Kết quả thí nghiệm tuyển chọn giống cỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ ghinê mombasa tại sơn la (Trang 48)

4.2.1. Tỷ lệ sống của cá giống cỏ thí nghiệm

Tỷ lệ sống của các giống cỏ sau trồng 30 ngày là một chỉ tiêu liên quan chặt chẽ đến khả năng chống chịu của các giống cỏ thí nghiệm với điều kiện đất đai khí hậu tại Sơn La và liên quan chặt chẽ đến mật độ thảm cỏ, một trong những yếu tố cấu thành năng suất. Tỷ lệ sống của các giống cỏ được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số khóm cỏ sống trên tổng số khóm trồng.

Kết quả đánh giá tỷ lệ sống 6 giống cỏ trồng tại Sơn La tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ sống của các giống cỏ thí nghiêm sau trồng 30 ngày (n=3)

ĐVT: %

STT Giống cỏ Tỷ lệ sống của các giống cỏ (%) Tỷ lệ sống qua đông (%)

1 VA06 95,50 100,00 2 TD58 96,67 100,00 3 Guate 94,24 100,00 4 Mul II 92,40 100,00 5 Pas 93,32 100,00 6 S. CIAT 91,00 100,00

Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy cả 6 giống cỏ đều có tỷ lệ sống trung bình đạt từ 91% trở lên, thể hiện khả năng thích ứng của các giống cỏ tại khu vực thí nghiệm tương đối cao. Cụ thể, nhóm cỏ thân bụi có tỷ lệ sống cao nhất, đây là những giống cỏ được trồng bằng các rảnh thân, mỗi rảnh thân đều có hệ thống rễ cũ ban đầu. Vì vậy khi cỏ được trồng xuống hệ thống rễ này sẽ phát triển ngay nên tỷ lệ sống của nhóm cỏ này đạt mức cao. Tỷ lệ sống đạt cao nhất là cỏ Ghinê (96,67%) và cỏ Pas (93,32), cỏ Mulato 2 (92,40%) thấp hơn. Thấp nhất trong nhóm cỏ thân bụi là cỏ Stylo (91,00%), đây là giống cỏ được gieo trồng bằng hạt lên tỷ lệ nảy mầm ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ sống. Tiếp theo là nhóm cỏ thân đứng với tỷ lệ sống cũng khá cao. Trong nhóm này cỏ có tỷ lệ sống cao hơn là cỏ VA06 (95,50%) và thấp hơn là cỏ Guatemal (94,24%). Đây là những giống cỏ được trồng bằng các hom thân (30 - 40 cm). Khi các hom này được trồng xuống đất, sau một thời gian các mắt mầm sẽ bật chồi và hệ thống rễ bắt đầu được phát triển.

Như vậy, qua 6 giống cỏ trồng khảo nghiệm tại Sơn La. Chúng tôi thấy: các giống cỏ đều có tỷ lệ sống rất cao, trong đó cỏ Ghinê tỷ lệ sống cao nhất 96,67%; VA06: 95,50%; Guatemala: 94,24%; Pas: 93,32%; Mulato 2: 92,40%; và tỷ lệ sống thấp nhất là cỏ Stylo: 91,00%, kết quả này cũng tương đương với nghiên cứu của Lê Xuân Tùng và cs. (2014) và cao hơn của Nguyễn Quang Tín (2014) nghiên cứu trồng cây thức ăn gia súc tại vùng núi phía Bắc. Phản ánh được phần nào sức sinh trưởng của giống và sẽ có ý nghĩa đặc biệt khi gieo trồng trong điều kiện sản xuất ở quy mô lớn áp dụng công nghiệp hóa trên vùng núi Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Tỷ lệ sống của các giống cỏ qua vụ đông 2013 - 2014 đều đảm bảo 100%, điều này chứng tỏ sức sống cũng như khả năng đảm bảo mật độ thảm cỏ sau trồng cao, nếu biết cách cắt và bảo vệ đúng kỹ thuật trước vụ đông lạnh, khô tại đây.

