Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 38)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

1.2. Lý luận công tác xã hội nhóm

1.2.6. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu đề tài

1.2.6.1. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow a. Lịch sử lý thuyết nhu cầu

Thuyết nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội. Trong số đó có thể chú ý đến tháp nhu cầu được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943.

b. Nội dung lý thuyết nhu cầu

Theo ông, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Dưới đây là năm tầng trong tháp nhu cầu của Maslow gồm:

(1) Các nhu cầu căn bản nhất thuộc về "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi...; (2) Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo; (3) Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy, muốn nhận được nhiều sự yêu thương từ gia đình, người thân, bạn bè; (4) Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng’ (5) Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, phát triển, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.

c. Vận dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow vào công tác xã hội đối với trẻ mồ côi tại Làng trẻ SOS trên địa bàn thành phố Việt Trì.

Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu nhu cầu của các em tại Làng trẻ theo năm bậc thang về nhu cầu. Với mỗi nấc thang nhu

1 1 2 3 1 4 5

cầu đó, trẻ mong muốn được đáp ứng những gì? Đáp ứng như thế nào. Bên cạnh đó cúng tôi vận dụng thuyết nhu cầu để đánh giá về việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản và nhu cầu nâng cao của trẻ tại Làng trẻ SOS và. Đặc biệt chúng tôi sẽ đi tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích sâu hơn về các nhu cầu cơ bản và nhu cầu giáo dục. Nhằm có những đánh giá về việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và giáo dục của trẻ tại Làng trẻ và trung tâm bảo trợ, cũng như đánh giá được vai trò của cán bộ quản lý, các nhân viên công tác xã hội của Làng và của trung tâm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tiếp theo tôi cũng vận dụng thuyết nhu cầu vào việc tìm hiểu nhu cầu của các cán bộ, nhân viên công tác xã hội ở Làng và ở trong trung tâm. Bởi việc đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất cho cán bộ, nhân viên cũng là yếu tố quan trọng trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và chia sẻ với trẻ về mặt tình cảm.

1.2.6.2. Lý thuyết hệ thống sinh thái a. Lịch sử lý thuyết hệ thống sinh thái

Lý thuyết hệ thống sinh thái được Carel Germain Giáo sư ngành công tác xã hội trường Đại học Columbia, Mỹ đề xướng vào năm 1973. Bà là người đầu tiên phát triển khái niệm về “một quan điểm sinh thái” trong khi giảng dạy tại Columbia vào giữa những năm 70 và sau đó cô đã dựa trên nền tảng đó để phát triển lý thuyết này với sự hỗ trợ củ đồn nghiệp của mình. Mục đích là đưa thuyết này áp dụng vào công tác xã hội. Năm 1983 cô đã tiếp tục xây dựng và mở rộng giảng dạy ở Mỹ.

b. Nội dung thuyết hệ thống sinh thái

Theo định nghĩa Hệ thống sinh thái gồm hai ý tưởng: Môi trường sinh thái của cá nhân khi cá nhân đó đang cố gắng để thích nghi với môi trường xung quanh; hệ thống khi nhìn vào mối tương quan của những bộ phận khác nhau. Ta phối hợp hai chữ này thành hệ thống sinh thái (Ecology systems). Cá nhân gắn chặt với gia đình, gia đình với cộng đồng, có những cá nhân rất mạnh có thể lay chuyển cả một hệ thống lớn. Hành vi con người rất phức tạp, không có một yếu tố nào duy nhất giải thích về hành vi con người. Chúng ta phải cố gắng kết hợp các lý thuyết về cá nhân, gia đình, nhóm, xã hội và lý thuyết về thế giới để hiểu về con người theo hệ thống sinh thái.

Theo thời gian, Germain và Alex nhận thấy rằng quan điểm sinh thái không chỉ có thể áp dụng trong CTXH cá nhân mà còn thích hợp để áp dụng cho CTXH nhóm, CTXH cộng đồng và họ đã dựa trên thành quả nghiên cứu có được để phát

triển mô hình đời sống ( Life model) dùng trong thực hành. Hiện nay, lý thuyết hệ thống sinh thái đã được áp dụng giảng dạy và đưa vào thực hành trên toàn thế giới. Sơ lược về thuyết hệ thống sinh thái Lý thuyết hệ thống sinh thái và tiếp cách tiếp cận theo lý thuyết hệ thống sinh thái theo truyền thống được dựa trên một mô hình tâm lý học của Freud, trong đó chẩn đoán và điều trị tập trung chủ yếu vào tâm lý của thân chủ và sự can thiệp tích cực, nhanh chóng của gia đình. Điểm đặc biệt nhất của cách tiếp cận theo lý thuyết hệ thống sinh thái là nó cung cấp một lăng kính nhằm tìm ra mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh dựa trên nền tảng sinh thái học (Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố và sinh sống của những sinh vật sống và các tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường sống của chúng. Các chủ đề mà các nhà sinh thái học quan tâm như đa dạng sinh học, phân bố, giá trị (sinh khối), số lượng (quần thể) của các sinh vật, cũng như sự cạnh tranh giữa chúng bên trong và giữa các hệ sinh thái.).

c. Vận dụng lý thuyết hệ thống sinh thái vào công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS trên địa bàn thành phố Việt Trì

Thuyết hệ thống sinh thái được sử dụng rỗng rãi trong CTXH nhóm, vì thuyết này giúp cho NVXH hiểu được nhóm như một hệ thống của các yếu tố tương tác với nhau. Bên cạnh đó, để nhóm hoạt động được, nhóm sẽ phải tương tác những hệ thống bên ngoài.

Đối với nhóm TEMC tại Làng trẻ SOS Việt Trì cũng vậy, nhóm chịu tác động của nhiều hệ thống và mỗi cá nhân lại có khả năng tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu sẽ tìm hiểu sự tác động của các hệ thống nhóm nói chung và các thành viên trong nhóm nói riêng. NVXH cũng là một trong những hệ thống thường xuyên tương tác với nhóm. Nghiên cứu sử dụng thuyết hệ thống để xem xét mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm và giữa nhóm với các hệ thống hỗ trợ khác. Từ đó có những định hướng cho quá trình can thiệp và làm việc nhóm của NVXH.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 38)