Kết quả theo dõi năng suất của các giống cỏ thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ ghinê mombasa tại sơn la (Trang 57 - 58)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Kết quả thí nghiệm tuyển chọn giống cỏ

4.2.3. Kết quả theo dõi năng suất của các giống cỏ thí nghiệm

Việc biết được năng suất của các giống cỏ là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để lựa chọn các giống cỏ thích hợp cho việc chăn ni của các nơng hộ. Mặt khác qua đó cũng đánh giá được khả năng thích nghi và phát triển tốt của các giống cỏ có phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tại khu vực trồng hay khơng. Từ đó sẽ tuyển chọn được những giống cỏ có năng suất cao, đánh giá được tiềm năng của các giống cỏ trong việc cung cấp thức ăn xanh cho gia súc. Và quan trọng là xây dựng được các mơ hình chăn ni gia súc nhai lại tốt hơn. Kết quả theo dõi năng suất các giống cỏ thí nghiệm được chúng tơi thể hiện cụ thể trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Năng suất chất xanh của các giống cỏ cắt năm thứ nhất (n=3)

Giống cỏ Diễn biến NS chất xanh qua các lứa cắt (tấn/ha/lứa cắt)

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 TB/lứa NS/ha/năm

VA06 38,00 43,37 45,37 38,75 - 41,37 165,49 TD58 31,26 33,50 35,33 29,12 - 32,30 129,21 Guate 36,00 38,50 42,33 37,53 32,87 37,45 187,23 Mul II 37,33 39,17 43,15 41,33 38,50 39,90 199,48 Pas 31,00 32,50 34,50 30,17 25,06 30,65 153,23 S. CIAT 25,18 22,38 21,06 - - 22,87 68,62

Do đặc thù khí hậu ở Sơn La, các giống cỏ thử nghiệm chúng tôi đều tiến hành trồng từ tháng 4 khi thời tiết bắt đầu vào mùa mưa. Vì vậy số lứa thu cắt năm thứ nhất nhóm cỏ thân đứng chỉ đạt được 4 lứa và nhóm cỏ thân bụi 5 lứa. Riêng giống cỏ Stylo chỉ cắt được 3 lứa trong năm. So sánh năng suất trung bình của các giống cỏ ở năm thứ nhất với nhau cho thấy: Năng suất trung bình/lứa/năm của giống cỏ VA06 đạt cao nhất 41,37 tấn/ha/lứa, tiếp sau đó cỏ Ghinê đạt 39,90 tấn/ha/lứa; Mulato 2 37,45 tấn/ha/lứa; cỏ Guatemala đạt 32,30 tấn/ha/lứa; cỏ P. atratum đạt 30,65 tấn/ha/lứa và năng suất thấp nhất là cỏ Stylo chỉ đạt 22,87 tấn/ha/lứa. Đối chiếu mức năng suất chất xanh này với các nghiên cứu khác của các tác giả trong nước như Nguyễn Thị Mùi và cs, (2004); Nguyễn Văn Quang (2002); Mai Anh Khoa và cs. (2014) cho thấy năng suất chất xanh của các giống cỏ này cũng tương đương với năng suất chất xanh cỏ tại các vùng miền khác. Điều này thể hiện rằng cỏ VA06, Guatemala, Mulato 2, Ghinê là những giống cỏ tiềm năng cho việc trồng và phát triển nguồn thức ăn xanh tại khu vực Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng.

Hình 4.4. Năng suất chất xanh các giống cỏ thí nghiệm cắt năm thứ nhất

Hình 4.4 cho thấy năng suất lứa cỏ cắt trong năm có sự thay đổi rõ rệt. Ở năm thu hoạch đầu tiên sau trồng, trong 6 giống cỏ nghiên cứu chúng tơi thấy: có 5 giống cỏ có năng suất cao ở lứa thứ 2 và cao nhất ở lứa thứ 3 sau đó giảm từ lứa thứ 3 trở đi. Riêng giống cỏ Stylo khơng theo quy luật này vì tốc độ tái sinh qua các lứa cắt giảm. Sở dĩ các năng suất các giống cỏ trên giảm dần từ lứa cắt thứ 3 trở đi vì thời điểm này là mà khơ, lượng mưa ít, độ ẩm của đất thấp, nhiệt độ và cường độ chiếu sáng giảm, thậm trí có ngày cịn có sương muối nên bất lợi cho cỏ phát triển. Mặt khác, dinh dưỡng đất giảm do cung cấp cho các lứa trước, đất khơ rễ cỏ khó hoạt động để hút chất dinh dưỡng, các tế bào không đủ độ bão hòa để phát triển nên đã ảnh hưởng đến tốc độ tái sinh của cỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ ghinê mombasa tại sơn la (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)