Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.2. Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Bình
3.2.1. Lịch sử hình thành và bộ máy tổ chức
Năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng đường lối đổi mới, xác định đổi mới hệ thống ngân hàng là khâu then chốt. Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ngày nay. Thời điểm đáng nhớ này được xem như dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Agribank - Ngân hàng chuyên doanh đi đầu trong đầu tư vào một lĩnh vực mang nhiều rủi ro, khó khăn nhất, nhưng cũng đầy tiềm năng nhất - đó là nông nghiệp, nông thôn.
Đến 31/12/2016, Agribank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các NHTM trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016 (VNR 500) với quy mô tổng tài sản cán mốc trên 01 triệu tỷ đồng, tăng trên 390 ngàn tỷ đồng so với thời điểm trước cơ cấu; nguồn vốn huy động 924 nghìn tỷ đồng, tăng 392 ngàn tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng 795 nghìn tỷ đồng, tăng 327 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 70%/tổng dư nợ cho vay của Agribank và 51% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này; nợ xấu 1,89% tại thời điểm 31/12/2016; hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp khác được củng cố; hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hoạt động ổn định, an toàn, có hiệu quả là nền tảng vững chắc cho phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích; vốn chủ sở hữu được bảo toàn, kinh doanh có lãi, nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ và tăng dần hằng năm; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN.
ích, hiện đại, góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam Agribank là NHTM duy nhất do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, giữ vai trò chủ lực trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cung cấp tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân nói riêng. Mặc dù có những thăng trầm nhất định, nhưng cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế, những giải pháp, chính sách phù hợp của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên bằng chính quyết tâm của hơn 40 nghìn người lao động tại 2300 chi nhánh, phòng giao dịch, Agribank hoạt động kinh doanh ổn định và tăng trưởng tốt, hoàn thành Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013-2015 và bước vào triển khai chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Gia Bình được thành lập theo Quyết định số 646/QĐ-NHNo-02 ngày 26/8/1999 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và chính thức hoạt động từ 01/9/1999. Tổng số cán bộ viên chức có 14 người. Chi nhánh có 03 phòng: Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng Kế toán Ngân quỹ và Phòng Hành chính Nhân sự. Thời điểm ngày 31/12/2016 Chi nhánh huyện Gia Bình có 34 cán bộ viên chức, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng đối với tất cả các thành phần kinh tế. Trong nhiều năm hoạt động chi nhánh đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả. Với mục tiêu trở thành một chi nhánh vững mạnh, chi nhánh đã tiến hành nhiều biện pháp để xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
- Mạng lưới hoạt động: Chi nhánh huyện Gia Bình có 03 điểm giao dịch.
Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán- Ngân quỹ Phòng giao dịch Đông Cứu Phòng giao dịch Nhân Thắng
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Gia Bình Nguồn: Ngân hàng No&PTNT huyện Gia Bình (2014-2016)
- Phòng Kinh doanh:
Phòng Kinh doanh gồm một trưởng phòng, hai phó phòng và các giao dịch viên, có nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài; Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế các nhân trong và ngoài nước; Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín; Phân tích tình hình và sự phát triển của các ngành nghề kinh tế kỹ thuật, của các khách hàng từ đó lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; Thẩm định và đề xuất cho vay đối với các dự án tín dụng, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp thẩm quyền; dồng thời thẩm định các khoản vay do giám đốc Chi nhánh cấp ba quy định, chỉ định theo uỷ quyền của tổng giám đốc, đồng thời theo dõi đánh giá, số kết; Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh.
- Phòng Kế toán- Ngân quỹ:
Phòng kế toán- Ngân quỹ gồm một trưởng phòng, hai phó phòng và các giao dịch viên, có chức năng trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của Chi nhánh; Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính; Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn; Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Pháp luật.
- Phòng giao dịch :
Phòng giao dịch gồm có một giám đốc PGD, bộ phận tín dụng và các giao dịch viên: có chức năng chính là thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, đáp ứng các nhu cầu về gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền gửi từ nước ngoài, giải ngân các khoản vay, phát hành và thanh toán thẻ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, chuyển tiền điện tử, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý tài chính, lập các báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm, quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy.
Ngân hàng trung tâm:
Hoạt động giao dịch với khách hàng trên địa bàn gồm: Thị trấn Gia Bình, các xã Xuân Lai, Đại Lai, Đại Bái, Quỳnh Phú và các doanh nghiệp trên địa bàn.
Phòng Giao dịch Nhân Thắng:
Hoạt động giao dịch với khách hàng 05 xã gồm: Các xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Cao Đức và các doanh nghiệp trên địa bàn.
Phòng giao dịch Đông Cứu:
Hoạt động giao dịch với khách hàng 04 xã gồm: Các xã Đông Cứu, Lãng Ngâm, Song Giang, Giang Sơn và các doanh nghiệp trên địa bàn.
Thời điểm 31/12/2016, tổng nguốn vốn của chi nhánh đạt: 916.283 triệu đồng, dư nợ đạt: 593.413 triệu đồng.