3.3.1. Nội dung 1
- Thời tiết khu vực thí nghiệm năm 2015 - 2016.
+ Thu thập số liệu từ Trạm quan trắc khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La. - Phân tích thành phần dinh dưỡng đất.
+ Lấy mẫu đất ở lớp đất mặt 0 - 20 cm tại khu vực thí nghiệm theo phương pháp hình chéo tại 5 điểm.
+ Mẫu đất được phân tích tại Phòng thí nghiệm sinh hóa - Trường Đại học Tây Bắc.
- Thí nghiệm bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 6 công thức (mỗi giống là 1 công thức), lặp lại 3 lần. Diện tích ô thí nghiệm 30m2; tổng diện tích thí nghiệm 540m2, không kể rãnh và dải bảo vệ. Trong thí nghiệm đảm bảo sự đồng đều về thời gian, địa điểm, phân bón, … chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm, đó là giống cỏ khác nhau. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng trình bày trong hình 3.1.
Diện tích bảo vệ
Guate VA06 TD58 Pas S. CIAT Mul II
S. CIAT Mul II Pas VA06 TD 58 Guate
TD 58 S. CIAT Mul II Guate VA06 Pas
Diện tích bảo vệ
Hình 3.1. Sơ đồ thí nghiệm 1
Kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm
- Chuẩn bị đất trồng cỏ: Đất trồng được làm tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống sau đó rạch hàng với khoảng cách hàng x hàng tùy thuộc vào từng nhóm cỏ.
* Phân bón cho các giống như sau:
- Bón năm thứ nhất:
+ Bón lót: Phân chuồng: 15 tấn/ha; Phân lân supe 40 kg P2O5/ha; phân kali clorua 50 kg K2O/ha; vôi bột 1.500 kg/ha.
+ Bón thúc: Đạm urê, bón sau trồng 20 ngày: 40 kg N/ha; Đạm, bón sau mỗi lứa cắt: 40 kg N/ha.
- Bón năm thứ hai:
+ Bón đầu năm (tháng 2,3): Phân chuồng: 5 tấn/ha; Phân lân supe: 40 kg P2O5 /ha; Kali clorua 50 kg K2O /ha; Đạm urê 40 kg N/ha.
+ Bón thúc: Đạm urê, bón sau mỗi lứa cắt: 40 kg N/ha.
- Cỏ thân bụi khoảng cách hàng x hàng là 40cm; khóm x khóm: 20cm, 3 dảnh/khóm.
- Nhóm cỏ thân đứng: hàng x hàng là 70cm; hom đặt thành 2 hàng xuống đáy rãnh, mắt so le và nối tiếp nhau.
* Thu cắt
- Nhóm cỏ thân đứng (VA06, Guatemala) thu cắt lứa đầu tiên sau khi trồng cỏ 60 ngày (cắt cách mặt đất 5 cm).
- Nhóm cỏ thân bụi (Ghinê, cỏ Mulato 2, P. atratum, Stylo) thu cắt lứa đầu tiên sau khi trồng cỏ 60 ngày (cắt cỏ cách mặt đất 10 cm).
- Thu các lứa sau: Cả 6 giống cỏ tiến hành như sau: Mùa mưa tính từ 15/4 - 15/10 và mùa khô tính từ 16/10 - 14/4 (45 ngày tuổi vào mùa mưa và 60 ngày tuổi vào mùa khô).
Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Tỷ lệ sống của các giống cỏ được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số khóm cỏ sống trên số khóm cỏ trồng. Thời gian theo dõi sau khi trồng 30 ngày.
- Chiều cao cây: Cố định 5 khóm cỏ/1ô theo phương pháp đường chéo bằng cọc gỗ hay cọc tre trên mặt phẳng ngang với mặt đất theo trục đường chéo như trong hình vẽ dưới.
Dụng cụ đo: Bằng thước gậy. Khi đo vuốt lá cỏ lên, đo từ mặt cọc đến đầu mút của 3/4 số lá cỏ/1 khóm.
