽ đạt đƣợc kết quả cao và ngƣợc lại. Nội dung cần nhận thức là: bản chất và vai trò của KNS, bản chất và vai trò của HĐGDKNS, vai trò của công tác Quản lí HĐGDKNS, vai trò của các LLGD trong và ngoài nhà trƣờng khi tham gia GDKNS cho HS. Về nhận thức, công tác Quản lí HĐGDKNS cho HS chịu
tác động của các yếu tố sau:
Nhận thức của cán bộ Quản lí về vai trò và bản chất của HĐGDKNS và Quản lí HĐGDKNS.
Nhận thức của GV, NV trong nhà trƣờng về vai trò và bản chất của HĐGDKNS và Quản lí HĐGDKNS.
Nhận thức của cha mẹ HS vai trò và bản chất của HĐGDKNS và Quản lí HĐGDKNS và Quản lí HĐGDKNS (Bao gồm: hiểu biết của họ về mục đích GDKNS, nội dung cần giáo dục cho con, kỹ năng và kinh nghiệm giáo dục của họ, cách thức phối hợp với nhà trƣờng, cách thức Quản lí con trong quá trình rèn luyện KNS).
Nhận thức của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức về vấn đề này.
1.4.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động của nhà Quản lí
Về hoạt động của nhà Quản lí, công tác Quản lí HĐGDKNS cho HS chịu sự tác động của các yếu tố sau:
Hệ thống văn bản pháp quy về Quản lí HĐGDKNS cho HS. Đây là phƣơng tiện để các nhà Quản lí thực hiện nhiệm vụ của mình, thể hiện đƣợc sức mạnh của nhà Quản lí. Nếu Quản lí mà không có cơ sở pháp lý thì rất khó thành công. Vì vậy, hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học cần dựa trên hệ thống văn bản do Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT ban hành; tuy nhiên, trong phạm vi và quyền hạn của mình, hiệu trƣởng các trƣờng cũng cần có những văn bản quy định, hƣớng dẫn GV, NV, cha mẹ HS thực hiện nhiệm vụ GDKNS cho HS sao cho hợp tình, hợp lý nhằm đạt đƣợc chất lƣợng GDKNS cho HS.
Năng lực Quản lí CBQL. Năng lực Quản lí của CBQL đƣợc thể hiện trong việc hoạch địch các chƣơng trình giáo dục, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc thực hiện của các LLGD đƣợc phân công. Những năng lục này có ảnh hƣởng nhất định đến hiệu quả Quản lí HDGDKNS cho HS.
Quản lí sự phối hợp giữa các LLGD. Sự phối hợp giữa các LLGD là một yếu tố rất quan trọng, quyết định chất lƣợng GDKNS. Nếu hiệu trƣởng tổ chức đƣợc sự phối hợp thì chắc chắn công việc Quản lí sẽ gặp nhiều thuận lợi và ngƣợc lại. Nhà Quản lí cần xác định các kênh phối hợp trong quá trình Quản lí của mình. Trƣớc hết, đó là sự phối hợp giữa cha mẹ HS với nhà trƣờng để giáo dục con thì việc Quản lí của hiệu trƣởng và việc giáo dục HS của GV sẽ tốt đẹp. Tiếp theo, đó là sự phối hợp giữa ngành giáo dục và nhà trƣờng với các cơ quan, ban ngành khác trong xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra kết quả giáo dục mang tính ổn định. Nếu nhà trƣờng chỉ cố gắng làm tốt việc tạo ra kết quả giáo dục mang tính ổn định. Nếu nhà trƣờng chỉ cố gắng làm tốt việc GDKNS cho HS trong không gian trƣờng học thì kết quả giáo dục chỉ là tạm thời, dễ mất đi vì không đƣợc củng cố trong cuộc sống hàng
ngày. Vì vậy, việc phối hợp giáo dục với các tổ chức thanh thiếu niên, các nhà thiếu nhi, các trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên, các tổ chức Đoàn Đội tại địa phƣơng nơi trƣờng đóng vai trò rất cấp thiết.
Phẩm chất của nhà Quản lí. Những phẩm chất quan trọng của các CBQL trong công tác Quản lí HĐGDKNS cho HS là có tâm huyết, nhiệt tình, có trách nhiệm, sáng tạo.
