Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong việc giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 59 - 74)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

3.2. Công tác xã hội nhóm với trẻ mồ côi tại Làng trẻ SOSViệt Trì

3.2.2. Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong việc giải quyết vấn đề

Bảng 3.1: Bảng kế hoạch can thiệp dự kiến

STT Mục tiêu Hoạt động Người thực

hiện

Kết quả mong đợi

1

Giúp trẻ khám phá được điểm mạnh của bản thân mình - Cùng các em tổ chức các hoạt động vui chơi, tập kể chuyện, cùng nhau họp nhóm đoàn kết. - Tổ chức các chương trình năng khiếu cho các em, như ca hát, vẽ tranh và chơi các hoạt động thể thao.., - Nhóm thân chủ - Nhân viên công tác xã hội - Các em vui vẻ, hòa đồng và trở nên hứng thú, đoàn kết hơn khi chơi với nhau - Các em bộc lộ được khả năng bản thân mình đang có mà bấy lâu nay chưa thể hiện ra, khi các em trò chuyện và làm việc nhóm với nhau 2 Giúp trẻ tự tin về bản thân mình hơn, bớt e dè và tự ti mặc cảm trước mọi người

- Tổ chức và tập cho các em đóng vai diễn xuất trước đám đông - Đưa ra những hoạt động vui chơi như tập làm MC, tập thuyết trình trước các bạn và mọi người xung quanh - Nhóm thân chủ - Nhân viên công tác xã hội - Các em tự tin vào bản thân mình hơn - Không còn e ngại, e dè khi đứng trước đông người cũng như trước người lạ. Mạnh dạn hơn khi giao tiếp, không còn mặc cảm với hoàn

- Chiếu cho trẻ xem bộ phim “Về thông điệp cuộc sống”, để giúp trẻ cảm nhận và rút ra bài học cũng như khẳng định bản thân hơn khi đã hiểu như thông điệp… cảnh của mình hiện tại, và có nhiều động lực để cố gắng hơn nữa trong tương lai của các em

Vì lí do đó, tôi đã chọn phương pháp công tác xã hội nhóm, nhằm can thiệp, trợ giúp cho một nhóm các em chưa khám phá được điểm mạnh của bản thân mình. Hơn nữa các em còn rụt rè và tự ti về bản thân mình khi tiếp xúc giao tiếp với người ngoài, còn e ngại sợ sệt…

3.2.2.2. Bước 1: Thành lập nhóm a. Lí do và hoàn cảnh thành lập nhóm

Qua quá trình tìm hiểu, khảo sát và chia sẻ với lãnh đạo, và nhân viên công tác xã hội, cũng như phỏng vấn một số trẻ trong Làng, tôi nhận thấy đa số trẻ ở Làng được sống trong một môi trường chăm sóc tốt, các em được sống theo gia đình. Mỗi gia đình có 1 dì và khoảng 6-9 con. Ngoài việc các em được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, về không gian sống... các em còn được Làng quan tâm đặc biệt tới hoạt động vui chơi, giải trí; dịch vụ giáo dục...

Tuy nhiên, vẫn còn một số em chưa tự tin về bản thân mình, chưa thể hiện được điểm mạnh của bản thân mình trước mọi người. Vì lí do đó, tôi quyết định thực hiện công tác xã hội nhóm với nhóm với nhóm trẻ mặc cảm tự ti. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố nên tôi chỉ có thể chọn ra nhóm thân chủ là 5 em trong số các em tự ti về bản thân để thực hiện tiến trình trợ giúp.

- Ngày thành lập nhóm: ngày 12 tháng 01 năm 2018

- Địa điểm thành lập nhóm: sân bóng ở làng trẻ SOS Việt Trì- Số lượng thành viên nhóm: 5 thành viên và tất cả đều là nam

- Thành phần: Nhân viên công tác xã hội, là chị T.T.L.H và cô H.T.V mẹ của nhà số 10 - Loại hình nhóm: Nhóm giúp các em tự tin về bản thân hơn, bớt tự ti mặc cảm, e dè trong cuộc sống.

b. Thông tin chung về các thành viên trong nhóm

Ảnh 3.1. Các thành viên trong nhóm tự ti mặc cảm

Việc lựa chọ được nhân viên công tác xã hội đã chuẩn bị từ trước nên tiêu chí lựa chọn đưa ra:

- Về số lượng 5 thành viên - Về độ tuổi 8-10 tuổi - Cơ cấu giới tính: 5 nam

- Đặc điểm trẻ: Đều là trẻ có hoàn cảnh mồ côi, đặc điểm tâm sinh lý tương đồng nhau. Các đối tượng cần có sự đồng đều về thể chất, nhận thức, khả năng, không quá mâu thuẫn với nhau. Các em đều tự ti mặc cảm về bản thân mình, cũng như chưa phát huy được điểm mạnh của bản thân.

