Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn chăn nuôi trên thế giới và ở
2.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới hiện nay việc tuyển chọn, lai tạo, di nhập các giống cỏ tốt từ vùng này sang vùng khác là rất phổ biến. Ở các nước có nền chăn ni đại gia súc phát triển, vấn đề thức ăn rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu như: Hà Lan, Úc, Mỹ, Brazin, Anh… và có rất nhiều tác giả trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về cây thức ăn cho gia súc. Các tác giả Kanno và Macedo đã tiến hành gieo hạt của các giống cỏ Branchiaria decumbens, B. brizantha, B.dictyoneura, B. humidicola, Andropogon gayanus, Setaria anceps và Paspalum atratum vào đầu mùa mưa ở khu vực đất lầy, các tác giả cho thấy khơng có lồi
nào có thể sống sót tại mùa mưa ở khu vực đất lầy. Còn khi gieo ở giữa mùa mưa, thì chỉ có một lượng nhỏ cây giống con còn tồn tại vào cuối mùa mưa tuy nhiên sau đó chúng cũng chết.
Theo John WW. Miles 2004 giống Brachiaria là giống được sử dụng làm
thức ăn cho vật nuôi ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Cây trồng thương phẩm tồn tại được lựa chọn trực tiếp từ lồi cỏ có nguồn gốc châu Phi, chúng được chấp nhận ở thể lưỡng bội hữu tính như cỏ B.ruziziensis; sự tồn tại của cỏ Brachiaria (B.brizantha, B. Decumbens và B. humidicola) ở thể đa bội có kiểu sinh sản vơ
tính. Những cỏ này được phát triển từ đầu thập niên 1970 nhưng do sự lai tạo chưa đầy đủ nên đến giữa thập niên 1980, thể tứ bội kiểu sinh học hữu tính của
B.ruziziensis mới được phát triển tiếp ở Bỉ. Sau đó thí nghiệm đầu tiên về dịng lai
đã được kiểm tra ở Colombia vào năm 1989, nhưng không được phát triển tiếp. Sau này Công ty sản xuất giống cỏ của Mexico đã nhân giống cơ bản và thương mại hóa cỏ trồng Brachiaria lai đầu tiên bằng sinh sản vơ tính dưới cái tên “Mulato 2”. Thuộc tính đầu tiên chúng có sản lượng cao và chất lượng tốt. Cỏ lai thứ hai, được gọi là "Mulaoto” tại thời điểm trước khi đưa ra chính thức. Mulato 2 có khả năng kháng rệp và thích nghi tốt với điều kiện khô hạn. Tuy nhiên, đến năm 2005 người ta phát hiện thấy hiệu quả của Mulato 2 là rất giới hạn vì vậy người ta tiếp tục lai tạo, chọn lựa tìm kiếm sản phấm cây lai mới với mục đích làm tăng khả năng đề kháng với rệp, tăng sản lượng chất lượng cỏ và sản lượng hạt.
Theo Plazas H cỏ lai Brachiaria cv. Mulato 2 (CIAT 36061) tại Easter
Plains, Colombia cho sản lượng cao, chất lượng dinh dưỡng tốt, sức đề kháng tốt và có thể sử dụng phân bón với liều lượng cao ở hệ thống đồng cỏ cắt. Từ
năm 2002 chương trình đồng cỏ nhiệt đới của CIAT và công ty giống cỏ thương phẩm Mexican, Papalotla với sự cộng tác của một vài nhà sản xuất ở khu vực, đã đánh giá tiềm năng của cỏ lai trong vụ mùa. Kết hợp cỏ lai mới với ngô để phục hồi lại đồng cỏ Brachiaria đã suy thoái. Hạt cỏ thương phẩm trộn lẫn với 250 kg/ha phân hỗn hợp của hãng Calfos (4% P, 37% Ca) được gieo với khoảng cách luống 50 cm với mật độ 4,3 kg cỏ/ha. Sau 45 ngày, nảy mầm của hạt là 80% với mật độ trung bình là 6 cây/m2. Sản lượng VCK thu được sau 95 ngày trồng là 5,3 tấn/ha, trong khi những loại khác chỉ đạt 3,6 tấn/ha, tỷ lệ protein thơ là 12% và VCK tiêu hóa là 65,1%. Ở các trang trại khác cùng khu vực, cỏ Mulato 2 phối hợp với ngô, năng suất tương đương với ngô.
Sau cuộc “cách mạng về thức ăn gia súc” ở Tây âu, mà đặc biệt là ở Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, đồng cỏ ngày càng được chú ý và được sử dụng đúng với vai trị của nó. Theo Điền Văn Hưng (1974), ở Pháp năm 1942 chỉ có 4 triệu ha trồng cỏ và 15 triệu ha ngũ cốc thì đến năm 1974 đã thay đổi: 12 triệu ha cỏ và 8 triệu ha ngũ cốc.
Ở Thái Lan: Chính phủ có chủ trương tăng thu nhập cho người nơng dân bằng cách: Giảm trồng lúa, sắn, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại. Nông dân ni bị trong dự án được cấp hạt giống cỏ để trồng. Thái Lan đã sản suất được 418 tấn hạt cỏ (1991) và 1.336.600 tấn hạt cỏ (1994). Ở Trung Quốc: Cây thức ăn gia súc được chú ý phát triển ở khu vực phía Nam, và đã xác định được các giống cỏ Stylo, Brachiaria, Pennisetum, Panicum sử dụng có hiệu quả cho gia súc. Hàng năm còn sản suất 20,5 tấn hạt cỏ cung cấp cho trong và ngoài nước (Lê Thành Trung, 1994).
Cùng với sự phát triển của nghề chăn nuôi động vật nhai lại thì diện tích trồng cỏ khơng những tăng lên mà việc đầu tư cho nghiên cứu chọn lọc những giống cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã rất được xem trọng và có vị trí như là sự sống cịn của ngành chăn ni đại gia súc.
Về nghiên cứu invitro gasproduction, theo Ryrmer et al., (2005), nguyên
tắc xác định khả năng dạ cỏ tiêu hóa /lên men của thức ăn dựa trên nguyên lý đo khí được sản xuất quá trình lên men thức ăn lần đầu tiên được phát triển bởi McBee từ năm 1953. Trải qua nhiều nghiên cứu trên gia súc nhai lại, bằng nhiều cách thức tiến hành thí nghiệm khác nhau, Menke and Steingass, (1988) đã đưa ra phương pháp tiến hành theo dõi khả năng sinh khí invitro gasproduction phổ
Nghiên cứu của Muck et al., (2007), tiến hành thí nghiệm với cỏ Alfalfa thu cắt các thời điểm khác nhau đem ủ chua ở nhiệt độ phịng, sau đó so sánh khả năng sinh khí in vitro với các chủng vi khẩn dạ cỏ khác nhau, kết quả cho thấy khả năng sinh khí của cỏ theo vật chất khô tăng dần theo thời gian, nhưng tốc độ sinh khí mạnh nhất trong khoảng thời gian 3 - 9h, sau đó giảm dần. Tác giả Rowghani et al., (2008) đã theo dõi thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và khả
năng sinh khí của bánh oliu ủ với các phụ gia sử dụng cho gia súc nhai lại cho biết ủ chua bánh oliu với 8% rỉ mật đường, 0,4% axit formic và 0,5% urê cho gia súc nhai lại cho tỷ lệ tiêu hóa cao nhất và khả năng sinh khí cao nhất.