- Tốc độ sinh trưởng (cm/ngày):
Tốc độ sinh trưởng của cỏ là mức độ tăng trưởng biểu hiện ở chiều cao của cỏ từ khi trồng đến khi thu hoạch.
Tốc độ sinh trưởng = t
L L2 1
Trong đó: L1: Chiều cao cỏ đo lần trước (cm) L2: Chiều cao cỏ đo lần sau (cm)
t : Khoảng cách giữa 2 lần đo (ngày) - Tốc độ tái sinh (cm/ngày):
Tốc độ tái sinh của cỏ là khả năng mọc lại của cỏ từ lứa cắt trước cho tới lứa cắt sau, tốc độ tái sinh được tính tương tự như tốc độ sinh trưởng.
- Năng suất chất xanh (kg/m2/lứa hoặc t ấ n /ha/lứa): là khối lượng chất xanh tính trên một đơn vị diện tích là m2 hoặc ha.
Phương pháp: Theo dõi năng suất của 6 giống cỏ thí nghiệm bằng cách cắt toàn bộ cỏ trên mỗi ô và cân vào buổi sáng từ đó tính năng suất/m2. Năng suất trung bình được tính từ 3 lần nhắc lại.
- Lấy mẫu phân tích theo TCVN 4325-2007
- Xác định hàm lượng vật chất khô (TCVN 4326 : 2007) - Định lượng khoáng tổng số (TCVN 4327:2007)
- Định lượng xơ thô (TCVN 4329: 2007) - Định lượng lipit (TCVN 4321 : 2007 )
- Định lượng protein thô được tính toán trên cơ sở xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl theo TCVN 4328-1:2007
- Ca theo TCVN 1526-2007 - P theo TCVN 1525-2007
- Xác định thành phần hóa học và giá trị ME của thức ăn: Các mẫu thức ăn của mỗi lứa cắt được trộn đều, nghiền nhỏ để gửi phân tích chất khô, protein thô, xơ thô, lipit, NDF, ADF, ADL, khoáng tổng số tại phòng phân tích tại Phòng thí nghiệm sinh hóa - Trường Đại học Tây Bắc. Lấy mẫu theo TCVN 4325-2007, chất khô phân tích theo TCVN 4326-2007, protein thô phân tích theo TCVN 4328- 2001, xơ thô phân tích theo TCVN 4329-2007, lipit phân tích theo TCVN 4331- 2007, NDF, ADF và ADL phân tích theo Goering và Van Soest (1970), khoáng tổng số phân tích theo TCVN 4327-2007.
Giá trị ME của thức ăn được ước tính theo công thức của Wahdeh (1981) được trình bày trong cuốn “Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam” của Viện Chăn nuôi (2001) như sau:
DE (Mcal/kg CK) = 0,04409 TDN ME (Mcal/kg CK) = 0,82 DE
TDN (% CK thức ăn) tính theo Wardeh (1981) (Viện Chăn nuôi, 2001): TDN (% CK) = - 21,7656 + 1,4284 Pth + 1,0277 DXKN + 1,2321 CB + 0,4867 Xth
Trong đó: Pth: Protein thô, DXKN: Dẫn xuất không nitơ, CB: Chất béo, Xth: Xơ thô.
3.3.2. Nội dung 2
- Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất và chất lượng hạt cỏ Ghinê Mombasa.
Thí nghiệm tiến hành nghiên cứu 3 khoảng cách trồng khác nhau (70 x 70 cm), (70 x 100 cm) và (100 x 100 cm). Diện tích mỗi lô là 24m2, mỗi công thức lặp lại 3 lần, tổng diện tích các lô thí nghiệm là 216 m2. Tất cả các lô được bón lót theo hướng dẫn của Bobưlep (1984) cho đồng cỏ thu hạt: 10 tấn phân chuồng, 60 kg P2O5/ha và 60 kg K2O/ha và bón thêm 100 kg nitơ/ha sau khi cắt lần cuối. Các lô được cắt lần cuối vào trung tuần tháng 7 năm 2016. Thu hạt bằng phương pháp sử dụng bao túi lưới.