Qua quá trình khảo sát và lựa chọn nhóm viên, NVXH được dự hỗ trợ của mọi người trong Làng đã lựa chọn nhóm thân chủ gồm 5 thành viên:

Bảng 3.2. Thông tin cá nhân về thân chủ

STT Họ và tên Ngày sinh Thông tin về trẻ Chỗ ở hiện tại

1 B.P.H 16/11/2005 Em lễ phép tuy nhiên em hay cáu gắt với anh chị trong nhà, e dè và nhút nhát với thầy cô khi đến lớp Nhà số 03 , Làng trẻ SOS Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 2 N.V.T 25/6/2005 Em tự ti về bản thân, do bị bố mẹ bỏ mặc khi em còn nhỏ đã được bà ngoại đưa đến Làng và nhờ nuôi dưỡng. Bây giờ khi nhắc đến bố mẹ em hơi mặc cảm Nhà số 5, Làng trẻ SOS, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 3 N.D.H 9/10/2005 Em là người hòa nhã, kết quả học tập của em còn kém. Bản thân em là người yêu thể thao, tuy nhiên ngại vui chơi với bạn bè nên em chưa phát huy được điểm mạnh của mình

Nhà số 10, Làng trẻ SOS Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

4 T.A.P 10/11/2004 Em hay rụt rè, nói nhỏ. Bản thân em là dân tộc Mông nên em còn nhận thức hơi chậm Nhà số 10, Làng trẻ SOS Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 5 V.C.H 26/9/2005 Em là người, hơi ngang bướng, và chưa phát huy được điểm mạnh của bản thân mình cho mọi người biết

Nhà số 7, Làng trẻ em SOSViệt Trì, tỉnh Phú Thọ

Qua những thông tin về các em, và cũng qua tìm hiểu thì ta thấy được điểm mạnh điểm yếu của các em qua bảng sau:

Bảng 3.3. Điểm mạnh điểm yếu của nhóm thân chủ

STT Họ và tên Điểm mạnh Điểm yếu

1 B.P.H - Em là người năng nổ và lễ phép

- Có năng khiếu chơi đá bóng

- Hay cáu gắt bảo thủ với các anh chị trong nhà

- Tính hay bảo thủ, nhận thức chậm, và chữ viết còn xấu

2 N.V.T - Em nhút nhát e thẹn - Vâng lời, dễ bảo - Nhận thức nhanh

- Hơi nhút nhát

- Bướng bỉnh, đôi khi giao tiếp chưa đúng hoàn cảnh và chưa phù hợp

3 N.D.H - Em ngoan ngoãn, lễ phép, hòa nhã.

- Có năng khiếu hát hay.

- Hơi nhút nhát, e dè trong giao tiếp.

- Kết quả hoc tập của em còn thấp.

4 T.A.P - Em khá ngoan. - Thích chơi cầu lông.

- Vâng lời giúp đỡ mẹ việc vặt trong gia đình.

- ít nói, là con trai nhưng em nói nhỏ, nhút nhát

- Tiếp thu trong quá trình học tập còn chậm, chữ viết hơi cẩu thả. 5 V.C.H - Em ngoan ngoãn, hòa đồng

- Khá là mạnh dạn

- Đôi khi hay bướng bỉnh, hay làm theo ý của mình

- Nhiều lúc cũng có sự mặc cảm về bản thân( vì bố mẹ em đều đi tù do buôn hàng cấm)

Trên đây là 5 thành viên đều có độ tuổi từ 8-10, và đang là học sinh khối lớp 3 trường Hermann thành phố Việt Trì.

Hồ sơ của nhóm viên bao gồm: Thành viên 1: B.P.H

Giới tính; Nam, Sinh ngày: 16/11/2005

Hiện cư trú tại: Nhà số 03, Làng trẻ SOS Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Nơi sinh: khu 6 xã Thanh Đình - Việt Trì - Phú Thọ.

Đặc điểm của nhóm viên cần quan tâm: Em lễ phép, năng nổ và mạnh dạn.

Tuy nhiên em ở nhà hay cáu gắt và bảo thủ với anh chị trong nhà, khi giao tiếp với thầy cô bạn bè em è dè ngại ngùng, năng lực tiếp thu hơi kém, chữ viết chưa đúng yêu cầu và cẩu thả.

