Kinh nghiệm huy động vốn của Singapore
Với lợi thế địa lý chiến lược đường biển quốc tế, Singapore nằm ở vị trí giao điểm giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, nơi hội tụ của các nhà buôn với tên gọi “đô thị biển”, nhưng điều kiện tự nhiên có nhiều bất lợi như diện tích nhỏ chỉ khoảng 640 km2, dân số khoảng 3,1 triệu người, hầu như không có tài nguyên phong phú. Là một quốc gia trẻ đa sắc tộc được hình thành từ nền tảng người nhập cư từ Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, và châu Au, Singapore đã từng là thuộc địa của Anh với việc thi hành chính sách tự do thương mại dựa trên cơ bản nguyên tắc pháp luật hình thành nề nếp pháp luật trong kinh doanh. Được trao trả năm 1971, đến nay Singapore trở thành trung tâm buôn bán, dịch vụ mậu dịch, tạo nên thu nhập chính của đất nước này (chiếm 84% GDP) vào những năm 60, đồng thời ngày nay trở thành trung tâm tài chính ngân hàng và thị trường tài
chính quốc tế phát triển rất mạnh mẽ (Nguyễn Thị Phương Mai, 2014).
Thành tựu phát triển kinh tế của Singapore gắn liền với chính sách công nghiệp hóa được thực hiện vào thập niên 60, hướng đến xuất khẩu, thay thế nhập khẩu kích thích đầu tư nước ngoài tạo ra bước ngoặt phát triển công nghiệp.
Sự cải thiện nhanh kết cấu hạ tầng, ưu đãi thuế thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia phát triển ồ ạt đầu tư trực tiếp vào Singapore, tính đến cuối năm 80, tư bản nước ngoài đã đóng góp 65% giá trị công nghiệp, 85% giá trị xuất khẩu trực tiếp tạo việc làm cho 60% lực lượng lao động. Công nghiệp hoá của Singapore bắt đầu từ ngành công nghiệp chế biến – chế tạo, dịch vụ như thực phẩm, may mặc, thuốc lá, sơn, đồ gỗ … đây là những ngành mũi nhọn then chốt, tận dụng được những lợi thế vốn có của mình vì Singapore không có tài nguyên quặng mỏ phong phú nên không thể phát triển những ngành công nghiệp khai thác (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Bên cạnh đó, chiến lược công nghiệp hoá của Singapore bắt đầu từ xây dựng những công ty sử dụng nhiều lao động kết hợp với sử dụng tư bản và kỹ thuật đầu tư nước ngoài tạo lập nên nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài có khả năng cạnh tranh cao, sau đó chuyển dần sang những ngành công nghiệp hiện đại sử dụng chất xám cho những loại hình kỹ thuật hiện đại.
Quá trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao trong quá trình công nghiệp hoá của quốc gia này cần phải kể đến sự thành công của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, những toà nhà chọc trời tập trung ở khu vực trung tâm kinh tế lớn trở thành biểu tượng hùng vĩ của ngành dịch vụ tài chính Singpore. Đến cuối thập niên 80 ở Singapore đã có hơn 200 ngân hàng thương mại (commercial bank), và ngân hàng dịch vụ thương mại (merchant bank) với vốn tự có lên đến 200 – 300 tỷ USD. Đến giữa thập niên 90, Singapore đã có trên 140 ngân hàng thương mại sau giai đoạn cải cách sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh có khả năng cung cấp đầy đủ dịch vụ tài chính đáp ứng cho nền kinh tế cùng với sự phát triển của thị trường tài chính vững mạnh (Nguyễn Thị Phương Mai, 2014).
Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore, ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, công ty tài chính…Trong đó Ủy ban tiền tệ Singapore do Bộ tài chính Singapore thành lập từ năm 1971 để giám sát các tổ chức tài chính và thực thi chính sách tiền
tệ. Ủy ban tiền tệ Singapore chịu trách nhiệm đối với tất cả các chức năng ngân hàng trung ương. Các định chế tài chính còn lại hoạt động đẩy mạnh việc lôi cuốn các tổ chức tài chính nước ngoài, để phát triển ngân hàng thương mại theo hướng ngân hàng hiện đại, chú trọng đổi mới công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu dịch chuyển vốn trên thị trường (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
So với các nước trong khối ASEAN thì Singapore có thị trường tài chính phát triển nhất, năm 1975 ở Singapore lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nước đã được tự do hóa. Năm 1978, việc kiểm soát hối đoái cũng đã được nới lỏng, đem lại việc tự do hóa tài chính đầy đủ…. nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Singapore huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ đã huy động được, đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Vay tiền của Nhà nước với lãi suất thấp trong thời gian dài. 2.2.2. Kinh nghiệm huy động vốn tại các ngân hàng trong nước
* Ngân hàng TM CP Sài Gòn (SCB. hợp nhất: Từ ngày 2-1 đến 15-3 triển khai chương trình "Một năm hợp nhất - ngàn lời tri ân", áp dụng cho khách hàng cá nhân gửi tiền bằng VND, USD, EUR và AUD kỳ hạn từ 1 đến 24 tháng, có đến 3,2 triệu giải thưởng và giải thưởng cao nhất là 1 kg vàng SJC. * Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt N am (Eximbank) : Từ ngày 2-1 đến 1-4 cũng có chương trình khuyến mãi dự thưởng "Lộc Xuân 2013" dành cho khách hàng cá nhân gửi tiền gửi, tiết kiệm VND, USD với tổng giá trị giải thưởng lên đến 5,3 tỷ đồng. Theo đó, cứ mỗi 100 triệu đồng hoặc 5.000 USD, khách hàng nhận số lần quay số trúng ngay bằng với số tháng của kỳ hạn gửi. Nếu quay số cuối chương trình thì cứ mỗi số tiền gửi tương ứng với kỳ hạn gửi, khách hàng nhận một mã số quay số cuối chương trình (Nguyễn Thị Phương Mai, 2014).
* Tiết kiệm kỳ hạn một ngày của Ngân hàng An Bình (Abbank): Tiết kiệm kỳ hạn một ngày là hình thức gửi tiết kiệm ngắn hạn 24 giờ,theo đó, sản phẩm này giúp khách hàng hưởng lãi cực cao hàng ngày nhưng vẫn chủ động được với nguồn vốn của mình. Sổ tiết kiệm được tự động tái tục và tiền lãi được nhập tự động vào gốc mỗi ngày. Kỳ hạn gửi: 1 ngày (24 giờ). Loại tiền gửi: VNĐ. Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 50.000.000VNĐ. Cách thức trả lãi: tính lãi nhập gốc mỗi 24 giờ. Lãi suất áp dụng theo biểu lãi suất hiện hành tại từng thời
kỳ. Thủ tục mở sổ tiết kiệm đơn giản: khách hàng đến ngân hàng và xuất trình chứng minh thư hoặc hộ chiếu còn hiệu lực (Nguyễn Thị Phương Mai, 2014).
* Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank): Chương trình khuyến mãi t iền gửi "Xuân Phú Quý" từ ngày 2-1 đến 30-3-2013 với 450.097 giải thưởng có tổng giá trị hơn 14 tỷ đồng. Theo đó, khách hàng tham gia chương trình khuyến mãi với số tiền gửi tối thiểu từ năm triệu VND/250 U SD/250 EUR, sẽ có ba cơ hội trúng thưởng là quà tặng trao ngay, thẻ cào 100% trúng thưởng và quay số trúng thưởng cuối chương trình với giải đặc biệt lên đến 10 lượng vàng SJC 9999. Theo NHNN chi nhánh TP Hồ Chí Minh, lượng kiều hối chuy ển về TP Hồ Chí Minh năm 2012 đạt 4,1 tỷ U SD, tăng 15% so với năm 2011. Trong đó, lượng kiều hối chuyển về tăng mạnh vào quý IV-2012 do đây là thời đi ểm cận Tết, kiều bào muốn gửi tiền về cho người thân. Ðây cũng là một phần n guy ên nhân khiến các ngân hàng "đua" nhau với các chương trình khuy ến mãi nhằm thu hút lượng tiền gửi ngoại tệ lẫn nội tệ VND. Bên cạnh đó, theo đánh giá của một số chuyên gia lĩnh vực ngân hàng, việc trần lãi suất huy động hạ xuống còn 8%/năm dẫn đến kênh ngân hàng không còn thu hút khách như trước kia nên các nhà băng cần thực hiện nhiều biện pháp để "hút" vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp hiện nay còn rất lớn. Mặt khác, các nhà băng cũng cần chuẩn bị nguồn vốn cho năm tài chính tiếp theo của nền kinh tế (Nguyễn Thị Phương Mai, 2014).