1.4.3. Các yếu tố liên quan đến điều kiện của hoạt động Quản lí
Về điều kiện Quản lí, công tác Quản lí HĐGDKNS cho HS tiểu học chịu sự tác động của các yếu tố sau:
- Sự phát triển đa dạng của các quan niệm sống và giá trị sống. Sự phát triển này có ảnh hƣởng đến công tác Quản lí HĐGDKNS cho HS. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp, vẫn còn có một bộ phận ngƣời lớn, trong đó có cha mẹ HS có lối sống chƣa tốt, đi ngƣợc với pháp luật, đạo đức, thuần phong, mỹ tục và điều này làm ảnh hƣởng đến quá trình hình thành KNS của học sinh, gây cản trở cho công tác giáo dục của GV và công tác Quản lí của CBQL.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Sự làm dụng ngày càng nhiều ở trẻ em trong việc sử dụng các phƣơng tiện các nhân nhƣ điện thoại, máy tính bảng, … có ảnh hƣởng không tốt đến việc rèn luyện một số KNS của học sinh.
- Trình độ và kinh nghiệm GDKNS của GV, NV nhà trƣờng. Yếu tố này có ý nghĩa quyết định sự thành công hoặc thất bại trong HĐGDKNS. Vì vậy, CBQL cần bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho họ để đảm bảo chất lƣợng GDKNS.
- Các điều kiện về kinh phí, thời gian, cơ sở vật chất, … là những yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của HĐGDKNS. Một trƣờng học quá chật hẹp, thiếu tài liệu và đồ dùng dạy học, không có nguồn kinh phí cho HĐGDKNS, một lịch học quá dày đặc các môn học lý thuyết là những rào cản cho việc triển khai HĐGDKNS.
Có thể tóm tắt những phân tích lý luận về Quản lí HĐGDKNS cho HS tiểu học nêu trên như sau:
TRƢỜNG TIỂU HỌC Xây dựng kế hoạch QL mục tiêu HĐGDKNS Tổ chức QL các điều kiện QL nội dung GDKNS Quản lí HĐGDKNS cho HS tiểu học QL Học sinh QL hình thức, PP GDKNS QL sự phối hợp các LLGD Chỉ đạo Kiểm tra, đánh giá
MÔI TRƢỜNG KINH TẾ- XÃ HỘI BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
Tiểu kết chƣơng 1
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng là một nội dung giáo dục rất quan trọng và cấp thiết, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh; đƣợc hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện. Mực đích của GDKNS cho học sinh là hình thành năng lực tâm lý – xã hội để học sinh có hành vi thích ứng và làm chủ trong các tình huống của cuộc sống cho học sinh tiểu học bao gồm một hệ thống nhiều kỹ năng sống cụ thể, trong đó có các KNS cá nhân, KNS xã hội và các KNS công việc – học tập. Giáo dục KNS cho học sinh cần tuân theo các nguyên tắc : Tƣơng tác, trải nghiệm, tiến trình thay đổi hành vi và thời gian- môi trƣờng giáo dục. GDKNS cho HS tiểu học là một hoạt động giáo dục bao gồm: mục tiêu, nội dung, hình thức, phƣơng pháp, nhà giáo dục, học sinh tiểu học, điều kiện và kết quả GDKNS.
Quản lí HĐGDKNS cho HS tiểu học là quá trình tác động có mục đích của nhà Quản lí (trong đó hiệu trƣởng là quan trọng) đến toàn bộ HĐGDKNS nhằm thực hiện mục tiêu HĐGDKNS. Để đạt đƣợc mục đích đấy, nhà Quản lí cần Quản lí mục tiêu GDKNS, Quản lí nội dung GDKNS, Quản lí hình thức và phƣơng pháp GDKNS, Quản lí CBQL cấp dƣới, Quản lí nhà giáo dục và Quản lí học sinh, Quản lí các điều kiện cấp thiết cho HĐGDKNS. Quản lí HĐGDKNS cho HS tiểu học đƣợc thực hiện bằng cách xây dựng kế hoạch HĐGDKNS cho học sinh tổ chức và chỉ đạo các LLGD thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Có nhiều yếu tố chi phối đến công tác Quản lí hoạt động giáo dục KNS cho HS nói chung, HS tiểu học nói riêng, trong đó ba nhóm yếu tố chính là: Nhận thức của nhà Quản lí và các LLGD, hoạt động của nhà Quản lí và các điều kiện để Quản lí HĐGDKNS cho HS.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÀU BÀNG
2.1. Khái quát quá trình điều tra khảo sát thực trạng
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Luận văn tiến hành khảo sát để nhằm đánh giá đúng thực trạng Quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học tại các trƣờng Tiểu học, huyện Bàu Bàng để làm cơ sở đề xuất các biện pháp Quản lí phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng Quản lí hoạt động GDKNS cho HS tiểu học.
