môi trường nhiễm
Hiệu giá (TCID50/ml)
LH M199 MEM DMEM Lô 1 106,1-106,3 106,3-106,5 106,9-107,1 106,5-106,7 Lô 2 106,3-106,3 106,1-106,3 106,7-106,9 106,3-106,5 Lô 3 106,1-106,1 106,3-106,5 106,7-106,9 106,3-106,5 TB 106,2±0,11 106,33±0,13 106,87±0,13 106,47±0,13 Từ bảng 4.11 ta có đồ thị hình 4.10
Hình 4.10. Đồ thị thể hiện hiệu giá trung bình (3 lô) của 4 loại môi trường duy trì của 4 loại môi trường duy trì
Nhìn vào kết quả ta thấy: Hiệu giá trung bình vi rút dịch tả lợn khi nuôi cấy bằng cả 4 loại môi trường đều cho hiệu giá vi rút chênh lệch nhau không nhiều. Tuy nhiên, môi trường MEM cho hiệu giá trung bình cao nhất ở cả 3 lô, trung bình 3 lô đạt 106,87±0,13 TCID50/ml. Môi trường LH hiệu giá trung bình 3 lô đạt 106,2±0,11TCID50/ml, môi trường M199 trung bình đạt 106,33±0,13TCID50/ml, Môi trường DMEM trung bình đạt 106,47±0,13TCID50/ml.
Sử dụng phần mềm Minitab 16 (ANOVA), P< 0,005. Như vậy, chúng tôi lựa chọn môi trường MEM 1% FBS có bổ sung 1% kháng sinh và 1% Hepes làm nuôi cấy để tiếp tục tiến hành các thử nghiệm tiếp theo đối với vi rút dịch tả lợn.
4.2.1.2. Xác định pH môi trường duy trì sau gây nhiễm vi rút
Sau khi xác định được môi trường duy trì cho nuôi cấy vi rút DTL tôi tiến hành xác định pH tối ưu để nuôi vi rút đạt hiệu quả cao. Tôi tiến hành thí nghiệm với pH = 7,0±0,1; pH= 7,2±0,1; pH= 7,4±0,1.
Kết quảđược trình bày dưới bảng 4.12.
Bảng 4.12. Kết quả hiệu giá vi rút Dịch tả lợn ởcác điều kiện pH khác nhau Hiệu giá (TCID50/ml)