4.2.2. Khả năng sinh trưởng và tái sinh của cỏ thí nghiệm

4.2.1.1. Khả năng sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng của cỏ thí nghiệm

Chiều cao cây và tốc độ sinh trưởng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng của thực vật. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là lượng mưa và dinh dưỡng trong đất. Kết quả theo dõi về chiều cao và tốc độ sinh trưởng của các giống cỏ được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Chiều cao và tốc độ sinh trưởng của 6 giống cỏ thí nghiệm ở giai đoạn 60 ngày tuổi (n=3)

STT Giống cỏ

Chiều cao cây (cm) Tốc độ sinh trưởng (cm/ngày) 1 VA06 128,10 ± 13,50 1,88 ± 1,17 2 TD58 71,38 ± 3,98 1,17 ± 0,44 3 Guate 87,40 ± 3,44 1,43 ± 0,42 4 Mul II 94,34 ± 7,09 1,38 ± 0,41 5 Pas 88,56 ± 4,54 1,34 ± 1,53 6 S. CIAT 57,44 ± 4,72 0,85 ± 0,06

Theo dõi chiều cao cây ở thời điểm 60 ngày tuổi chúng tôi nhận thấy cỏ thân đứng VA06 phát triển chiều cao vượt bậc so với các giống còn lại đạt 128,10 cm cao hơn nhóm cỏ thân bụi Mulato 2, Ghinê và P. atratum lần lượt là:

40,70 cm, 33,76 cm, 39,54 cm. Theo Lê Xuân Tùng và cs. (2014) cho rằng: nhóm cỏ thân bụi ở thời điểm 45 ngày tuổi đạt được chiều cao tốt hơn so với nhóm cỏ thân đứng, tuy nhiên đến thời điểm 60 ngày tuổi thì lại có sự thay đổi ngược lại, nhóm cỏ thân đứng phát triển chiều cao nhanh và mạnh hơn nhóm cỏ thân bụi. Như vậy chiều cao giống cỏ thân đứng VA06 so với nhóm cỏ thân bụi Mulato 2 và Ghinê mà chúng tôi theo dõi cũng trùng hợp với những gì tác giả đưa ra. Tuy nhiên riêng giống cỏ Guatemal thuộc nhóm cỏ thân đứng nhưng lại không theo qui luật khi ở thời điểm 60 ngày tuổi chỉ cao 71,38 cm thấp hơn cỏ Mulato 2, cỏ Ghinê và cỏ P. atratum lần lượt là 16,02 cm, 22,96cm và 17,18. Kết quả này của chúng tôi cũng tương đương với kết quả của tác giả Nông Văn Trung (2015), khi đánh giá về năng suất, chất lượng của một số giống cỏ trong chăn nuôi bò tại Sơn La. Cũng theo Nông Văn Trung (2015), thì do đặc điểm của giống cỏ này là hệ thống lá nhiều, thân ngắn, phất triển chậm và hệ thống rễ chưa ổn định nên chiều cao của cỏ Guatemala còn thấp hơn nhiều so với cỏ cỏ VA06, mức chênh lệch giữa 2 giống cỏ này là 56,72 cm.

Cỏ Stylo có chiều cao thấp nhất trong các giống cỏ thí nghiệm ở giai đoạn 60 ngày tuổi thu cắt chỉ đạt 68,44 cm. Ở giai đoạn đầu, việc thiết lập thảm cỏ của giống cỏ Stylo gặp nhiều khó khăn. Bởi vì ở giai đoạn cỏ Sty còn non, bộ rễ còn non, chưa có vi khuẩn Rhizobium cố định đạm nên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rất chậm, dễ bị cỏ dại lấn át. Trong giai đoạn này cây đậu cũng rất dễ bị sâu bệnh tấn công, nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý cây dễ bị chết. Đến thời điểm 60 ngày tuổi thì chiều cao của cỏ Stylo thấp hơn rất nhiều so với nhóm cỏ thân đứng như VA06 là 70,66 cm. Với nhóm cỏ thân bụi như Ghinê, Mulato 2 và P. atratum thì sự chênh lệch về chiều cao giữa cỏ Stylo so với các giống cỏ này cũng khá lớn. Cụ thế, thấp hơn so với cỏ Ghinê là 36,90 cm, với coe Mulato 2 là 29,96 cm và với cỏ P. atratum là 31,12 cm.