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Đánh giá chung về thực hiện các chức năng Quản lí HĐGDKNS cho HS tiểu học huyện Bàu Bàng;
- Khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu và thực trạng Quản lí mục tiêu hoạt động GDKNS tại các trƣờng tiểu học huyện Bàu Bàng;
- Khảo sát thực trạng thực hiện nội dung và thực trạng Quản lí nội dung GDKNS tại các trƣờng tiểu học huyện Bàu Bàng;
- Khảo sát thực trạng về phƣơng pháp, hình thức và thực trạng Quản lí phƣơng pháp, hình thức GDKNS tại các trƣờng tiểu học huyện Bàu Bàng;
- Khảo sát thực trạng môi trƣờng và thực trạng Quản lí môi trƣờng hoạt động GDKNS tại các trƣờng tiểu học huyện Bàu Bàng;
- Khảo sát thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá và thực trạng Quản lí kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS tại các trƣờng tiểu học huyện Bàu Bàng;
2.1.3. Khách thể khảo sát, mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát
a. Khách thể khảo sát
Khách thể khảo sát của đề tài là quá trình giáo dục và Quản lí giáo dục của CBQL và GV tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bầng. Căn cứ vào nội dung và giới hạn của đề tài luận văn, chúng tôi chọn mẫu khảo sát là 208 ngƣời trong đó:
- CBQL Phòng GD&ĐT Bàu Bàng: 04 đồng chí
- Cán bộ Quản lí (CBQL): Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng: 14 đ/c - Giáo viên trƣờng (GV): 140 đ/c
- Cha mẹ học sinh (CMHS): 50 Phụ huynh
b. Địa bàn khảo sát
Tiến hành khảo sát tại 07 trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng. + Tiểu học Bàu Bàng
+ Tiểu học Tân Hƣng + Tiểu học Long Bình + Tiểu học Long Nguyên + Tiểu học Kim Đồng + Tiểu học Lai Hƣng A + Tiểu học Lai Uyên
2.1.4. Quy trình khảo sát
Giai đoạn 1: Tiến hành xây dựng bảng hỏi điều tra, tiến hành hỏi thử và in bảng hỏi (từ 23/9/2020- 30/9/ 2020).
Giai đoạn 2: Gửi bảng hỏi điều tra đến các đối tƣợng điều tra và thu hồi bảng hỏi điều tra (ngày 01/11/2020- 24/11/2020).
Giai đoạn 3: Xử lí và đánh giá kết quả điều tra (27/11/2020 – 15/12/2020).
2.1.5. Phương pháp khảo sát
a. Phương pháp quan sát
- Mục đích quan sát: Nhằm tìm hiểu các KNS đƣợc biểu hiện, vận dụng trong hoạt động giao tiếp ứng xử của HS, tìm hiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các nhà trƣờng để đánh giá thêm về công tác GDKNS cho HS tại nhà trƣờng.
- Nội dung quan sát: Quan sát các hoạt động GDKNS học sinh TH, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các nhà trƣờng.
- Đối tƣợng quan sát: GV, học sinh TH , cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
b.Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích phỏng vấn: Nhằm thu thập thông tin định tính về hoạt động GDKNS cho HS tiểu học và công tác Quản lí GDKNS cho HS tiểu học tại các trƣờng Tiểu học.
- Nội dung phỏng vấn: công tác GDKNS cho HS tiểu học và công tác Quản lí GDKNS cho HS tiểu học của Hiệu trƣởng tại các trƣờng tiểu học nhƣ: việc xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng và Quản lí hồ sơ, triển khai đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá, Quản lí việc xây dựng môi trƣờng, Quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ….
- Đối tƣợng phỏng vấn: Cán bộ Phòng GD&ĐT, CBQL, GV, PH các trƣờng Tiểu học.
c. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích điều tra bảng hỏi: Nhằm thu thập thông tin định lƣợng về hoạt động GDKNS cho HS tiểu học và công tác Quản lí GDKNS cho HS tiểu học tại các trƣờng Tiểu học.