+ Công thức 1 (M1): Khoảng cách trồng 70 x 70 cm; + Công thức 2 (M2): Khoảng cách trồng 70 x 100 cm; + Công thức 3 (M3): Khoảng cách trồng 100 x 100 cm.
- Ảnh hưởng của phương pháp thu hạt đến năng suất và chất lượng hạt giống cỏ Ghinê Mombasa
Đề tài thử nghiệm 3 phương pháp thu hạt như sau: Phương pháp thu bông 1 (PP1): Rung bông hàng ngày
Phương pháp thu bông 2 (PP2): Dùng bao túi lưới bao bông thu hạt
Phương pháp thu bông 3 (PP3): Cắt cả cây 1 lần (vào thời điểm 15 ngày sau khi bông trỗ 50%)
Tất cả các lô thí nghiệm có khoảng cách trồng là 70 x 100 cm, các lô được bón lót theo hướng dẫn của Bobưlep (1984): 10 tấn phân chuồng, 60 kg P2O5/ha và 60 kg K2O/ha và bón thêm 100 kg nitơ/ha sau khi cắt lần cuối.
- Sơ đồ trồng cỏ như sau:
Trồng cỏ xác định khoảng cách trồng
M1 M1 M3
M2 M1 M3
M3 M2 M2
Trồng cỏ xác định phương pháp thu hạt giống
PP2 PP1 PP2
PP3 PP3 PP1
PP2 PP1 PP3
Hình 3.2. Sơ đồ trồng cỏ thí nghiệm 2
- Phương pháp thu hạt bằng rung bông hàng ngày: ngay sau khi buộc bông 5 - 7 ngày tiến hành rung bông cỏ thu hạt. Mỗi ngày rung bông cỏ một lần cho đến khi số lượng hạt rụng không đáng kể.
- Phương pháp thu hạt bằng bao túi lưới: túi lưới nylon có kích thước 50 x 80 cm, một đầu của túi để hở để thu hạt mà không cần cởi túi ra. Tiến hành buộc túi ngay sau khi buộc các túm bông lại với nhau (ngay sau khi bông trổ 50%). Sau 3 - 5 ngày thu hạt một lần.
- Phương pháp thu hạt bằng cắt bông một lần: sau khi buộc bông 15 ngày tiến hành cắt bông cỏ.
- Xác định khối lượng hạt và tỷ lệ nảy mầm: tất cả hạt cỏ ở các thí nghiệm được tiến hành xác định khối lượng 1.000 hạt và thử tỷ lệ nảy mầm trên cát với 3 lần lặp lại. Thử tỷ lệ nảy mầm sau thời gian bảo quản 3 tháng.
+ Tỷ lệ nảy mầm: Gieo hạt trên đĩa cát ẩm, mỗi đĩa gieo 100 hạt, gieo trên 3 đĩa. Theo dõi tỷ lệ nảy mầm của hạt sau 10 ngày.
+ Xác định khối lượng hạt: đếm 1.000 hạt và xác định khối lượng bằng cân kỹ thuật.
+ Năng suất hạt (kg/ha): Sau khi thu hạt phơi khô và cân lên sau đó tính cho 1 ha trồng cỏ.
- Chi phí cho sản xuất hạt cỏ: Lấy tổng các khoản chi chia cho năng suất hạt giống được giá thành sản xuất 1kg hạt giống (đồng/kg).
