PHẦN 2 : NỘI DUNG
1.4. Các chính sách pháp luật liên quan đến trẻ em mồ côi
Thứ nhất, về mặt Hiến pháp và pháp luật
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ. Điều 14, Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946 quy định: “Trẻ em được săn sóc về mặt giáo
dưỡng” và Điều 15: “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí... học trò nghèo được Chính phủ giúp”. Tiếp đó, Hiến pháp năm 1992, Điều 65 khẳng định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” .
Điều 51 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và điều 65 Hiến pháp 1992 quy định trẻ em mồ côi không nơi nương tựa nội dung gồm :
1. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban Nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.
2. Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
3. Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
Ngày 26 tháng 4 năm 2013, Chính phủ ban hành Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa giai đoạn 2013-2020 (Quyết định Số: 647/QĐ-TTg). Đề án nhằm huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng, trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống.
Quy định trên đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ mồ côi nói riêng. Luật đã quy định cụ thể cơ quan có trách nhiệm trong việc giúp đỡ trẻ em tìm nơi nương tựa. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có các chính sách trợ giúp các cơ sở chăm sóc trẻ em nhằm mục đích bảo đảm cho nhóm trẻ em này được chăm sóc, giáo dục với những điều kiện tốt nhất. Như vậy, Việt Nam đã nội luật hóa các qui định pháp luật của luật quốc tế.
Thứ hai, về mặt cơ chế, chính sách
Từ lúc Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn với cuộc chiến giặc ngoại xâm, Nhà nước đã ban hành chính sách trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.
Để các chế độ chính sách phù hợp hơn với tình hình thực tế, ngày 27/02/2010, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó nâng mức trợ cấp cho trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cộng đồng, nhà ở xã hội tại cộng đồng hay tại cơ sở bảo trợ xã hội với
mức thấp nhất là 180.000đ/em/tháng (so với Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 là 120.000đ/em/tháng).
Trên đây là một số chính sách pháp luật có liên quan tới trẻ mồ côi, các chính sách, quy định đó nhắm hướng dẫn, quy định, làm cơ sở giúp các cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục cũng như đáp ứng các nhu cầu cho trẻ mồ côi, giúp các em được đảm bảo các quyền lợi và có cuộc sống tốt nhất.
Tiểu kết chương 1
Thứ nhất, CTXH là một ngành nghề, một hoạt động chuyên môn mang tính
khoa học, và CTXH nhóm là một phương pháp của ngành CTXH. Bằng việc áp dụng các lý thuyết, định nghĩa, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, CTXH nhóm sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về CTXH chuyên nghiệp khi trợ giúp cho nhóm đối tượng TETHCĐB trong đó có TEMC.
Thứ hai, trên thực tế, nhu cầu về CTXH đối với đối tượng TEMC trên đại
bàn thành phố Việt Trì là rất cần thiết. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật tạo tiền đề pháp lý cho CTXH tiến tới hỗ trợ chuyên nghiệp cho TEMC để từ đó các em có thể được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu, tiến tới hòa nhập cộng đồng, xã hội. Hơn nữa còn giúp các em tự tin về bản thân mình hơn, không còn mặc cảm tự ti trước mọi người.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TẠI LÀNG TRẺ SOS VIỆT TRÌ