Sơ đồ thí nghiệm 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ ghinê mombasa tại sơn la (Trang 40 - 44)

Kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

- Chuẩn bị đất trồng cỏ: Đất trồng được làm tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống sau đó rạch hàng với khoảng cách hàng x hàng tùy thuộc vào từng nhóm cỏ.

* Phân bón cho các giống như sau:

- Bón năm thứ nhất:

+ Bón lót: Phân chuồng: 15 tấn/ha; Phân lân supe 40 kg P2O5/ha; phân kali clorua 50 kg K2O/ha; vôi bột 1.500 kg/ha.

+ Bón thúc: Đạm urê, bón sau trồng 20 ngày: 40 kg N/ha; Đạm, bón sau mỗi lứa cắt: 40 kg N/ha.

- Bón năm thứ hai:

+ Bón đầu năm (tháng 2,3): Phân chuồng: 5 tấn/ha; Phân lân supe: 40 kg P2O5 /ha; Kali clorua 50 kg K2O /ha; Đạm urê 40 kg N/ha.

+ Bón thúc: Đạm urê, bón sau mỗi lứa cắt: 40 kg N/ha.

- Cỏ thân bụi khoảng cách hàng x hàng là 40cm; khóm x khóm: 20cm, 3 dảnh/khóm.

- Nhóm cỏ thân đứng: hàng x hàng là 70cm; hom đặt thành 2 hàng xuống đáy rãnh, mắt so le và nối tiếp nhau.

* Thu cắt

- Nhóm cỏ thân đứng (VA06, Guatemala) thu cắt lứa đầu tiên sau khi trồng cỏ 60 ngày (cắt cách mặt đất 5 cm).

- Nhóm cỏ thân bụi (Ghinê, cỏ Mulato 2, P. atratum, Stylo) thu cắt lứa đầu tiên sau khi trồng cỏ 60 ngày (cắt cỏ cách mặt đất 10 cm).

- Thu các lứa sau: Cả 6 giống cỏ tiến hành như sau: Mùa mưa tính từ 15/4 - 15/10 và mùa khơ tính từ 16/10 - 14/4 (45 ngày tuổi vào mùa mưa và 60 ngày tuổi vào mùa khô).

Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu:

- Tỷ lệ sống của các giống cỏ được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số khóm cỏ sống trên số khóm cỏ trồng. Thời gian theo dõi sau khi trồng 30 ngày.

- Chiều cao cây: Cố định 5 khóm cỏ/1ơ theo phương pháp đường chéo bằng cọc gỗ hay cọc tre trên mặt phẳng ngang với mặt đất theo trục đường chéo như trong hình vẽ dưới.

Dụng cụ đo: Bằng thước gậy. Khi đo vuốt lá cỏ lên, đo từ mặt cọc đến đầu mút của 3/4 số lá cỏ/1 khóm.

- Tốc độ sinh trưởng (cm/ngày):

Tốc độ sinh trưởng của cỏ là mức độ tăng trưởng biểu hiện ở chiều cao của cỏ từ khi trồng đến khi thu hoạch.

Tốc độ sinh trưởng = t

L L2 1

Trong đó: L1: Chiều cao cỏ đo lần trước (cm) L2: Chiều cao cỏ đo lần sau (cm)

t : Khoảng cách giữa 2 lần đo (ngày) - Tốc độ tái sinh (cm/ngày):

Tốc độ tái sinh của cỏ là khả năng mọc lại của cỏ từ lứa cắt trước cho tới lứa cắt sau, tốc độ tái sinh được tính tương tự như tốc độ sinh trưởng.

- Năng suất chất xanh (kg/m2/lứa hoặc t ấ n /ha/lứa): là khối lượng chất xanh tính trên một đơn vị diện tích là m2 hoặc ha.

Phương pháp: Theo dõi năng suất của 6 giống cỏ thí nghiệm bằng cách cắt tồn bộ cỏ trên mỗi ơ và cân vào buổi sáng từ đó tính năng suất/m2. Năng suất trung bình được tính từ 3 lần nhắc lại.

