Chức năng của phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU của tập đoàn VNPT THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 25 - 27)

Các chức năng cơ bản của phát triển thương hiệu bao gồm:

Thứ nhất là tăng khả năng nhận: Đây là chức năng đặc trưng và quan trọng

của thương hiệu. Khả năng nhận biết được của thương hiệu là yếu tố quan trọng không chỉ cho người tiêu dùng mà còn cho cả doanh nghiệp. Qua thương hiệu mà khách hàng nhận biết và phân biệt được hàng hóa của doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác. Thương hiệu còn giúp cho doanh nghiệp phân đoạn thị trường. Vì vậy, việc phát triển thương hiệu không chỉ tăng khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng mà còn là một cách thức cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường.

Thứ hai là chức năng thông tin, chỉ dẫn: Thể hiện qua những hình ảnh, ngôn

ngữ, hoặc các dấu hiệu khác cũng như khẩu hiệu của thương hiệu, người tiêu dùng có thể nhận biết đươc phần nào về giá trị của hàng hóa, những công dụng đích thực mà hàng hóa đó mang lại cho người tiêu dùng trong hiện tại và tương lai. Chỉ dẫn dù rõ ràng và phong phú đến đâu nhưng không thỏa mãn về khả năng phân biệt và nhận biệt thì cũng được coi là một thương hiệu không thành công, bởi vì nó dễ tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vì vậy, phát triển thương hiệu cũng là phát triển những hình ảnh, ngôn ngữ, thậm chí là slogan của thương hiệu để đến gần hơn với khác hàng, đạt được mục đích thông tin, chỉ dẫn của thương hiệu.

Thứ ba là chức năng tạo cảm nhận và tin cậy: Đó là sự cảm nhận về sự khác

biệt, sang trọng, cảm nhận yên tâm, thoải mái và tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ đó. Nói đến chức năng cảm nhận là người ta nói đến một ấn tượng nào đó về hàng hóa và dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng. Sự cảm nhận của khách hàng không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành do tổng hợp các yếu tố của thương hiệu và sự trải nghiệm của người tiêu dùng. Sự tin cậy và sẵn sàng lựa chọn hàng hóa mang một thương hiệu nào đó đã mang đến cho doanh nghiệp một tập khách hàng trung thành. Phát triển thương hiệu không chỉ về hình ảnh, nội dung bên ngoài mà còn là thay đổi cảm nhận và tăng cường độ tin cậy của khách hàng. Một thương hiệu giá trị là một thương hiệu luôn không ngừng phát triển, luôn đem đến cho khách hàng niềm tin và để lại ấn tượng tốt trong tâm trí người tiêu dùng khi sử dụng.

Thứ tư là chức năng kinh tế: Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại

và tiềm năng. Giá trị thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu. Thương hiệu được coi là một tài sản vô hình và rất có giá trị. Mặc dù giá trị của thương hiệu rất khó định đoạt những nhờ những lợi thế mà thương hiệu nổi tiếng mang lại, hàng hóa sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập thị trường hơn. Khi định giá tài sản của một doanh nghiệp, thương hiệu là một yếu tố không thể bỏ qua.

Như vậy rõ ràng thương hiệu là một tài sản có triển vọng khai thác trong tương lai và ngân sách dành cho việc phát triển thương hiệu là một dạng đầu tư có lợi nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU của tập đoàn VNPT THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 25 - 27)