Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cúu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 52)

3.4.1. Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn. người ta thường xét tỷ lệ vốn huy động từ các nguồn trên tổng vốn huy động. Đây là việc làm cần thiết khi ngân hàng xem xét hiệu quả huy động vốn, bởi vì, kỳ hạn, lãi suất, sự ổn định của từng nguồn vốn cụ thể sẽ ảnh hưởng đến kỳ hạn, lãi suất, sự ổn định của tổng nguồn vốn huy động.

Việc huy động, điều chỉnh tỷ lệ này sẽ do nhu cầu sử dụng vốn thực tế của từng nguồn cụ thể. Cơ cấu nguồn vốn là hợp lý khi cơ cấu đó phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn. và có chi phí huy động thấp.

3.4.2. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng doanh số huy động vốn qua các năm để đánh giá khả năng huy động, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

Công tác huy động vốn không thể không có hiệu quả khi mà nguồn vốn huy động lại không đạt được quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân hàng hay không đáp ứng được yêu cầu về khối lượng vốn cho kinh doanh. Mặt

khác, vốn huy động đó cũng cần phải ổn định về mặt thời gian vì nếu tốc độ tăng trưởng qua các năm không ổn định sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. 3.4.3. Tỷ suất chi phí lãi bình quân

Chi phí trả lãi

Tỷ suất chi phí lãi bình quân = ––––––––––––– x100 Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết chi phí để huy động được 1 đồng vốn, chỉ tiêu này càng nhỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng cao, và ngược lại. Từ chỉ tiêu này giúp cho ngân hàng sẽ đưa ra những biện pháp nhằm gia tăng nguồn vốn huy động đồng thời giảm tỷ suất chi phí lãi bình quân một cách tối đa để đạt đến cái đích các ngân hàng nhằm đến.

3.4.4. Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng tự chủ của ngân hàng, tỷ lệ này càng bé càng tốt, càng chứng tỏ ngân hàng đang phải trang trải quá nhiều chi phí để huy động vốn. Chỉ tiêu này cần xem xét với chỉ tiêu: Tổng dư nợ cho vay/ Tổng nguồn vốn.

3.4.5. Sự hài lòng của khách hàng

Chỉ tiêu này phản ánh sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Bình nói riêng và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung thông qua các bảng đánh giá các chỉ tiêu của khách hàng.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIA BÌNH VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIA BÌNH

4.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Bình triển nông thôn Gia Bình

4.1.1.1. Hoạt động huy động vốn

Tổng nguồn vốn huy động năm 2015 đạt 627.354 triệu đồng, tăng 171.524 triệu đồng (tăng 37,63%) so với năm 2014; năm 2016 đạt 908.201 triệu đồng, tăng 280.847 triệu đồng (tăng 44,77%) so với năm 2015.

Bảng 4.1. Tình hình nguồn vốn huy động Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 (+/-) % (+/-) % Tổng Nguồn Vốn huy động 455.830 627.354 908.201 171.524 137,63 280.847 144,77 Nguồn nội tệ 417.022 586.905 885.295 169.883 140,74 298.390 150,84 Nguồn ngoại tệ 38.808 40.449 22.906 1.641 104,23 -17.543 56,63 Nguồn: Ngân hàng No&PTNT huyện Gia Bình (2014-2016) Đánh giá về công tác huy động vốn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Bình đã chú trọng và sử dụng linh hoạt các sản phẩm, công cụ huy động vốn, huy động tiền gửi tiết kiệm USD trả lãi trước, tiết kiệm có quà tặng, tiết kiệm dự thưởng của NHNo &PTNT Việt Nam, Trong quá trình triển khai mở rộng các sản phẩm dịch vụ, tiện ích ngân hàng. Chi nhánh đã quan tâm tích cực nghiên cứu thị trường, các yếu tố cạnh tranh, tăng cường công tác thông tin quảng cáo, đảm bảo tiện ích cho khách hàng trên cơ sở ứng dụng các công nghệ mới và khai thác tối đa nền tảng công nghệ thông tin của NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế suy thoái ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, ngân sách nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu từ thuế nên đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Bình nói riêng.

* Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền huy động:

Nguồn vốn nội tệ huy động được trong các năm khá cao, chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động và tăng trưởng đều qua các năm; cụ thể năm 2015 đạt: 586.905 triệu đồng, chiếm 93,55% tổng nguồn vốn, tăng 169.883 triệu đồng (tăng 40,73%) so với năm 2014; Năm 2016 đạt 885.295 triệu đồng, chiếm 97,48% tổng nguồn vốn, tăng 298.390 triệu đồng (tăng 50,84%) so với năm 2015.

Trong khi đó nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng vốn huy động và có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm. Cụ thể năm 2014 đạt 38.808 triệu đồng, chiếm 8,50% tổng vốn huy động; năm 2015 đạt 40.449 triệu đồng, chiếm 6,45% tổng vốn, và đến năm 2016 chỉ đạt 22.906 triệu đồng.

Đánh giá qui mô. cơ cấu và diễn biến nguồn vốn sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần “Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Bình”.

4.1.1.2. Hoạt động sử dụng vốn

Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm, tuy nhiên vẫn còn khá thấp và chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn. Năm 2016 Tổng dư nợ là 593.410 triệu đồng (trong đó: dư nợ ngắn hạn là 398.768 triệu đồng; dư nợ trung hạn là 160.766 triệu đồng và Dư nợ vốn tài trợ là 33.876 triệu đồng) tăng 111.595 triệu đồng (23,16 %) so với năm 2015 và tăng 195.172 triệu đồng (49,01%) so với năm 2014. Bảng 4.2. Tình hình sử dụng vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền (+/-) % Số tiền (+/-) % Tổng dư nợ 398.238 481.815 593.410 83.577 120,99 111.595 123,16 Dư nợ ngắn hạn 269.428 330.495 398.768 61.067 122,67 68.273 120,66 Dư nợ trung hạn 91.274 125.863 160.766 34.589 137,90 34.903 127,73 Dư nợ vốn tài trợ 37.536 25.457 33.876 -12.079 67,82 8.419 133,07 Nguồn: Ngân hàng No&PTNT huyện Gia Bình (2014-2016)

Phân tích dư nợ theo thời gian (kỳ hạn):

+ Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ hàng năm, có mức tăng trưởng đều và khá ổn định qua các năm. Năm 2014 đạt

269.428 triệu đồng, chiếm 67,66% tổng dư nợ; năm 2015 đạt 330.495 triệu đồng. chiếm 68,59%, tăng 22,66 % so với năm 2014. Năm 2016 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 398.768 triệu đồng. chiếm 67,19 %, tăng 20,66% so với năm 2015.

+ Dư nợ cho vay trung hạn năm 2016 đạt 160.766 triệu đồng, chiếm 27,09% trong tổng dư nợ, tăng 34.903 triệu đồng (27,73%) so với năm 2015.

Do nguồn vốn huy động được chủ yếu là vốn tiền gửi dân cư ngắn hạn. nên để tránh rủi ro Chi nhánh chỉ tập trung phát triển các sản phẩm cho vay ngắn hạn và trung hạn, hầu như không cho vay dài hạn. Do vậy các hình thức cho vay chưa đa dạng, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân và doanh nghiệp nên hiệu quả mang lại không cao.

4.1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Tổng thu có xu hướng tăng dần qua các năm: năm 2014 đạt 55.221 Triệu đồng. Đến năm 2012 đạt 62.155 Triệu đồng, tăng 6.934 Triệu đồng. tương ứng tăng với tỷ lệ 12,56%. Đến năm 2016 đạt 80.132 triệu đồng, tăng 17.977 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng 28,92%.

