Hình 4.1. cho thấy với nhóm cỏ thân bụi do được trồng bằng rảnh thân nên thời gian cỏ phục hồi và bén rễ nhanh, ở giai đoạn 60 ngày tuổi cỏ bắt đầu đến thời điểm thu hoạch, vì vậy mà sự sinh trưởng và phát triển của cỏ có xu hướng chậm lại. Do đó mà chiều cao của các nhóm cỏ thân bụi không có sự chênh lệch nhiều cụ thể: cỏ Ghinê cao 94,34 cm, cỏ Mulato 2 cao 87,40 cm và cỏ P. atratum cao 88,56 cm. Riêng cỏ Sty lo là có chiều cao thấp nhất trong nhóm cỏ thân bụi. Kết quả theo dõi của chúng tôi cũng phù hợp với quy luật sinh trưởng của các giống cỏ tại địa bàn nghiên cứu của Nông Văn Trung (2015), Nguyễn Văn Quang (2002) trên một số giống cỏ hào thảo nhập nội; Mai Anh Khoa và cs. (2014) trên các giống cỏ VA06, Mulato, Guatemala và Ghinê tại Sơn La và Điện Biên.
Kết quả theo dõi của chúng tôi cũng cho thấy tốc độ sinh trưởng của các giống cỏ thí nghiệm dao động trong khoảng từ 0,85 - 1,88 cm/ngày, trong đó thấp nhất là tốc độ sinh trưởng của cỏ Stylo đạt 0,85 cm/ngày, cao nhất là tốc độ sinh trưởng của cỏ VA06 khi đạt 1,88 cm/ngày, tiếp sau đó lần lượt là cỏ Mulato 2 với 1,43 cm/ngày, cỏ P. atratum là 1,34 cm/ngày, cỏ Ghinê là 1,38 cm/ngày và cỏ Guatemala là 1,17 cm/ngày. So sánh với các kết quả nghiên cứu của Nông Văn
Trung (2015); Nguyễn Văn Quang (2002); Lê Văn Bảy (2010) tại các nơi khác cho thấy tốc độ sinh trưởng của cỏ Mulato2 và cỏ Guatemala của chúng tôi là cao hơn, còn VA06, P. atratum và cỏ Ghinê là tương đương.
4.2.1.2. Khả năng tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm
Việc biết được năng suất của các giống cỏ là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để lựa chọn các giống cỏ thích hợp cho việc chăn nuôi của các nông hộ. Mặt khác qua đó cũng đánh giá được khả năng thích nghi và phát triển tốt của các giống cỏ có phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tại khu vực trồng hay không. Từ đó sẽ tuyển chọn được những giống cỏ có năng suất cao, đánh giá được tiềm năng của các giống cỏ trong việc cung cấp thức ăn xanh cho gia súc. Và quan trọng là xây dựng được các mô hình chăn nuôi gia súc nhai lại tốt hơn.
a. Chiều cao tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm
Theo dõi chiều cao tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm theo mùa vụ để biết được khả năng tái sinh và đánh giá hết được sự ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến tốc độ tái sinh mỗi giống. Chiều cao của cỏ tái sinh là một trong những chỉ tiêu quan trong để đánh giá khả năng tái sinh của các giống cỏ. Chỉ tiêu này không chỉ phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là lượng mưa và dinh dưỡng đất mà còn phụ thuộc vào sự hoàn thiện bộ rễ của cỏ ở giai đoạn tuổi thiết lập. Với những giống cỏ có bộ rễ chắc khỏe và phát triển hoàn thiện ở giai đoạn tuổi thiết lập thì thường có khả năng tái sinh tốt và ngược lại. Ngoài ra chiều cao của cỏ tái sinh cũng là một chỉ tiêu góp phần quan trọng trong việc cấu thành năng suất tái sinh của cỏ.