Thành viên 2: N.V.T

Giới tính: Nam, Sinh ngày 25/6/2005 Nơi sinh: xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ

Hiện cư trú tại: nhà số 5, Làng trẻ SOS, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Đặc điểm nhóm viên cần quan tâm: Rụt rè, hơi nhút nhát, bướng bỉnh, và giao

tiếp không phù hợp.

Thành viên 3: N.D.H

Giới tính: Nam Sinh ngày: 9/10/2005

Nơi sinh: xóm Cả, xã Tân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Hiện cư trú tại: nhà số 10, Làng trẻ SOS Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Đặc điểm nhóm viên cần quan tâm: Em ngoan ngoãn, lễ phép, hòa nhã, hơi rụt

rè trong giao tiếp. Kết quả học tập còn kém, học lực của em hiện xếp loại yếu.

Thành viên 4: T.A.P

Giới tính: Nam Sinh ngày: 10/11/2004 Nơi sinh: Văn Trấn- Yên Bái

Hiện cư trú tại: nhà số 10, Làng trẻ SOS Việt Trì

Đặc điểm nhóm viên cần quan tâm: Ngoan ngoãn, lễ phép, là con trai em ít nói, rụt rè trong giao tiếp, nói nhỏ. Khả năng tiếp thu chậm, chữ viết xấu, học kém.

Thành viên 5: V.C.H

Giới tính: Nam Sinh ngày: 26/9/2005 Nơi sinh: Mù Cang Chải, Yên Bái

Hiện cư trú tại: Nhà số 7, Làng trẻ em SOSViệt Trì

Đặc điểm nhóm viên cần quan tâm: Em ngoan ngoãn, hòa đồng, khá mạnh dạn.

Tuy nhiên đôi khi còn hơi ngang bướng và làm theo ý của mình.

- Xác định nhu cầu thành lập nhóm:

Việc phân tích các đặc điểm tình hình của nhóm, cũng như khảo sát các thành viên trong nhóm, NVXH đánh giá nhu cầu của nhóm như sau:

Thứ nhất: Thông qua hoạt động nhóm các em có cơ hội chia sẻ suy nghĩ tâm

tư của mình, từ đó xây dựng được mối quan hệ, tình cảm tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.

Thứ hai: Giúp các em học các kỹ năng sống cần thiết trong giao tiếp để tự tin

hơn trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Hơn nữa để các em hòa nhập, thể hiện điểm mạnh của bản thân mình trước đám đông, không e dè xấu hổ, thông qua các hoạt động vui chơi các em vui vẻ, tự tin về bản thân và bớt đi những suy nghĩ tiêu cực Chúng ta nhận thấy mỗi thành viên có những đặc điểm, quê quán, hoàn cảnh khác nhau, tuy nhiên các em đều có chung một vấn đề là chưa tiếp cận tốt được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục và còn tự ti về bản thân. Các em đều có nhu cầu được trợ giúp để có thể biết cách chăm sóc tốt cho bản thân cũng như có được phương pháp học tập giao tiếp để tự tin hơn. Vì vậy, đa số các em rất thích thú khi tham gia tự nguyện vào nhóm.

c. Vấn đề chung của 5 thành viên trong nhóm

Tất cả 5 thành viên của nhóm đều có chung vấn đề là trong năm học vừa qua các em đều có lực học trung bình và yếu và các em ngại giao tiếp và tự ti về bản thân mình. Các em chưa có phương pháp học tập phù hợp, không có hứng thú trong học tập, cảm thấy tự ti so với các bạn học tốt hơn mình. Chính vì học lực kém nên các em chưa chủ động trong học tập, tìm tòi cũng như chưa định hướng được sự nghiệp cho tương lai của mình. Các em còn trông chờ, ỷ lại vào Làng trẻ.

- Xây dựng nội quy của nhóm

Các thành viên thỏa thuận và đưa ra nội quy hoạt động của nhóm với sự hướng dẫ hoạt động của NVXH.

Một là, tham gia đầy đủ đúng giờ, nếu vắng mặt có lý do thì báo với nhóm

trưởng hoặc NVXH

Hai là, khi sinh hoạt nhóm cần tuân thủ các nguyên tắc giữ trật tự khi cần

thiết, không trêu trọc hay chê bai khi bạn làm sai, vỗ tay khuyến khích có ai đó phát biểu hay thực hiện các hoạt động nhóm.

