Hình ảnh nhuộm IFA của vi rút DTL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất vắc xin nhược độc dịch tả lợn trên tế bào bằng công nghệ microcarrier tại công ty hanvet (Trang 73 - 76)

Sau khi chốt các thông số cho quy trình thu hoạch vi rút trên hệ thống Microcarrier. Tôi tiến hành so sánh với hiệu giá vi rút thu được trên hệ thống Microcarrier với hệ thống T-flask đã được công ty áp dụng sản xuất trước đó. Kết quảđược thể hiện qua đồ thị sau:

Hình 4.14. So sánh hiệu suất nuôi cấy vi rút trên hệ thống Microcarrier và T- flask

Nhìn vào hình 4.14 ta nhận thấy hiệu giá vi rút DTL thu được khi sản suất trên công nghệ Microcarrier cao nhất thu được tại thời điểm 72 giờ là 107.17 TCID50/ml trong khi hiệu giá vi rút cào nhật khi nuôi cấy trên Tflask thu được tại thời điểm 96h sau gây nhiễm là 106.3 TCID50/ml. Như vậy hiệu giá vi rút Dịch tả lợn khi nuôi cấy trên Microcarrier cao hơn T-flask gấp 7,4 lần. Mặt khác, khi sử dụng công nghệ Microcarrier còn giảm thiểu nhận lực làm việc, giảm thiểu tạp trùng, hạn chế thao tác, hệ thống gọn không cồng kềnh, không tốn diện tích như T- flask. Chính vì vậy, tôi lựa chọn sản suất vi rút DTL bằng hệ thống Microcarrier.

4.3. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU VẮC XIN DỊCH TẢ LỢN SAU ĐÔNG KHÔ ĐÔNG KHÔ

4.3.1. Tính an toàn vắc xin trên lợn

Tính an toàn của vắc xin DTL nhược độc được đánh gia thông qua thí nghiệm đã được mô tả trong phần phương pháp nghiên cứu. Kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 4.15. Biểu hiện lâm sàng của lợn sau khi tiêm vắc xin DTL nhược độc Chỉ tiêu theo dõi

Số lợn có phản ứng trên các liều tiêm Đối chứng

10 liều 20 liều 30 liều

Phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ 0/5 0/5 0/5 0/5 Phản ứng tại vị trí tiêm 0/5 0/5 0/5 0/5 Giảm ăn, bỏăn 0/5 0/5 0/5 0/5 Ủrũ, mệt mỏi 0/5 0/5 0/5 0/5 Tiêu chảy 0/5 0/5 0/5 0/5 Các phản ứng khác 0/5 0/5 0/5 0/5

Qua kết quả kiểm tra an toàn của vắc xin Dịch tả lợn sản xuất trên hệ thông Bioreactor cho thấy vắc xin có tính an toàn rất cao, khi tiêm cho lợn với liều gấp 30 lần liều sử dụng lợn vẫn khỏe mạnh bình thương.

Kết quả này hoàn toàn dễ hiểu vì chủng vi rút dùng để thích nghi trên tế bào là vi rút DTL chủng C, một chủng vi rút cực kỳ an toàn, đã được chứng minh qua nửa thế kỷ. Hơn nữa, vi rút được nhân nuôi trên tế bào dòng PK 15 nuôi cấy trong bioreactor với hiệu suất cao, vi rút sau khi thu hoạch đã trải qua quá trình tinh sạch để loại bỏ các protein thô không cần thiết nên tuyệt đối an toàn khi tiêm cho lợn.

4.3.2. Xác định tính sinh miễn dịch của vắc xin DTL

4.3.2.1. Đáp ứng miễn dịch dịch thể

Sau khi miễn dịch cho lợn chúng tôi hành lấy máu, chắt huyết thanh lợn tại các thời điểm khác nhau và thực hiện phản ứng ELISA. Kết quảthu được thể hiện trong bảng 4.16.

Bảng 4.16. Biến động kháng thể của lợn được tiêm vi rút DTL nhược độc xác định bằng ELISA

Nhóm thí nghiệm %blocking trung bình của 5 lợn tại các thời điểm lấy máu

D0 D7 D14 D21 D28 D35

Miễn dịch 29,920 42,180 53,560 61,600 69,740 78,980

Đối chứng

Kết quả kiểm tra kháng thể bằng phản ứng ELISA cho thấy, nhóm lợn miễn dịch có đáp ứng kháng thể rất tốt sau khi tiêm vacxin. Sau khi tiêm vắc xin DTL nhược độc 14 ngày lợn bắt đầu có kháng thể trong máu. Hàm lượng kháng thểtăng dần và đạt hàm lượng cao nhất tại thời điểm 35 ngày sau khi miễn dịch.

Trong khi đó, lô đối chứng không tiêm hàm lượng kháng thể luôn âm tính trong suốt quá trình theo dõi.

Kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả của (Chris Morrisy, 2010) khi xác định hiệu lực của vắc xin Dịch tả lợn chủng C thích nghi trên tế bào PK 15A.

Biến động kháng thể của lợn được tiêm vắc xin DTL nhược độc thể hiện qua hình 4.15.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất vắc xin nhược độc dịch tả lợn trên tế bào bằng công nghệ microcarrier tại công ty hanvet (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)