Thành phần hóa học của các giống cỏ thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ ghinê mombasa tại sơn la (Trang 58 - 61)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Kết quả thí nghiệm tuyển chọn giống cỏ

4.2.4. Thành phần hóa học của các giống cỏ thí nghiệm

Bên cạnh các yếu tố năng suất chất xanh, năng suất protein thì các thành phần hóa học và dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của thức ăn qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của chăn ni gia súc nhai lại. Phân tích thành phần hóa học và dinh dưỡng của cỏ ở độ tuổi thu hoạch cho thấy vật chất khô (VCK) là yếu tố quan trọng, cho biết được tổng lượng chất khơ thu được trên 1 đơn vị diện tích gieo trồng và tương ứng với số lượng có thể cung cấp cho gia súc sử dụng.

Chúng tơi đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của cỏ ở lứa cắt thứ 5, tuổi thu hoạch là 60 ngày tuổi đối với cỏ P.P. VA06, cỏ Guatemala và 50 ngày tuổi đối với cỏ P. TD58; cỏ Mulato II; cỏ P. atratum và cỏ Stylo. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Thành phần hóa học của các giống cỏ nghiên cứu (n=3) Giống thí nghiệm VCK Giống thí nghiệm VCK % Tính theo VCK (%) ME (Kcal/kg VCK) ME (Kcal/kg chất xanh)

Pr Lipid Tro Ca P NDF ADF ADL Xơ DXKN

VA06 19,75 11,27 1,77 17,35 0,7 0,2 66,31 33,99 17,11 27,10 42,51 1726 354,31 TD58 18,84 9,68 1,32 13,52 0,1 0,2 65,12 30,12 13,40 31,23 53,6 1654 326,07 Guate 21,51 10,70 1,06 13,30 0,6 0,2 66,51 31,02 7,01 23,90 44,6 1982 498,01 Mul II 20,63 11,64 0,31 7,09 0,6 0,2 77,03 36,09 10,03 28,53 51,9 1918 396,16 Pas 20,08 9,36 1,23 9,80 1,0 0,0 77,50 37,81 10,70 28,89 47,6 1928 402,74 S. CIAT 21,73 15,81 2,57 6,74 0,13 0,09 64,84 56,53 17,31 25,62 36,0 1909 441,47

Tỷ lệ vật chất khô của các giống cỏ thí nghiệm biến động từ 18,84% - 21,73%, thấp nhất là cỏ Guatemala (18,84%), cỏ P.P. VA06 (19,75%) và cao nhất là cỏ stylo (21,73%) tiếp theo là cỏ Mulato 2 (21,51%), cỏ P. atratum là 20,08%. Hàm lượng protein thô chứa trong phần thu cắt chất xanh của các giống cỏ thí nghiệm biến động từ 9,36% - 15,81% (bảng 3.7) cao nhất là giống Stylo 15,87%, thấp nhất là giống P. atratum 9,36%. Theo Hoàng Văn Tạo và Trần Đức Viên (2012) hàm lượng protein thô chứa trong phần thu cắt chất xanh của các giống cỏ hịa thảo biến động từ 8,2 - 13,8%, thì kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng các giống cỏ của chúng tôi thấp hơn.

Về năng lượng trao đổi (ME) cao nhất là giống B. Mulato 2 1982Kcal và thấp nhất là giống Guatemala 1654 Kcal.

Chất béo trong cây cung cấp một số axit béo giúp cho động vật dễ tiêu hố, kích thích tiêu hố. Tỷ lệ chất béo của các giống cỏ thí nghiệm trong khoảng từ 0,31 - 2,57%, thấp nhất là P.M TD58 (0,31%), cao nhất là giống cỏ Stylo

(2,57%). Đối với các giống cỏ còn lại như B. Mulato 2; P.P. VA06; Guatemal và

P. atratum có tỷ lệ chất béo lần lượt là: 1,06%; 1,77%; 1,32% và 1,23%.

Tro là chất khống vơ cơ trong cây thức ăn gia súc, cung cấp K và Na. Ở các giống cỏ thí nghiệm, tỷ lệ tro từ 6,74 - 17,35%, thấp nhất là cỏ Stylo với

6,74%, cao nhất là P.P. VA06 với 17,35%. Hàm lượng Ca, P là chất khoáng rất cần thiết cho tiêu hoá và tăng trưởng, qua phân tích chúng tơi nhận thấy các giống cỏ thí nghiệm có tỷ lệ Ca và P gần tương đương nhau.

NDF là xơ tẩy trung tính, thể hiện chất xơ tiêu hóa được trong dạ dày của gia súc, NDF cao thì khả năng tiêu hố càng lớn. Nhìn chung ở cây họ hồ thảo có tỷ lệ NDF cao hơn so với họ đậu.

ADF là chất xơ tẩy axit, khơng tiêu hố được trong môi trường dạ cỏ nhưng tiêu hoá được trong mơi trường axit, nếu ADF q cao thì khơng tốt cho gia súc. Ở họ hoà thảo, ADF từ 30,12 – 37,81%, ở họ đậu ADF từ 56,53%.

ADL tiêu hố được trong mơi trường axít, nếu ADL quá cao thì chất lượng cây thức ăn gia súc kém và ngược lại. Ở họ hoà thảo, ADL từ 7,01 - 17,11%. Cỏ B. Mulato II và P.M. TD58 có tỷ lệ ADL thấp, tương ứng là 7,01%

và 10,03%. Ở họ đậu, ADL 17,31%.

ME là năng lượng trao đổi trong cây thức ăn mà gia súc sử dụng, đây là chỉ tiêu rất quan trọng, ME trong cây thức ăn gia súc càng cao thì chất lượng

càng tốt và ngược lại. ME trong chất khơ của họ hồ thảo và họ đậu là khá cao, từ 1874 (Stylo Ciat 184)-263 1Kcal/kg chất khơ (keo dậu). Cịn ME trong chất xanh từ 396,08 (Ghine purple TD58)-550,61 Kcal/kg chất xanh (Burgady bean).

Nhận xét chung về thí nghiệm 1:

Các giống cỏ có năng suất cao nhất là VA06, TD58, Guate và Mul II, cụ thể năng suất chất xanh của các giống cỏ trên đạt lần lượt là: 41,37; 32,30; 37,45 và 39,90 tấn/ha/lứa cắt.

Tốc độ tái sinh trung bình của các giống cỏ thí nghiệm trong cả năm dao động trong khoảng từ 0,49 - 1,90 cm/ngày, trong đó giống cỏ có tốc độ tái sinh thấp nhất là cỏ Stylo với 0,49 cm/ngày tiếp theo là giống cỏ P. atratum, cao nhất là giống cỏ VA06 đạt 1,90 cm/ngày. Các giống cỏ Ghinê, Mulaato 2 và cỏ Guatemala có tốc độ tái sinh trung bình năm đạt lần lượt là: 1,42 cm/ngày; 1,42 cm/ngày và 1,36 cm/ngày.

Tỷ lệ vật chất khô của các giống cỏ thí nghiệm biến động từ 18,84% - 21,73%, thấp nhất là cỏ Guatemala (18,84%), cỏ P.P. VA06 (19,75%) và cao nhất là cỏ stylo (21,73%) tiếp theo là cỏ Mulato 2 (21,51%), cỏ P. atratum là 20,08%. Hàm lượng protein thô chứa trong phần thu cắt chất xanh của các giống cỏ thí nghiệm biến động từ 9,36% - 15,81% (bảng 3.7) cao nhất là giống Stylo 15,87%, thấp nhất là giống P. atratum 9,36%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ ghinê mombasa tại sơn la (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)