Mỗi một giai đoạn khác nhau thì khả năng sinh trưởng và phát triển cũng khác nhau, vì vậy mà sự thay đổi của chiều cao cũng khác nhau (chiều cao giai đoạn tuổi thiết lập khác với chiều cao giai đoạn tái sinh). Trong mùa mưa, chiều cao tái sinh của các giống cỏ có sự chênh lệch khá lớn giữa nhóm cỏ thân đứng và nhóm cỏ thân bụi. Chiều cao tái sinh trong mùa mưa giữa các nhóm cỏ dao động từ 32,84 cm đến 124,98 cm, trong đó thấp nhất là chiều cao cỏ Stylo chỉ đạt 35,84 cm, P. atratum cao: 61,98 cm, Guatemala cao: 75,64 cm, Mulato 2 cao: 80,96 cm, Ghinê cao: 81,63 cm và cao nhất là cỏ VA06 đạt 124,98 cm (bảng 3.5).Trong mùa khô, thời tiết khí hậu tại Sơn La rất khắc nhiệt, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm. Chiều cao tái sinh
của cỏ vào mùa khô tại khu vực nghiên cứu đạt từ 21,72 cm đến 85,64 cm thấp hơn nhiều so với mùa mưa mặc dù khoảng cách giữa các lứa cắt trong mùa khô dài hơn mùa mưa là 15 ngày. Chiều cao cỏ cắt trong mùa khô lần lượt từ cao xuống thấp thứ tự như sau: VA06 cao 85,64 cm, Ghinê cao 67,30 cm, Mulato 2 cao 65,68 cm, Guatemala cao 64,28 cm, P. atrtum cao 57,68 cm và thấp nhất là cỏ Stylo chỉ cao 21,72 cm (bảng 3.5). Theo tác giả Nông Văn Trung (2015) khi đánh giá về năng suất, chất lượng của một số giống cỏ trong chăn nuôi bò tại Sơn La và Lê Văn Bảy. (2010) đã khảo nghiệm khả năng thích một số giống cỏ tại Phú Thọ khẳng định chiều cao tái sinh của các giống cỏ trong mùa khô thấp hơn so với mùa mưa, điều này hoàn toàn phù hợp vì mùa khô lượng mưa thấp, nhiệt độ, ẩm độ thấp gây bất lợi cho cỏ sinh trưởng. Kết quả của chúng tôi một lần nữa cũng khẳng định điều đó.
Kết quả theo dõi, đánh giá chiều cao cỏ tái sinh ở các lần thu cắt được chúng tôi thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5. Chiều cao tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm (n=3)
STT Giống cỏ Mùa mưa (cm) X ± SE Mùa khô (cm) X± SE Trung bình (cm) 1 VA06 124,98 ± 4,00 85,64 ± 4,17 105,31 2 TD58 75,64 ± 2,93 64,28 ± 3,11 69,96 3 Guate 80,96 ± 4,21 65,68 ± 3,37 73,32 4 Mul II 81,63 ± 1,02 67,30 ± 3,29 74,47 5 Pas 61,98 ± 2,16 57,68 ± 2,09 59,83 6 S. CIAT 35,84 ± 0,96 21,72 ± 1,02 28,78
(Mùa mưa cắt ở 45 ngày, mùa khô cắt ở 60 ngày)
Chiều cao tái sinh trung bình của các giống cỏ trong cả năm (mùa mưa và mùa khô) dao động trong khoảng từ 28,78 cm đến 105,31 cm. Trong đó thấp nhất là chiều cao tái sinh trung bình cả năm của cỏ Stylo và P. atrtum khi chỉ đạt lần lượt là 28,78 cm và 59,83cm. Cao nhất là cỏ VA06 khi đạt tới 105 cm chiều cao tái sinh trung bình cho cả năm. Các giống cỏ còn lại bao gồm cỏ Ghinê cao 74,47 cm tiếp theo là cỏ Mulato 2 cao 73,32 cm và cuối cùng là cỏ Guatemala cao 69,96 cm.
Chiều cao tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm được chúng tôi thể hiện bằng hình 3.2.