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Bình thôn Gia Bình
Từ kinh nghiệm thực tế của các nước ASEAN và các ngân hàng trong nước, bài học rút ra như sau:
- Thứ nhất: Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối vốn, Chính phủ cần có một khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống tài chính, một khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng nội địa. Đồng thời, việc sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô cũng như những hạn chế mục tiêu thời kỳ đầu là cần thiết để kìm chế sự bùng nổ cho vay, cho vay quá nhiều mà ngân hàng khó kiểm soát được chất lượng tín dụng, hoặc đẩy mạnh tín dụng phát triển kinh tế theo “kiểu bong bóng” là nguy cơ tổn thương của hệ thống ngân hàng.
chóng đa dạng các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút tư bản nước ngoài.
- Thứ ba: Cần có sự can thiệp kịp thời của Chính phủ đối với hệ thống ngân hàng, mở rộng tín dụng và thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với những mặt hàng, ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến xuất khẩu, nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề hỗ trợ lãi suất cho tín dụng cần phải có chương trình hành động bước đi thích hợp với những chỉ tiêu cụ thể, với kinh nghiệm của các nước cần phải có chế độ kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng để tránh nguy cơ thất thoát vốn. Tuy nhiên nếu sự can thiệp quá mức mang tính áp đặt của Chính phủ vào hoạt động ngân hàng sẽ trở nên bị gò bó, thiếu tính linh động, gây khó khăn cho ngân hàng trong tiến trình hội nhập quốc tế.
- Thứ tư: thực hiện khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung…), vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Gia Bình là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh, trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Huyện được chia thành 14 đơn vị hành chính (có 13 xã và 1 thị trấn bao gồm 74 thôn). Với tổng diện tích 10.779,8 ha, dân số 106.929 người (Trung tâm DS-KHHGĐ, 2016).
Địa giới hành chính gồm: Phía Bắc giáp huyện Quế Võ. Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Phía Tây giáp huyện Thuận Thành. Phía Nam giáp huyện Lương Tài.
Địa hình: Gia Bình nằm trong vùng đồng bằng, đây là dải đất bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Đuống và sông Thái Bình, có hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nơi có địa hình cao nhất trong huyện là vùng núi Thiên Thai và nơi có địa hình thấp nhất là vùng trũng ven đê (UBND huyện Gia Bình, 2016).
Gia Bình có vị trí thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội. Trung tâm huyện cách Thủ đô Hà Nội và thành phố Bắc Ninh không xa, đây là hai thị trường rộng lớn, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, hoà nhập với nền kinh tế thị trường (Chi cục thống kê và UBND huyện Gia Bình, 2016).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Gia Bình
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện từ năm 2014 đến năm 2016 thể hiện qua bảng 3.1, cụ thể: Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 6,1%/năm, trong đó nông nghiệp giảm 2,7%, công nghiệp - TTCN tăng 8,7%, thương mại dịch vụ tăng 11,2%. Giá trị sản xuất bình quân hộ tăng bình quân là 4,4%, giá trị sản xuất bình quân lao động tăng 4,9%.
