Điều kiện khu vực thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ ghinê mombasa tại sơn la (Trang 46 - 48)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện khu vực thí nghiệm

4.1.1. Đặc điểm tình hình thời tiết khu vực nghiên cứu

Sơn La là một tỉnh của khu vực Tây Bắc Việt Nam vì vậy thời tiết khí hậu của Sơn La mang đặc trưng của khí hậu phía Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do đặc điểm về địa hình (nhiều đồi núi cao) kèm theo sự ảnh hưởng của gió Lào làm cho thời tiết Sơn La có điểm khác biệt với các tỉnh phía Đơng Bắc. Thời tiết tỉnh Sơn La được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa hè hay còn gọi là mùa mưa với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đơng hay cịn gọi là mùa khơ khí hậu khơ và lạnh.

Kết quả theo dõi về khí tượng tại tỉnh Sơn La từ năm 2015 đến năm 2016 được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu tại tỉnh Sơn La 2015, 2016

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Mùa mưa Mùa khô Cả năm Mùa mưa Mùa khơ Cả năm 1 Nhiệt độ trung bình (0C) 25,2 17,4 21,45 25,5 16,3 20,9 2 Lượng mưa trung bình

(mm/tháng) 189,6 44,3 116,95 182,7 42,5 112,6 3 Ẩm độ trung bình (%) 88,2 85,0 86,6 86,8 81,45 84,13

* Ghi chú: Mùa mưa bao gồm các tháng: 4, 5, 6, 7 ,8, 9. Mùa khô bao gồm các tháng: 1, 2, 3, 10, 11, 12.

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La

Yếu tố thời tiết, khí hậu có tác động rất lớn đến những biến động về nhiệt, ẩm độ đất cũng như cấu trúc lý, hóa tính của đất. Ở Sơn La, chúng tôi đã tiến hành theo dõi và thống kê năm 2015 biên độ dao động nhiệt giữa mùa mưa và mùa khơ trung bình là 7,80C, năm 2016 là 9,20C. Sự thay đổi của nhiệt độ trong năm tại địa bàn tỉnh Sơn La là yếu tố quan trong ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và của các giống cỏ nói riêng. Vào mùa hè các giống cỏ thường phát triển rất mạnh. Ngược lại khi mùa đơng đến với khí hậu lạnh và khơ các giống cỏ thường phát triển chậm lại.

Tại Sơn La lượng mưa trung bình/tháng năm 2015, 2016 lần lượt là 116,95 mm và 112,6 mm. Qua số liệu theo dõi tại bảng 4.1 thì lượng mưa cả 2 năm đều có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Cụ thể lượng mưa năm 2015 ở mùa mưa trung bình là 189,6 mm/tháng, mùa khơ là 44,3 mm/tháng và năm 2016 ở mùa mưa trung bình là 182,7 mm/tháng, mùa khô là 42,5 mm/tháng. Vì vậy lượng nước mưa chỉ thỏa mãn được cho cỏ trong mùa mưa, cịn trong mùa khơ lượng nước mưa chưa đáp ứng được nhu cầu về nước của các giống cỏ thí nghiệm.

Ẩm độ: Độ ẩm ở Sơn La năm 2015 và 2016 đều có độ ẩm cao trong mùa mưa và thấp trong mùa khô, điều này sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cỏ. Trong thời điểm mùa khô, cỏ thường phát triển chậm lại do độ ẩm thấp, trời lạnh và ít mưa. Đến mùa mưa với ngưỡng độ ẩm cao là 86,6% năm 2015, 84,13% năm 2016 lại rất thuận lợi cho cỏ sinh trưởng và phát triển để đạt năng suất cao.

4.1.2. Thành phần dinh dưỡng đất tại khu vực nghiên cứu

Đất ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng. Vì vậy chúng tơi đã tiến hành lấy mẫu đất trước khi thí nghiệm để phân tích thành phần dinh dưỡng.

Kết quả được thể hiện tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thành phần dinh dưỡng đất tại khu vực thí nghiệm

STT Chỉ tiêu ĐVT Kết quả 1 pH 4,82 2 N tổng số % 0,23 3 P2O5 tổng số % 0,12 4 K2O tổng số % 0,62 5 Mùn % 2,88

Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực thí nghiệm cho thấy: đất có độ chua vừa (pH = 4,82) khơng hồn tồn phù hợp đối với các giống cỏ thí nghiệm. Hàm lượng N, P2O5 tổng số trong đất đều ở mức khá (0,23% và 0,12%). Hàm lượng K2O tổng số trong đất ở mức trung bình (0,62%).

Độ mùn của đất khu vực thí nghiệm ở mức khá (2,88%), là chỉ tiêu quyết định độ phì nhiêu của đất. Mùn là kho chứa thức ăn cho cây và vi sinh vật, chất

hữu cơ và vô cơ trong mùn đều chứa một lượng lớn các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng như: N, P, K, S, Ca, Mg… Mùn cịn chứa một số chất kích thích sinh trưởng làm tăng hoạt động của bộ dễ, hạt nảy mầm (Nguyễn Thế Đặng, 1999).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ ghinê mombasa tại sơn la (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)