Kết quả theo dõi này cũng phù hợp với quy luật sinh trưởng của các giống cỏ tại các địa bàn nghiên cứu khác của Nguyễn Ngọc Hà và cs. (1985) trên các giống cỏ nhập nội; Phan Thị Phần và cs. (1999) trên giống cỏ Ghine TD58; Nguyễn Thị Mùi và cs. (2005) trên giống cỏ Guatemala tại Hà Giang; Nguyễn Văn Quang (2002) trên một số giống cỏ hào thảo nhập nội; Mai Anh Khoa và cs. (2014) trên các giống cỏ VA06, Mulato 2, Guatemala và Ghinê tại Sơn La và Điện Biên.

Để nhận thấy sự chênh lệch về chiều cao sinh trưởng của các giống cỏ thí nghiệm, chúng tôi biểu thị chiều cao của các giống cỏ bằng hình 3.1 dưới đây.

Hình 4.1. Chiều cao của các giống cỏ thí nghiệm ở giai đoạn tuổi thiết lập

Hình 4.1. cho thấy với nhóm cỏ thân bụi do được trồng bằng rảnh thân nên thời gian cỏ phục hồi và bén rễ nhanh, ở giai đoạn 60 ngày tuổi cỏ bắt đầu đến thời điểm thu hoạch, vì vậy mà sự sinh trưởng và phát triển của cỏ có xu hướng chậm lại. Do đó mà chiều cao của các nhóm cỏ thân bụi không có sự chênh lệch nhiều cụ thể: cỏ Ghinê cao 94,34 cm, cỏ Mulato 2 cao 87,40 cm và cỏ P. atratum cao 88,56 cm. Riêng cỏ Sty lo là có chiều cao thấp nhất trong nhóm cỏ thân bụi. Kết quả theo dõi của chúng tôi cũng phù hợp với quy luật sinh trưởng của các giống cỏ tại địa bàn nghiên cứu của Nông Văn Trung (2015), Nguyễn Văn Quang (2002) trên một số giống cỏ hào thảo nhập nội; Mai Anh Khoa và cs. (2014) trên các giống cỏ VA06, Mulato, Guatemala và Ghinê tại Sơn La và Điện Biên.

Kết quả theo dõi của chúng tôi cũng cho thấy tốc độ sinh trưởng của các giống cỏ thí nghiệm dao động trong khoảng từ 0,85 - 1,88 cm/ngày, trong đó thấp nhất là tốc độ sinh trưởng của cỏ Stylo đạt 0,85 cm/ngày, cao nhất là tốc độ sinh trưởng của cỏ VA06 khi đạt 1,88 cm/ngày, tiếp sau đó lần lượt là cỏ Mulato 2 với 1,43 cm/ngày, cỏ P. atratum là 1,34 cm/ngày, cỏ Ghinê là 1,38 cm/ngày và cỏ Guatemala là 1,17 cm/ngày. So sánh với các kết quả nghiên cứu của Nông Văn

Trung (2015); Nguyễn Văn Quang (2002); Lê Văn Bảy (2010) tại các nơi khác cho thấy tốc độ sinh trưởng của cỏ Mulato2 và cỏ Guatemala của chúng tôi là cao hơn, còn VA06, P. atratum và cỏ Ghinê là tương đương.

4.2.1.2. Khả năng tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm

Việc biết được năng suất của các giống cỏ là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để lựa chọn các giống cỏ thích hợp cho việc chăn nuôi của các nông hộ. Mặt khác qua đó cũng đánh giá được khả năng thích nghi và phát triển tốt của các giống cỏ có phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tại khu vực trồng hay không. Từ đó sẽ tuyển chọn được những giống cỏ có năng suất cao, đánh giá được tiềm năng của các giống cỏ trong việc cung cấp thức ăn xanh cho gia súc. Và quan trọng là xây dựng được các mô hình chăn nuôi gia súc nhai lại tốt hơn.

