Khi việc xây dựng và phát triển thương hiệu đã đạt được những thành quả nhất định, DN phải thực hiện việc đăng ký bảo hộ thương hiệu để ngăn chặn các sự xâm phạm từ bên ngoài (như sự xâm phạm của hàng giả, hàng nhái; sự tạo nhầm lẫn cố tình, hiện tượng gây khó hiểu của các thương hiệu gần giống) để đảm bảo uy tín về thương hiệu và niềm tin của KH về SP của DN trên thị trường.
nhãn hiệu hàng hóa. Xuất phát từ việc bảo hộ thương hiệu mang tính lãnh thổ, nên quyền bảo hộ chỉ được công nhận tại những quốc gia mà chủ thương hiệu đã tiến hành đăng ký xác lập, nghĩa là khi DN đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào thì thương hiệu chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó và như thế, nếu muốn được bảo hộ ở những quốc gia khác thì phải tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ ở các quốc gia đó.
Tùy thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động và chiến lược cụ thể của từng DN mà có sự lựa chọn cách thức đăng ký bảo hộ phù hợp cho nhãn hiệu hàng hóa của mình. Để đăng ký bảo hộ thương hiệu, DN có thể nộp đơn trực tiếp hoặc ủy quyền cho một bên thứ ba thay mặt nộp đơn. Vấn đề quan trọng là trước khi nộp đơn, phải rà soát kỹ xem thương hiệu sẽ đăng ký có bị trùng lặp hoặc có các yếu tố ngoại trừ trong đăng ký hay không. Tiếp đó, DN cần thường xuyên theo dõi tiến độ cũng như những yêu cầu và phản hồi từ phía cơ quan quản lý việc đăng ký bảo hộ (thường là trong 3 tháng đầu kể từ ngày nộp đơn). Tốt nhất nên tham khảo ý kiến hoặc sử dụng DV tư vấn của các công ty tư vấn luật hoặc các luật sư để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu. Có hai thị trường mà DN cần lưu ý khi đăng ký bảo hộ thương hiệu là: thị trường trong nước, thị trường nước ngoài.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA TẬP ĐOÀN VNPT