Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Kết quả một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ ghinê
4.3.3. Ước tính chi phí cho sản xuất hạt giống cỏ Ghinê Mombasa
Chi phí cho sản xuất hạt giống cỏ Ghinê Mombasa tại Sơn La từ các phương pháp thu hạt cỏ khác nhau được chúng tơi trình bày ở bảng 4.13.
Bảng 4.13. Chi phí cho sản xuất hạt giống cỏ Ghinê Mombasa tại Sơn La
ĐVT: triệu đồng/ha
Phương pháp thu hạt Năng suất (kg) Thu (tr. đ) Chi phí (tr. đ) Lợi nhuận (tr. đ) Lao động Túi nylon Phân vô cơ Tổng chi
Rung bông hàng ngày 501,06 75,16 18,03 0 2,67 20,70 54,46 Bao túi lưới 578,43 86,76 7,30 13,82 2,67 23,79 62,97 Cắt bông một lần sau 15
ngày* 438,86 65,83 9,24 0 2,67 11,91 53,92
Ghi chú: *Sau khi bông trổ 50%
Phương pháp bao túi lưới cho năng suất hạt cao nên tiền thu từ bán hạt đạt cao nhất (86,76 triệu đồng/ha). Phương pháp thu hạt này cũng tốn ít tiền cơng nhất (7,30 triệu đồng/ha). Mặc dù phải chi phí cho mua túi lưới (13,82 triệu đồng/ha) nhưng phương pháp thu hạt bằng bao túi lưới vẫn cho hiệu quả kinh tế cao nhất (62,97 triệu đồng/ha). Phương pháp thu hạt bằng cách rung bông hàng ngày và cắt bông một lần vào thời điểm 15 ngày (sau khi bông trổ 50%) cũng cho hiệu quả kinh tế cao (75,16 và 65,83 triệu đồng/ha). Phương pháp rung bông hàng ngày tốn kém thời gian nhưng ít đầu tư hơn nên phù hợp với những hộ có dư thừa lao động. Vì các hạt cỏ trên cùng một bơng và giữa các bơng chín khơng cùng một lúc mà có thể kéo dài 15 – 20 ngày nên phương pháp thu cắt bông một lần chỉ thu được một phần tiềm năng năng suất hạt.
Buộc bông để thu hạt Bao túi lưới thu hạt cỏ
Cắt bông một lần Thử tỷ lệ nảy mầm
Hình 4.5. Một số hình ảnh về phương pháp thu hạt và thử tỷ lệ nảy mầm