Bảng 4.3. Tình hình tài chính ngân hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng thu 55.221 62.155 80.132

Tổng chi 41.735 36.620 47.584

Lợi nhuận 13.486 25.535 32.548

Nguồn: Ngân hàng No&PTNT huyện Gia Bình (2014-2016) Qua bảng số liêu trên ta thấy:

Tổng chi: Có thể thấy chi phí của ngân hàng giai đoạn 2014 - 2016 tăng giảm không ổn định, năm 2014 là 42.735 triệu đồng. Đến năm 2015 chi 36.620 triệu đồng, giảm 6.115 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng giảm 14.31%. Đến năm 2016 tổng chi là 47.584 triệu đồng, tăng 10.964 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng với tỷ lệ tăng 29.94%.

Lợi nhuận: năm 2014 đạt 13.486 triệu đồng. Đến năm 2015 tăng lên 25.535 triệu đồng, tăng 12.409 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng giảm 89.43%. Đến năm 2016 đạt 32.548 triệu đồng, tăng 7.013 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng với tỷ lệ tăng 27.46%. Do năm 2016 chi phí phát sinh cao nên lợi nhuận có xu hướng tăng chậm so với năm 2015.

4.1.2. Tình hình lao động

4.1.2.1. Cơ cấu lao động theo trình độ

Con người là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của bất cứ một tập thể hoặc cá nhân nào. Với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Bình cũng vậy.

Bảng 4.4. Trình độ học vấn lao động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Bình giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu Số lao động (người) So sánh (%) Bình quân 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 (%) Trên Đại học 4 6 10 150,00 166,67 158,11 Đại học 14 17 23 121,43 135,29 128,17 Trình độ khác 3 1 1 33,33 100,00 57,74 Tổng 21 24 34 228,18 286,71 254,77

Nguồn: Ngân hàng No&PTNT huyện Gia Bình (2014-2016) Với đội ngũ các nhân viên chuyên nghiệp, có kĩ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm cao, chi nhánh ngân hàng đã khẳng định được vị thế của mình. Chi nhánh ngân hàng luôn cố gắng đào tạo đội ngũ nhân viên chất lượng cao, tạo điều kiện và môi trường làm việc chuyên nghiệp để nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân, có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Dưới đây là bảng phân công lao động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Bình giai đoạn 2014-2016.

Nhìn chung. Ngân hàng có lực lượng lao động tương đối phù hợp với quy mô của chi nhánh. Lao động chủ yếu có trình độ từ Đại học trở lên, chiếm 97,06% tổng lao động của chi nhánh. Trình độ trên đại học như thạc sĩ kinh tế chiếm tỷ lệ không cao tại chi nhánh và nắm giữ ở các vị trí quan trọng của chi nhánh. Với trình độ Đại học chủ yếu làm việc ở các vị trí như giao dịch viên, quỹ, Còn trình độ khác là các bảo vệ, trông xe... Ngoài ra, Chi nhánh ngân hàng luôn đặt vấn đề lợi ích người lao động vào vị trí quan trọng. Cán bộ công nhân viên được khám chữa bệnh miễn phí tại phòng khám ngay tại Chi nhánh ngân hàng; Chi nhánh ngân hàng có trường mầm non cho con em của công nhân, nhân viên; các ngày lễ. Tết Chi nhánh ngân hàng đều có thưởng cho nhân viên và tổ chức các hoạt động văn nghệ, văn hóa tập thể. Do đó, Chi nhánh ngân hàng Gia Bình đã tạo được một văn hóa và truyền thống cho chi nhánh ngân hàng trong một thời gian dài, nhận được sự tin tưởng và cống hiến của người lao động.

4.1.2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính

Bảng 4.5 thể hiện cơ cấu lao động theo giới tính tại ngân hàng No&PTNT Gia Bình giai đoạn 2014 – 2016. Yếu tố về giới tính cũng tác động không nhỏ đến hoạt đông kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 4.5. Cơ cấu lao động theo giới tính tại ngân hàng năm 2014 – 2016 Chi tiêu 2014 2015 2016 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số 21 100,00 24 100,00 34 132,77 Nam 11 52,38 13 54,17 16 47,06 Nữ 10 47,62 11 45,83 18 52,94