Bảng 3.1. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình năm 2014 – 2016
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Giá trị (triệu đ) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đ) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đ) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ I Tổng giá trị sản xuất 3.887.448 100,0 4.116.062 100,0 4.379.825 100,0 105,8 106,4 106,1 1 Nông nghiệp 1.144.448 29,4 1.028.972 25,0 1.077.825 24,6 89,9 104,7 97,3 2 Công nghiệp, TTCN 1.629.000 41,9 1.832.090 44,5 1.925.000 43,9 112,3 105,1 108,7 3 Thương mại - dịch vụ 1.114.000 28,6 1.257.000 30,5 1.377.000 31,4 112,8 109,5 111,2 II Một số chỉ tiêu bình quân 1 Giá trị SX bình quân/ hộ 136,6 - 140,3 - 148,7 - 102,7 106,0 104,4 2 Giá trị SX/1 lao động 76,2 - 79,7 - 83,9 - 104,6 105,3 104,9
3 Thu nhập BQ/khẩu/ năm 17,9 - 19,7 - 21,8 - 110,1 110,7 110,4
4 Tỷ lệ hộ nghèo (%) - 5,2 - 4,9 - 3,5 - - -
5 Tỷ lệ tăng dân số (‰) - 13,0 - 11,8 - 12,3 - - -
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH: Đến năm 2016, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản còn 24,6%, giảm 5,2% so với năm 2014; tỷ trọng công nghiệp - TTCN đạt 43,9%, tăng 2,0% so với năm 2014; tỷ trọng thương mại - dịch vụ 31,4%, tăng 2,8% so năm 2014. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp còn 24,6%, giảm 4,8% so với năm 2014 (Chi cục thống kê và UBND huyện Gia Bình, 2014, 2015, 2016).
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN năm 2016 đạt 1.925 tỷ đồng, tăng 296 tỷ so với năm 2014. Số cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN tiếp tục tăng, thu hút và giải quyết việc làm cho trên 10.000 lao động
Thương mại, dịch vụ có nhiều tiến bộ, đảm bảo lưu thông hàng hoá đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Toàn huyện có 8.600 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ, với trên 16.000 lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2016 đạt 1.377 tỷ đồng, tăng 263 tỷ đồng so với năm 2014 (UBND huyện Gia Bình, 2016).
Hệ thống mạng lưới ngân hàng, tổ chức tín dụng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, loại hình và số lượng. Hoạt động của hệ thống Ngân hàng, Kho bạc đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiền vốn cho các hộ và doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện (UBND huyện Gia Bình, 2014, 2015, 2016).
3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm
a. Dân số
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của huyện Gia Bình năm 2014 - 2016
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
15/14 16/15 BQ
I Tổng số hộ Hộ 28.450 29.337 29.463 103,1 100,4 101,8
- Hộ nông nghiệp Hộ 19.915 20.536 20.624 103,1 100,4 101,8
- Hộ phi nông nghiệp Hộ 8.535 8.801 8.839 103,1 100,4 101,8
II Tổng số nhân khẩu Người 105.497 106.883 106.929 101,3 101,3 101,3
Trong đó: - Dân số nông thôn Người 97.713 98.815 98.595 101,1 101,2 101,1
- Dân số thành thị Người 7.784 8.032 8.334 103,2 103,8 103,5
III Tổng số lao động LĐ 51.019 51.635 52.157 101,2 101,0 101,1
3.1 Lao động nông nghiệp LĐ 35.713 36.145 36.510 101,2 101,0 101,1
- Trên độ tuổi LĐ 4.286 4.337 4.381 101,2 101,0 101,1
- Trong độ tuổi LĐ 19.642 19.880 29.081 101,2 146,3 123,7
- Dưới độ tuổi LĐ 11.785 11.928 12.048 101,2 101,0 101,1
3.2 Lao động dịch vụ, thương mại LĐ 6.085 6.783 6.542 111,5 96,5 104,0
3.3 Lao động công nghiệp, TTCN LĐ 9.221 8.707 9.105 94,4 104,6 99,5