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được phân tích phương sai sử dụng bảng tính của Microsoft Excel 2016 và Minitab Version 16.4.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN KHU VỰC THÍ NGHIỆM
4.1.1. Đặc điểm tình hình thời tiết khu vực nghiên cứu
Sơn La là một tỉnh của khu vực Tây Bắc Việt Nam vì vậy thời tiết khí hậu của Sơn La mang đặc trưng của khí hậu phía Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do đặc điểm về địa hình (nhiều đồi núi cao) kèm theo sự ảnh hưởng của gió Lào làm cho thời tiết Sơn La có điểm khác biệt với các tỉnh phía Đông Bắc. Thời tiết tỉnh Sơn La được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa hè hay còn gọi là mùa mưa với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông hay còn gọi là mùa khô khí hậu khô và lạnh.
Kết quả theo dõi về khí tượng tại tỉnh Sơn La từ năm 2015 đến năm 2016 được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu tại tỉnh Sơn La 2015, 2016
STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Mùa mưa Mùa khô Cả năm Mùa mưa Mùa khô Cả năm 1 Nhiệt độ trung bình (0C) 25,2 17,4 21,45 25,5 16,3 20,9 2 Lượng mưa trung bình
(mm/tháng) 189,6 44,3 116,95 182,7 42,5 112,6 3 Ẩm độ trung bình (%) 88,2 85,0 86,6 86,8 81,45 84,13
* Ghi chú: Mùa mưa bao gồm các tháng: 4, 5, 6, 7 ,8, 9. Mùa khô bao gồm các tháng: 1, 2, 3, 10, 11, 12.
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La
Yếu tố thời tiết, khí hậu có tác động rất lớn đến những biến động về nhiệt, ẩm độ đất cũng như cấu trúc lý, hóa tính của đất. Ở Sơn La, chúng tôi đã tiến hành theo dõi và thống kê năm 2015 biên độ dao động nhiệt giữa mùa mưa và mùa khô trung bình là 7,80C, năm 2016 là 9,20C. Sự thay đổi của nhiệt độ trong năm tại địa bàn tỉnh Sơn La là yếu tố quan trong ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và của các giống cỏ nói riêng. Vào mùa hè các giống cỏ thường phát triển rất mạnh. Ngược lại khi mùa đông đến với khí hậu lạnh và khô các giống cỏ thường phát triển chậm lại.
Tại Sơn La lượng mưa trung bình/tháng năm 2015, 2016 lần lượt là 116,95 mm và 112,6 mm. Qua số liệu theo dõi tại bảng 4.1 thì lượng mưa cả 2 năm đều có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Cụ thể lượng mưa năm 2015 ở mùa mưa trung bình là 189,6 mm/tháng, mùa khô là 44,3 mm/tháng và năm 2016 ở mùa mưa trung bình là 182,7 mm/tháng, mùa khô là 42,5 mm/tháng. Vì vậy lượng nước mưa chỉ thỏa mãn được cho cỏ trong mùa mưa, còn trong mùa khô lượng nước mưa chưa đáp ứng được nhu cầu về nước của các giống cỏ thí nghiệm.
Ẩm độ: Độ ẩm ở Sơn La năm 2015 và 2016 đều có độ ẩm cao trong mùa mưa và thấp trong mùa khô, điều này sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cỏ. Trong thời điểm mùa khô, cỏ thường phát triển chậm lại do độ ẩm thấp, trời lạnh và ít mưa. Đến mùa mưa với ngưỡng độ ẩm cao là 86,6% năm 2015, 84,13% năm 2016 lại rất thuận lợi cho cỏ sinh trưởng và phát triển để đạt năng suất cao.
4.1.2. Thành phần dinh dưỡng đất tại khu vực nghiên cứu
Đất ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu đất trước khi thí nghiệm để phân tích thành phần dinh dưỡng.
Kết quả được thể hiện tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Thành phần dinh dưỡng đất tại khu vực thí nghiệm
STT Chỉ tiêu ĐVT Kết quả 1 pH 4,82 2 N tổng số % 0,23 3 P2O5 tổng số % 0,12 4 K2O tổng số % 0,62 5 Mùn % 2,88
Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực thí nghiệm cho thấy: đất có độ chua vừa (pH = 4,82) không hoàn toàn phù hợp đối với các giống cỏ thí nghiệm. Hàm lượng N, P2O5 tổng số trong đất đều ở mức khá (0,23% và 0,12%). Hàm lượng K2O tổng số trong đất ở mức trung bình (0,62%).