Ba là, tích cực phát biểu ý kiến và đoàn kết giúp đỡ các bạn trong nhóm. Bốn là, ra hình thức khen thưởng với thành viên tích cực và chấp hành đúng

nội quy nhóm.

d. Mục đích của các thành viên trong nhóm

Sau 3 tháng các em đã tự tin mạnh dạn hơn, tự tin về bản thân mình hơn, và tự biết cách chăm sóc cho bản thân mình.

Bảng 3.4. Tiêu chí đưa ra và kết quả đạt được

Tiêu chí Sau 2 tháng Kết quả đạt được

3 bạn chưa phát huy và khám phá được điểm mạnh của mình

Các em đã tự tin về bản thân mình hơn khi ở trước đông người

2 bạn tự ti mặc cảm về bản thân mình là do mồ côi, bỏ rơi

Các em đã hoàn thiện bản thân hơn, không còn tự tin và có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân mình nữa

3.2.2.3. Bước 2: Khảo sát nhóm

Thời gian: vào ngày 26 tháng 1 năm 2018

Địa điểm: Nhà số 10 - Thành phần: 5 thành viên trong nhóm và nhân viên

công tác xã hội.

Nội dung: Tìm hiểu về nét tương đồng của các thành viên trong nhóm

Hoạt động 1: Từ đó nhân viên xã hội cung cấp lý thuyết về kỹ năng làm việc

theo nhóm thông qua các tài liệu NVCTXH đã chuẩn bị sẵn với mục đích giúp cho trẻ hiểu được sự thể hiện mình và sự tự tin của trẻ trước mọi người và trước đám đông.

Hoạt động 2: Triển khai các kế hoạch của nhân viên xã hội cho trẻ hiểu, để

từ đó thực hiện kế hoạch ở các buổi họp sau. Mục đích buổi họp nhóm:

+ Tiếp tục quá trình tìm hiễu lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm, để các em có thể hiểu và chấp nhận nhau hơn;

+ Lên kế hoạch cụ thể về các giải pháp cho vấn đề của chính các em

+ Nhân viên công tác xã hội thông qua với nhóm về kế hoạch tổ chức chia sẻ với các thành viên trong nhóm về “Giáo dục kỹ năng sống” (hoạt động này sẽ được tổ chức vào cuối tiến trình công tác xã hội nhóm).

3.2.2.4. Bước 3: Thực hiện các hoạt động

Sau khi các công việc thành lập nhóm, lên kế hoạch... đã hoàn tất, tới bước ba là bước quan trọng, đó là các thành viên trong nhóm bắt tay vào thực hiện các hoạt động của mà nhóm đã lên kế hoạch.

b. Buổi họp nhóm thứ nhất (thực hiện mục tiêu 1)

- Địa điểm: Tại sân bóng đá

- Thành phần: 5 thành viên trong nhóm, nhân viên công tác xã hội và mẹ Vui, phụ trách nhà số 10.

- Nội dung: Nâng cao tinh thần đoàn kết, hợp tác để các em tự tin về bản thân mình hơn

Hoạt động 1: Nhân viên xã hội tổ chức cho các em chơi các hoạt động vui

chơi như ca hát, vẽ tranh, diễn xuất trước đám đông.

Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi cho các em để các em hòa đồng với nhau hơn,

tạo tinh thần đoàn kết và vui chơi khám phá bản thân và tự tin hơn nữa trong mọi hoàn cảnh. Và tổ chức cho các em kể chuyện ca hát thi với nhau để các em có cơ hội thể hiện bản thân mình hơn.

- Mục đích của buổi họp:

+ Yêu cầu các thành viên báo cáo tiến độ các công việc mình thực hiện; + Nêu lên những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện các công việc; + Báo cáo những kết quả mình đạt được;

+ Chia sẻ kinh nghiệm với nhau khi thực hiện các công việc;

+ Tiếp tục triển khai các công việc tiếp theo như kế hoạch đã định ra trong buổi hợp đầu và buổi họp thứ hai.

Lượng giá buổi sinh hoạt:

Khảo sát tương tác nhóm thông qua sơ đồ NVXH thực hiện:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tương tác buổi sinh hoạt nhóm thứ hai

T H

P H

Chú thích: Tương tác 2 chiều thân thiết Tương tác 2 chiều bình thường Tương tác 1 chiều

Không tương tác

Nhận xét: Qua sơ đồ trên cho thấy buổi sinh hoạt khi đã bắt đầu đi vào hoạt

động các thành viên trong nhóm chưa có sự tương tác nhiều. Hầu hết các bạn không chơi với nhau và có mối quan hệ xa cách. Mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm buổi đầu sinh hoạt đều là tất yếu khi mà nhóm đi vào hoạt động và mọi người

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 59 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)