- Lấy mẫu phân tích theo TCVN 4325-2007

- Xác định hàm lượng vật chất khô (TCVN 4326 : 2007) - Định lượng khoáng tổng số (TCVN 4327:2007)

- Định lượng xơ thô (TCVN 4329: 2007) - Định lượng lipit (TCVN 4321 : 2007 )

- Định lượng protein thơ được tính tốn trên cơ sở xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl theo TCVN 4328-1:2007

- Ca theo TCVN 1526-2007 - P theo TCVN 1525-2007

- Xác định thành phần hóa học và giá trị ME của thức ăn: Các mẫu thức ăn của mỗi lứa cắt được trộn đều, nghiền nhỏ để gửi phân tích chất khơ, protein thô, xơ thơ, lipit, NDF, ADF, ADL, khống tổng số tại phịng phân tích tại Phịng thí nghiệm sinh hóa - Trường Đại học Tây Bắc. Lấy mẫu theo TCVN 4325-2007, chất khơ phân tích theo TCVN 4326-2007, protein thơ phân tích theo TCVN 4328- 2001, xơ thơ phân tích theo TCVN 4329-2007, lipit phân tích theo TCVN 4331- 2007, NDF, ADF và ADL phân tích theo Goering và Van Soest (1970), khống tổng số phân tích theo TCVN 4327-2007.

Giá trị ME của thức ăn được ước tính theo cơng thức của Wahdeh (1981) được trình bày trong cuốn “Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam” của Viện Chăn nuôi (2001) như sau:

DE (Mcal/kg CK) = 0,04409 TDN ME (Mcal/kg CK) = 0,82 DE

TDN (% CK thức ăn) tính theo Wardeh (1981) (Viện Chăn ni, 2001): TDN (% CK) = - 21,7656 + 1,4284 Pth + 1,0277 DXKN + 1,2321 CB + 0,4867 Xth

Trong đó: Pth: Protein thơ, DXKN: Dẫn xuất khơng nitơ, CB: Chất béo, Xth: Xơ thô.

3.3.2. Nội dung 2

- Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất và chất lượng hạt cỏ Ghinê Mombasa.

Thí nghiệm tiến hành nghiên cứu 3 khoảng cách trồng khác nhau (70 x 70 cm), (70 x 100 cm) và (100 x 100 cm). Diện tích mỗi lơ là 24m2, mỗi cơng thức lặp lại 3 lần, tổng diện tích các lơ thí nghiệm là 216 m2. Tất cả các lơ được bón lót theo hướng dẫn của Bobưlep (1984) cho đồng cỏ thu hạt: 10 tấn phân chuồng, 60 kg P2O5/ha và 60 kg K2O/ha và bón thêm 100 kg nitơ/ha sau khi cắt lần cuối. Các lô được cắt lần cuối vào trung tuần tháng 7 năm 2016. Thu hạt bằng phương pháp sử dụng bao túi lưới.

+ Công thức 1 (M1): Khoảng cách trồng 70 x 70 cm; + Công thức 2 (M2): Khoảng cách trồng 70 x 100 cm; + Công thức 3 (M3): Khoảng cách trồng 100 x 100 cm.

- Ảnh hưởng của phương pháp thu hạt đến năng suất và chất lượng hạt giống cỏ Ghinê Mombasa

Đề tài thử nghiệm 3 phương pháp thu hạt như sau: Phương pháp thu bông 1 (PP1): Rung bông hàng ngày

Phương pháp thu bông 2 (PP2): Dùng bao túi lưới bao bông thu hạt

Phương pháp thu bông 3 (PP3): Cắt cả cây 1 lần (vào thời điểm 15 ngày sau khi bông trỗ 50%)

Tất cả các lơ thí nghiệm có khoảng cách trồng là 70 x 100 cm, các lơ được bón lót theo hướng dẫn của Bobưlep (1984): 10 tấn phân chuồng, 60 kg P2O5/ha và 60 kg K2O/ha và bón thêm 100 kg nitơ/ha sau khi cắt lần cuối.

- Sơ đồ trồng cỏ như sau:

Trồng cỏ xác định khoảng cách trồng

M1 M1 M3

M2 M1 M3

M3 M2 M2

Trồng cỏ xác định phương pháp thu hạt giống

PP2 PP1 PP2

PP3 PP3 PP1

PP2 PP1 PP3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ ghinê mombasa tại sơn la (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)