- Nội dung điều tra bảng hỏi: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của luận văn, chúng tôi thiết kế bảng hỏi nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động GDKNS và công
tác Quản lí hoạt động GDKNS của CBQL các trƣờng tiểu học tại huyện Bàu Bàng. Bảng hỏi điều tra đƣợc phát cho CBQL, giáo viên giảng dạy và phụ huynh học sinh tại các trƣờng tiểu học với các nội dung chủ yếu sau: thực trạng mục tiêu GDKNS; nội dung GDKNS; phƣơng pháp và hình thức GDKNS; môi trƣờng hoạt động GDKNS; đánh giá – kiểm tra hoạt động GDKNS; thực trạng Quản lí mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp GDKNS, môi trƣờng hoạt động GDKNS và Quản lí công tác đánh giá – kiểm tra hoạt động GDKNS.
- Đối tƣợng điều tra bảng hỏi: 04 Cán bộ Phòng GD&ĐT, 14 CBQL, 140 GV, 50 PHHS tại 07 trƣờng Tiểu học huyện Bàu Bàng. Chúng tôi xây dựng 03 loại phiếu hỏi:
+ Phiếu hỏi 01: Phiếu hỏi ý kiến CBQL, GV nhằm thu thập ý kiến các vấn đề về thực trạng giáo dục và Quản lí hoạt động GDKNS tại các trƣờng Tiểu học huyện Bàu Bàng.
+ Phiếu hỏi 02: Phiếu hỏi ý kiến PHHS nhằm thu thập ý kiến các vấn đề về thực trạng nhận thức và hiểu biết về GDKNS cho HS tiểu học.
+ Phiếu hỏi 03: Phiếu hỏi ý kiến CBQL và GV về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp Quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh Tiểu học tại các trƣờng của huyện Bàu Bàng.
d. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
- Mục đích nghiên cứu: nhằm tìm hiểu công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch Quản lí GDKNS cho HS tiểu học của Hiệu trƣởng, công tác thực hiện GDKNS cho HS tiểu học của GV tại các trƣờng Tiểu học.
- Nội dung nghiên cứu: công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch Quản lí GDKNS cho HS tiểu học của Hiệu trƣởng, công tác thực hiện GDKNS cho HS tiểu học của GV tại các trƣờng Tiểu học
- Đối tƣợng nghiên cứu: hồ sơ Quản lí của Hiệu trƣởng, hồ sơ sổ sách của GV, đặc biệt là kế hoạch CSGD HS của GV.
e. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi thu thập số liệu, tác giả sẽ sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu. Kết quả kiểm tra các nội dung trên sẽ đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê toán học
Để thống kê và xử lý số liệu theo từng mức đánh giá của từng nội dung. Kết quả khảo sát đƣợc tính thành mức điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC), thống kê và tính toán theo tỷ lệ % để dễ dàng so sánh, đối chiếu.
* Quy ước xử lí thông tin
Bảng 2.1. Quy ước xử lí thông tin thực trạng HĐGDKNS và Quản lí HĐGDKNS
Trình độ KNS Mức độ thƣờng xuyên Mức độ hiệu quả Mức độ đồng ý Điểm quy ƣớc Điểm trung bình (định khoảng) Tốt Rất thƣờng xuyên Rất hiệu quả Hoàn toàn đồng ý 4 Từ 3.5 trở lên Khá Thƣờng
xuyên Hiệu quả Đồng ý 3 Từ 2.5 – dƣới 3.5
Trung bình Thỉnh
thoảng Ít hiệu quả Lƣỡng lự 2 Từ 1.5 – dƣới 2.5 Yếu Chƣa thực hiện Không hiệu quả Không đồng ý 1 Từ 0 - dƣới 1.5
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế; văn hóa - xã hội và giáo dục tiểu học của huyện Bàu Bàng tiểu học của huyện Bàu Bàng
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế huyện Bàu Bàng
Huyện Bàu Bàng nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Dƣơng cách trung tâm tỉnh lỵ 30km, Thành phố Hồ Chí Minh 60 km, cách cảng Sông Đồng Nai 40-50km, sân bay Long Thành (Chính phủ đang nghiên cứu đầu tƣ) 80 km, cảng Cái Mép - Thị Vải