Độ mùn của đất khu vực thí nghiệm ở mức khá (2,88%), là chỉ tiêu quyết định độ phì nhiêu của đất. Mùn là kho chứa thức ăn cho cây và vi sinh vật, chất
hữu cơ và vô cơ trong mùn đều chứa một lượng lớn các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng như: N, P, K, S, Ca, Mg… Mùn còn chứa một số chất kích thích sinh trưởng làm tăng hoạt động của bộ dễ, hạt nảy mầm (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
4.2. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN CHỌN GIỐNG CỎ 4.2.1. Tỷ lệ sống của cá giống cỏ thí nghiệm 4.2.1. Tỷ lệ sống của cá giống cỏ thí nghiệm
Tỷ lệ sống của các giống cỏ sau trồng 30 ngày là một chỉ tiêu liên quan chặt chẽ đến khả năng chống chịu của các giống cỏ thí nghiệm với điều kiện đất đai khí hậu tại Sơn La và liên quan chặt chẽ đến mật độ thảm cỏ, một trong những yếu tố cấu thành năng suất. Tỷ lệ sống của các giống cỏ được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số khóm cỏ sống trên tổng số khóm trồng.
Kết quả đánh giá tỷ lệ sống 6 giống cỏ trồng tại Sơn La tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tỷ lệ sống của các giống cỏ thí nghiêm sau trồng 30 ngày (n=3)
ĐVT: %
STT Giống cỏ Tỷ lệ sống của các giống cỏ (%) Tỷ lệ sống qua đông (%)
1 VA06 95,50 100,00 2 TD58 96,67 100,00 3 Guate 94,24 100,00 4 Mul II 92,40 100,00 5 Pas 93,32 100,00 6 S. CIAT 91,00 100,00
Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy cả 6 giống cỏ đều có tỷ lệ sống trung bình đạt từ 91% trở lên, thể hiện khả năng thích ứng của các giống cỏ tại khu vực thí nghiệm tương đối cao. Cụ thể, nhóm cỏ thân bụi có tỷ lệ sống cao nhất, đây là những giống cỏ được trồng bằng các rảnh thân, mỗi rảnh thân đều có hệ thống rễ cũ ban đầu. Vì vậy khi cỏ được trồng xuống hệ thống rễ này sẽ phát triển ngay nên tỷ lệ sống của nhóm cỏ này đạt mức cao. Tỷ lệ sống đạt cao nhất là cỏ Ghinê (96,67%) và cỏ Pas (93,32), cỏ Mulato 2 (92,40%) thấp hơn. Thấp nhất trong nhóm cỏ thân bụi là cỏ Stylo (91,00%), đây là giống cỏ được gieo trồng bằng hạt lên tỷ lệ nảy mầm ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ sống. Tiếp theo là nhóm cỏ thân đứng với tỷ lệ sống cũng khá cao. Trong nhóm này cỏ có tỷ lệ sống cao hơn là cỏ VA06 (95,50%) và thấp hơn là cỏ Guatemal (94,24%). Đây là những giống cỏ được trồng bằng các hom thân (30 - 40 cm). Khi các hom này được trồng xuống đất, sau một thời gian các mắt mầm sẽ bật chồi và hệ thống rễ bắt đầu được phát triển.
Như vậy, qua 6 giống cỏ trồng khảo nghiệm tại Sơn La. Chúng tôi thấy: các giống cỏ đều có tỷ lệ sống rất cao, trong đó cỏ Ghinê tỷ lệ sống cao nhất 96,67%; VA06: 95,50%; Guatemala: 94,24%; Pas: 93,32%; Mulato 2: 92,40%; và tỷ lệ sống thấp nhất là cỏ Stylo: 91,00%, kết quả này cũng tương đương với nghiên