Nguồn: Ngân hàng No&PTNT huyện Gia Bình (2014-2016) Qua bảng ta thấy số lao động nam và nữ đều tăng trưởng ổn định cụ thể như sau: Năm 2014 số lao động nam là 11 người chiếm tỷ trọng 52,38% tổng số lao động, Bắt đầu sang năm 2015, số lao động nam tăng thêm 13 người, chiếm tỷ trọng 54,17%. Và đến năm 2016 con số này đạt 16 người. chiếm tỷ trọng 47,06%. Về số lao động nữ, năm 2014 tăng 7 người so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 47,62%. Bước sang năm 2016 con số này đạt 18 người, đạt tỷ trọng 52,94%, Qua đó có thể thấy, số lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn trong ngân hàng, nhìn vào bảng có thể thấy số lượng nữ lớn gần gấp đôi số lượng nam trong ngân hàng.

4.1.2.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Bảng 4.6 thể hiện cơ cấu lao động theo độ tuổi của NHNo&PTNT Gia Bình giai đoạn 2014 – 2016. Qua bảng này trên ta thấy cơ cấu lao động theo độ tuổi của ngân hàng đang có sự trẻ hóa.

Bảng 4.6. Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại ngân hàng năm 2014 – 2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số 21 100,00 24 100,00 34 100,00 Từ 22-35 tuổi 7 33,33 9 37,50 13 38,24 Từ 35-45 tuổi 9 42,86 11 45,83 16 47,06 Trên 45 tuổi 5 23,81 4 16,67 5 14,71

Cụ thể: Năm 2014 độ tuổi trên 45 tuổi là 5 người chiếm tỷ trọng 23,81% tổng số lao động của ngân hàng. Sang đến năm 2015 đã giảm xuống ở mức còn 4 người, chiếm tỷ trọng 16,67%. Và đến năm 2016 lại tiếp tục giảm xuống còn 5 người, chiếm tỷ trọng 14,71%. Còn ở độ tuổi từ 35 – 45 tuổi không có biến động nhiều và vẫn duy trì ở mức bình quân 45,24%. Tuy nhiên ở độ tuổi từ 22 – 35 tuổi lại có sự gia tăng đáng kể. Năm 2014 số người ở độ tuổi này là 7 người, chiếm tỷ trọng 33,33% tổng số lao động của ngân hàng. Tuy nhiên sang đến năm 2016, số người ở độ tuổi này đã tăng thêm 13 người so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 38,24% tổng số lao động của ngân hàng. Có thể thấy trong những năm qua, ngân hàng đang có sự chuyển biến rõ rệt trong cơ cấu lao động tại đây, ngày càng có nhiều người trẻ làm việc cho ngân hàng. Điều này đã giúp cho ngân hàng có một lực lượng lao động giầu lòng khát khao và muốn cống hiến cho ngân hàng. Đội ngũ công nhân viên trẻ là một lực lượng có thể tiếp thu và vận dụng tốt công nghệ – khoa học – kỹ thuật và đồng thời họ cũng rất nhạy bén với sự thay đổi của thị trường. Điều này giúp cho ngân hàng có thể cạnh tranh được tốt trên thị trường và thu về những kết quả tốt.

4.1.3. Các sản phẩm và hình thức huy động vốn

4.1.3.1. Các chính sách HĐV mà Chi nhánh áp dụng

Nguồn vốn huy động, có vai trò quan trọng và luôn luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn hoạt động của mỗi NHTM nói chung và Agribank Gia Bình cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trải qua quá trình phát triển của mình, không phải bao giờ và lúc nào hoạt động HĐV và những chính sách mà NH đưa ra để huy động cung thành công. Bởi nó chịu sự tác động của nhiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan. Một chính sách phù hợp cho công tác HĐV, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần phải có sự tổng hợp, phân tích, đánh giá tất cả mọi yếu tố tác động đến HĐKD của NH cũng như của toàn xã hội.

Để phát huy và nâng cao hiệu quả của công tác HĐV, trong các năm qua Agribank Gia Bình đã đưa ra nhiều nội dung khác nhau chính sách HĐV với nhiều nội dung khác nhau, và đã đạt được những thành qủa đáng mừng, bao gồm các chính sách.

* Chính sách thu hút khác hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)