a. Chiều cao tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm

Theo dõi chiều cao tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm theo mùa vụ để biết được khả năng tái sinh và đánh giá hết được sự ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến tốc độ tái sinh mỗi giống. Chiều cao của cỏ tái sinh là một trong những chỉ tiêu quan trong để đánh giá khả năng tái sinh của các giống cỏ. Chỉ tiêu này không chỉ phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là lượng mưa và dinh dưỡng đất mà còn phụ thuộc vào sự hoàn thiện bộ rễ của cỏ ở giai đoạn tuổi thiết lập. Với những giống cỏ có bộ rễ chắc khỏe và phát triển hoàn thiện ở giai đoạn tuổi thiết lập thì thường có khả năng tái sinh tốt và ngược lại. Ngoài ra chiều cao của cỏ tái sinh cũng là một chỉ tiêu góp phần quan trọng trong việc cấu thành năng suất tái sinh của cỏ.

Mỗi một giai đoạn khác nhau thì khả năng sinh trưởng và phát triển cũng khác nhau, vì vậy mà sự thay đổi của chiều cao cũng khác nhau (chiều cao giai đoạn tuổi thiết lập khác với chiều cao giai đoạn tái sinh). Trong mùa mưa, chiều cao tái sinh của các giống cỏ có sự chênh lệch khá lớn giữa nhóm cỏ thân đứng và nhóm cỏ thân bụi. Chiều cao tái sinh trong mùa mưa giữa các nhóm cỏ dao động từ 32,84 cm đến 124,98 cm, trong đó thấp nhất là chiều cao cỏ Stylo chỉ đạt 35,84 cm, P. atratum cao: 61,98 cm, Guatemala cao: 75,64 cm, Mulato 2 cao: 80,96 cm, Ghinê cao: 81,63 cm và cao nhất là cỏ VA06 đạt 124,98 cm (bảng 3.5).Trong mùa khô, thời tiết khí hậu tại Sơn La rất khắc nhiệt, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm. Chiều cao tái sinh

của cỏ vào mùa khô tại khu vực nghiên cứu đạt từ 21,72 cm đến 85,64 cm thấp hơn nhiều so với mùa mưa mặc dù khoảng cách giữa các lứa cắt trong mùa khô dài hơn mùa mưa là 15 ngày. Chiều cao cỏ cắt trong mùa khô lần lượt từ cao xuống thấp thứ tự như sau: VA06 cao 85,64 cm, Ghinê cao 67,30 cm, Mulato 2 cao 65,68 cm, Guatemala cao 64,28 cm, P. atrtum cao 57,68 cm và thấp nhất là cỏ Stylo chỉ cao 21,72 cm (bảng 3.5). Theo tác giả Nông Văn Trung (2015) khi đánh giá về năng suất, chất lượng của một số giống cỏ trong chăn nuôi bò tại Sơn La và Lê Văn Bảy. (2010) đã khảo nghiệm khả năng thích một số giống cỏ tại Phú Thọ khẳng định chiều cao tái sinh của các giống cỏ trong mùa khô thấp hơn so với mùa mưa, điều này hoàn toàn phù hợp vì mùa khô lượng mưa thấp, nhiệt độ, ẩm độ thấp gây bất lợi cho cỏ sinh trưởng. Kết quả của chúng tôi một lần nữa cũng khẳng định điều đó.

Kết quả theo dõi, đánh giá chiều cao cỏ tái sinh ở các lần thu cắt được chúng tôi thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Chiều cao tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm (n=3)

STT Giống cỏ Mùa mưa (cm) X ± SE Mùa khô (cm) X± SE Trung bình (cm) 1 VA06 124,98 ± 4,00 85,64 ± 4,17 105,31 2 TD58 75,64 ± 2,93 64,28 ± 3,11 69,96 3 Guate 80,96 ± 4,21 65,68 ± 3,37 73,32 4 Mul II 81,63 ± 1,02 67,30 ± 3,29 74,47 5 Pas 61,98 ± 2,16 57,68 ± 2,09 59,83 6 S. CIAT 35,84 ± 0,96 21,72 ± 1,02 28,78

