Hình 4.2 cho thấy giữa mùa mưa và mùa khơ có sự chênh lệch chiều cao tái sinh của các giống cỏ là rất lớn. Tuy nhiên sự chênh lệch này là không giống nhau ở tất cả các giống cỏ thí nghiệm. Cụ thể sự chênh lệch về chiều cao tái sinh giữa mùa mưa và mùa khô của các gống cỏ thí nghiệm lần lượt là: VA06 mùa mưa cao hơn mùa khô là 39,34 cm, cỏ Guatemala là 11,36 cm, cỏ Mulato 2 là 15,28 cm, cỏ P. atratum là 14,30 cm và cỏ Stylo là 14,12 cm.
Chiều cao tái sinh của các giống cỏ VA06, Guatemala, Ghinê và Mulato 2 trong mùa khơ là có tính kháng xuân hay chính là khả năng chịu đựng của các giống cỏ này qua mùa đông tốt hơn các giống cỏ P. atratum và Stylo tại khu vực nghiên cứu.
b. Tốc độ tái sinh của cỏ thí nghiệm
Tốc độ tái sinh trung bình của các giống cỏ thí nghiệm trong mùa mưa và mùa khơ được chúng tôi thể hiện cụ thể trong bảng 4.6 dưới đây.
Tốc độ tái sinh trung bình của các giống cỏ thí nghiệm trong cả năm dao động trong khoảng từ 0,49 - 1,90 cm/ngày, trong đó giống cỏ có tốc độ tái sinh thấp nhất là cỏ Stylo với 0,49 cm/ngày tiếp theo là giống cỏ P. atratum, cao nhất là giống cỏ VA06 đạt 1,90 cm/ngày. Các giống cỏ Ghinê, Mulaato 2 và cỏ Guatemala có tốc độ tái sinh trung bình năm đạt lần lượt là: 1,42 cm/ngày; 1,42 cm/ngày và 1,36 cm/ngày.
Bảng 4.6. Tốc độ tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm ở 2 mùa thu hoạch (cm/ngày) (n=3) (cm/ngày) (n=3) STT Giống cỏ Mùa mưa (cm) X ± SE Mùa khơ (cm) X± SE Trung bình (cm) 1 VA06 2,42 ± 0,65 1,38 ± 0,23 1,90 2 TD58 1,65 ± 0,38 1,06 ± 0,28 1,36 3 Guate 1,76 ± 0,33 1,05 ± 0,31 1,41 4 Mul II 1,81 ± 0,41 1,02 ± 0,14 1,42 5 Pas 1,27 ± 0,16 0,94 ± 0,09 1,10 6 S. CIAT 0,64 ± 0,06 0,33 ± 0,12 0,49
Tốc độ tái sinh giữa các giống cỏ trong mùa khơ thấp hơn hồn tồn so với mùa mưa. Cụ thể với giống cỏ VA06 tốc độ tái sinh mùa khô thấp hơn mùa mưa là 1,04 cm/ngày, cỏ Guatemala là 0,59 cm/ngày, cỏ Mulato 2 là 0,71 cm/ngày, cỏ Ghinê là 0,79 cm/ngày, với cỏ P. atratum là 0,33 cm/ngày và với cỏ Stylo là 0,31 cm/ngày. Theo chúng tơi thì do vào mùa khô các giống cỏ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời thiết khí hậu vùng núi Tây Bắc mà cụ thể là tại địa điểm nghiên cứu. Do đó mà tốc độ sinh trưởng vào mùa khơ là rất thấp. Trong mùa thu đông nếu nhiệt độ xuống thấp, kèm theo sương muối hoặc bang giá có thể dẫn đến chết cỏ. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Hà và cs. (1995) thì một số giống cỏ nhập vào Việt Nam được trồng trong mùa thu đơng chịu ảnh hưởng của khí hậu lạnh ở Bắc bộ, tốc độ sinh trưởng và tái sinh giảm từ 7 - 10%.
Như vậy thông qua kết quả theo dõi của chúng tôi về chiều cao và tốc độ sinh của các giống cỏ ở 2 mùa vụ trong năm cho thấy: mùa vụ và các yếu tố cấu thành nên mùa vụ đã ảnh hưởng rất rõ nét đến khả năng sinh trưởng của các giống cỏ. Đây được coi là yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cỏ/ha/năm mà người chăn nuôi gia súc nhai lại cần phải đặc biệt quan tâm và tìm cách khắc phục nó đặc biệt ở vụ đơng tại khu vực Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung.
Tốc độ tái sinh trung bình trong mùa mưa và mùa khơ của từng giống cỏ thí nghiệm được thể hiện tại hình 4.3.