Kết quả xác định số lượng tế bào PK 15 thích hợp cho nuôi cấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất vắc xin nhược độc dịch tả lợn trên tế bào bằng công nghệ microcarrier tại công ty hanvet (Trang 61 - 64)

Mật độ tế bào

Lô 01 Lô 02 Lô 03

Năng suất sinh sản TB sau 72h % TB bám sau 24h Năng suất sinh sản sau 72h % TB bám sau 24h Năng suất sinh sản sau 72h % TB bám sau 24h Năng suất sinh sản sau 72h 0,5x105tế bào/ml 5-10 4,45 10-15 4,41 5-10 4,51 4,46±0,06 1x105tế bào/ml 10-15 4,56 20-25 4,62 15-20 4,49 4,56±0,07 1,5x105tế bào/ml 20-25 4,85 25-30 4,92 25-30 4,95 4,9±0,05 2x105tế bào/ml 30-35 3,89 30-40 3,95 35-40 3,95 3,93±0,03

Từ kết quả bảng 4.5 chúng tôi tiến hành dựng biểu đồ năng suất sinh sản của tế bào PK 15 tương ứng với từng mật độ tếbào đầu vào khác nhau như hình 4.5.

Hình 4.5. Năng suất sinh sản của tế bào PK 15 theo mật độ tếbào đầu vào khác nhau

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ tế bào đầu vào khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ tế bào bám hạt sau 24h. Với mật độ 0,5 x 105 tế bào/ml, 1x105 tế bào/ml tỷ lệ hạt có tế bào bám và phát triển thấp tương ứng là (5-10%) và (15-20%) sau 24h. Đồng thời, có sự khác biệt tương đối lớn ở mật độ tếbào đầu vào là 2 x 105 tế bào/ml so với mật độ tếbào đầu vào 1,5x 105 tế bào/ml. Tỷ lệ tế bào bám hạt phát triển sau 24h khi nuôi với mật độ 2 x 105 tếbào/ml đạt 30-40%. Tuy nhiên, khi xác định năng suất sinh sản của tế bào sau 72h nuôi cấy thì số liệu lại trái ngược với tỷ lệ tế bào bám trên bề mặt hại Microcarrier tại thời điểm 24h. Nếu như tại thời điểm 24h nuôi cấy với mật độ tếbào đầu vào là 2x105 tế bào/ml tỏ ra ưu thếhơn với tỷ lệ tế bào bám hạt đạt đến 40% nhưng đến thời điêm 72h nuôi cấy năng suất sinh sản của tế bào chỉ đạt 3,93 lần. Trong khi đó, với mật độ tếbào đầu vào là 1,5x105 tế bào/ml tại thời điểm 24h tỷ lệ tế bào bám hạt chỉ đạt khoảng 25% nhưng đến thời điểm 72h nuôi cấy, năng suất sinh sản của tế bào lại đạt 4,9 lần.

Điều này có thểđược giải thích như sau: với mật độ tế bào đầu vào là 2x105 tế bào/ml thì sốlượng tếbào ban đầu vào nhiều hơn số hạt nên có rất nhiều tế bào bám trên bề mặt của cùng một hạt dẫn đến tỷ lệ tế bào bám hạt cao ngay từ đầu. Tuy nhiên vì số tế bào nhiều hơn số hạt nên cũng có rất nhiều tế bào không có bề mặt để bám nên không sinh trưởng, phát triển được. Do đó tại thời điểm 72h sau

nuôi cấy năng suất sinh sản của tế bào không cao. Bên cạnh đó, với mật độ tế bào đầu vào là 1,5x105 tế bào/ml, số lượng tế bào tương thích với số lượng hạt Microcarrier nên hầu hết tế bào đều bám lên bề mặt các hạt Microcarrier và sinh trưởng phát triển được nên đến thời điểm 72h sau nuôi cấy năng suất sinh sản của tếbào đạt cao nhất gấp 4,9 lần tếbào ban đầu.

Từ những kết quả trên chúng tôi lựa chọn mật độ tế bào PK 15 cấy vào Microcarrier là 1,5 x 105 tế bào/ml.

Dưới đây là một số hình ảnh nuôi tế bào PK 15 trên hệ thống Microcarrier sau 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và 96 giờ.

Hình 4.6. Hình ảnh tế bào PK 15 trên Microcarrier

(a. Hình ảnh tế bào 24h; b. Hình ảnh tế bào 48h; c. Hình ảnh tế bào 72h; d. Hình ảnh tế bào 96h)

4.1.3. Xác định môi trường nuôi cấy và pH thích hợp cho tế bào PK 15 trên hệ thống Microcarrier thống Microcarrier

4.1.3.1. Xác định môi trường nuôi cấy thích hợp cho tế bào PK 15 trên hệ thống Microcarrier

Năng suất sinh sản tế bào ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường nuôi không thích hợp. Để tìm ra công thức môi trường nuôi tối ưu nhất cho sự phát triển cũng như sự nhân của tế bào, tiến hành thí nghiệm nuôi cấy tế bào PK 15 trên 4 công thức môi trường khác nhau là MEM 5%FBS+KS, DMEM 5%FBS+KS, M199 5%FBS+KS và LH 5%FBS+KS. Sau 3 lô thử nghiệm liên tiếp với 4 loại môi trường nuôi cấy khác nhau, chúng tôi thu được các kết quả nghiên cứu như bảng 4.6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất vắc xin nhược độc dịch tả lợn trên tế bào bằng công nghệ microcarrier tại công ty hanvet (Trang 61 - 64)