(Mùa mưa cắt ở 45 ngày, mùa khô cắt ở 60 ngày)

Chiều cao tái sinh trung bình của các giống cỏ trong cả năm (mùa mưa và mùa khô) dao động trong khoảng từ 28,78 cm đến 105,31 cm. Trong đó thấp nhất là chiều cao tái sinh trung bình cả năm của cỏ Stylo và P. atrtum khi chỉ đạt lần lượt là 28,78 cm và 59,83cm. Cao nhất là cỏ VA06 khi đạt tới 105 cm chiều cao tái sinh trung bình cho cả năm. Các giống cỏ còn lại bao gồm cỏ Ghinê cao 74,47 cm tiếp theo là cỏ Mulato 2 cao 73,32 cm và cuối cùng là cỏ Guatemala cao 69,96 cm.

Chiều cao tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm được chúng tôi thể hiện bằng hình 3.2.

Hình 4.2. Chiều cao tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm qua các mùa

Hình 4.2 cho thấy giữa mùa mưa và mùa khô có sự chênh lệch chiều cao tái sinh của các giống cỏ là rất lớn. Tuy nhiên sự chênh lệch này là không giống nhau ở tất cả các giống cỏ thí nghiệm. Cụ thể sự chênh lệch về chiều cao tái sinh giữa mùa mưa và mùa khô của các gống cỏ thí nghiệm lần lượt là: VA06 mùa mưa cao hơn mùa khô là 39,34 cm, cỏ Guatemala là 11,36 cm, cỏ Mulato 2 là 15,28 cm, cỏ P. atratum là 14,30 cm và cỏ Stylo là 14,12 cm.

Chiều cao tái sinh của các giống cỏ VA06, Guatemala, Ghinê và Mulato 2 trong mùa khô là có tính kháng xuân hay chính là khả năng chịu đựng của các giống cỏ này qua mùa đông tốt hơn các giống cỏ P. atratum và Stylo tại khu vực nghiên cứu.

b. Tốc độ tái sinh của cỏ thí nghiệm

Tốc độ tái sinh trung bình của các giống cỏ thí nghiệm trong mùa mưa và mùa khô được chúng tôi thể hiện cụ thể trong bảng 4.6 dưới đây.

Tốc độ tái sinh trung bình của các giống cỏ thí nghiệm trong cả năm dao động trong khoảng từ 0,49 - 1,90 cm/ngày, trong đó giống cỏ có tốc độ tái sinh thấp nhất là cỏ Stylo với 0,49 cm/ngày tiếp theo là giống cỏ P. atratum, cao nhất là giống cỏ VA06 đạt 1,90 cm/ngày. Các giống cỏ Ghinê, Mulaato 2 và cỏ Guatemala có tốc độ tái sinh trung bình năm đạt lần lượt là: 1,42 cm/ngày; 1,42 cm/ngày và 1,36 cm/ngày.

Bảng 4.6. Tốc độ tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm ở 2 mùa thu hoạch (cm/ngày) (n=3) STT Giống cỏ Mùa mưa (cm) X ± SE Mùa khô (cm) X± SE Trung bình (cm) 1 VA06 2,42 ± 0,65 1,38 ± 0,23 1,90 2 TD58 1,65 ± 0,38 1,06 ± 0,28 1,36 3 Guate 1,76 ± 0,33 1,05 ± 0,31 1,41 4 Mul II 1,81 ± 0,41 1,02 ± 0,14 1,42 5 Pas 1,27 ± 0,16 0,94 ± 0,09 1,10 6 S. CIAT 0,64 ± 0,06 0,33 ± 0,12 0,49

Tốc độ tái sinh giữa các giống cỏ trong mùa khô thấp hơn hoàn toàn so với mùa mưa. Cụ thể với giống cỏ VA06 tốc độ tái sinh mùa khô thấp hơn mùa mưa là 1,04 cm/ngày, cỏ Guatemala là 0,59 cm/ngày, cỏ Mulato 2 là 0,71 cm/ngày, cỏ Ghinê là 0,79 cm/ngày, với cỏ P. atratum là 0,33 cm/ngày và với cỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ ghinê mombasa tại sơn la (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)