Một số chỉ số phát triển kinh doanh của VNPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU của tập đoàn VNPT THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 48 - 50)

Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Doanh thu (tỷ đồng) 39.759 46.593 55.466 78.600 130.000 Lợi nhuận (tỷ đồng) 6.700 7.500 11.093 11.000 7.000 Số thuê bao mới 4.711.000 9.800.000 21.200.000 22.000.000 17.000 Tổng thuê bao 18.000.000 27.800.000 49.000.000 71.000.000 88.000.000 Mật độ điện thoại (Thuê bao/10 0 người) 21.00 33.00 45.00 65.20 88.00 Thuê bao ADSL 226.000 740.000 1.300.000 2.050.000 3.070.000

2.2. Thực trạng phát triển thương hiệu của VNPT thời gian qua

Nghiên cứu toàn diện về vấn đề thương hiệu là rất công phu, nhưng do trong thời gian giới hạn nên đề tài chỉ tập trung vào việc khảo sát cảm nhận của KH về các yếu tố hình thành nên thương hiệu, các kênh nhận biết thương hiệu, các hoạt động quảng bá thương hiệu, chất lượng SPDV, các yếu tố tạo nên sự gắn bó với thương hiệu.

Dưới đây là phương pháp chọn mẫu của luận văn, phương pháp này đảm bảo tính khoa học và tin cậy của nghiên cứu, cụ thể như sau:

Quy mô và địa bàn nghiên cứu: Yêu cầu của cỡ mẫu là phải đủ để vừa đảm bảo độ tin cậy cần thiết của số liệu điều tra vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về nhân lực và kinh phí và có thể thực hiện được, tức là có tính khả thi. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến, kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). Do đó, tác giả tiến hành thực hiện khảo sát trên địa bàn với số lượng phiếu phát ra là 250 phiếu và số lượng phiếu hợp lệ thu về là 225 phiếu.

Cấu trúc mẫu nghiên cứu: Cách thức và phương pháp chọn mẫu quyết định độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Ở đây, tác giả chọn 6 nhóm theo tiêu chí là nhóm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của VNPT để đảm bảo mẫu có tính đại diện, bao gồm: HSSV, người kinh doanh/dịch vụ, công nhân, nông dân, nhân viên hành chính/sự nghiệp, lao động tự do.

Đối tượng: nam nữ thuộc mọi lứa tuổi, mọi trình độ, có thu nhập và mức chi tiêu đa dạng.

Hình thức: có nhiều cách thức lựa chọn như: chọn mẫu xác suất (ngẫu nhiên đơn giản, ngẫu nhiên có hệ thống, ngẫu nhiên phân tầng, ngẫu nhiên theo nhóm) chọn mẫu phi xác suất (lấy mẫu thuận tiện, lấy mẫu phán đoán, lấy mẫu theo lớp, lấy mẫu theo mầm). Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn cách tiếp cận chọn lấy mẫu thuận tiện.

Cơ cấu theo giới tính và độ tuổi:

Đối tượng khảo sát trong mẫu nghiên cứu chủ yếu là nam giới, có 118 nam (52,40%) và 107 nữ (47,60%). Về độ tuổi thì chủ yếu tập trung vào nhóm dưới 30 tuổi với 143 người (63,60%), 57 người từ 30-45 tuổi (25,30%) và 25 người trên 45 tuổi (11,10%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU của tập đoàn VNPT THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 48 - 50)