Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 42)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi

1.3.1. Các yếu tố khách quan

1.3.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ vụ cho việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc, giáo dục

Trẻ mồ côi cũng như bao trẻ bình thường khác đều có nhiều nhu cầu như: ăn, mặc, ở, ngủ, có không gian ở tốt...để đáp ứng được các nhu cầu đó, các cơ sở bảo trợ

xã hội cần xây dựng không gian sống cho trẻ mồ côi một cách tốt nhất. Ngược lại, nếu các cơ sở bảo trợ xã hội có được đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, làm việc nhiệt tình, nhưng cơ sở đó toành toàng, thiếu thốn các cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu, thì nó sẽ ảnh hưởng tới hoạt động chăm sóc trẻ mồ côi.

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy yếu tố về cơ sở vật chất phục vụ cho việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc và nhu cầu giáo dục cho trẻ mồ côi tại các cơ sở bảo trợ xã hội là rất cần thiết và quan trọng. Để các hoạt động chăm sóc trẻ được thuận lợi và đạt yêu cầu, thì yếu tố về cơ sở vật chất không thể thiếu, nó là điều kiện tiên quyết để giúp trẻ mồ côi được đáp ứng các nhu cầu.

1.3.1.2. Điều kiện về nguồn lực con người a. Về đội ngũ cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý là những người có tầm nhìn, ảnh hưởng nhiều nhất tới các hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội, họ là những người hiểu biết rõ nhất về các cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan tới quyền lợi của trẻ mồ côi. Họ cũng chính là những người tìm kiếm các cơ hội, nguồn lực trợ giúp cho trẻ mồ côi cũng như phục vụ cho các hoạt động chung của cơ sở bảo trợ xã hội.

Với những cán bộ quản lý có tầm nhìn và có khả năng tìm kiếm các nguồn lực, họ sẽ luôn biết cách kết nối cơ sở bảo trợ của mình với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nhằm học hỏi các kinh nghiệm quản lý, chăm sóc trẻ, cũng như kêu gọi sự tài trợ phục vụ cho đời sống của các trẻ mồ côi. Để giúp cho một cơ sở bảo trợ xã hội phát triển và có đầy đủ các cơ sở vật chất, trang thiết bị... người cán bộ quản lý không những cần có kiến thức, kỹ năng, thái độ mà cần phải hội tụ nhiều yếu tố khác như: sự linh hoạt, nhanh nhẹn, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của người khác, biết tổ chức, sắp xếp công việc, con người... một cách hợp lý. Như vậy, chúng ta có thể thấy được việc trẻ mồ côi và trẻ tàn tật được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và được sống trong một môi trường, không gian tốt phụ thuộc rất nhiều vào người quản lý cơ sở bảo trợ xã hội.

b. Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ của nhân viên công tác xã hội

Nhân viên công tác xã hội là người hoạt động chuyên nghiệp trong các tổ chức xã hội, có trình độ hiểu biết, kỹ năng hoạt động công tác xã hội, có phương pháp giúp đỡ hiệu quả để đối tượng tự phát huy những khả năng vốn có của mình để giải quyết vấn đề của chính họ [4, tr.23].

Nhân viên công tác xã hội là những người có kiến thức, tay nghề vững chắc (kiến thức, kỹ năng, thái độ). Họ là cầu nối giữa đối tượng với các nguồn hỗ trợ của xã hội và là người có trách nhiệm kết nối những việc làm của các phòng ban có liên hệ tới đối tượng để có được sự thống nhất nhằm hiệu quả tối đa nguồn hỗ trợ cho các đối tượng. Chính vì thế, nhân viên công tác xã hội có vai trò trách nhiệm rất lớn trong hoạt động sự nghiệp của mình.[5, tr.56].

Như vậy, nhân viên công tác xã hội có vai trò rất quan trọng tới việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc và giáo dục của trẻ. Nếu nhân viên công tác xã hội là những ngươi hội tụ đủ được bốn yếu tố là: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ sẽ là tiền đề giúp trẻ mồ côi tiếp cận dịch vụ chăm sóc, giáo dục và ngược lại, nếu nhân viên công tác xã hội có những hạn chế về những điểm đó sẽ là rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ của trẻ mồ côi.

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

1.3.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mồ côi

Trẻ mồ côi là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi và mất mát hơn cả. Các em không được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, thiếu đi sự chăm sóc, vỗ về của cha mẹ. Vì vậy, tâm lý của các em cũng có những điểm khác biệt so với những trẻ có cha mẹ khác và thể hiện ở những khía cạnh sau[10, tr.251]:

Thứ nhất, về tình cảm: do thiếu thốn về tình cảm nên các em có nhu cầu

tình thương rất lớn. Nhu cầu tình thương yêu của cha mẹ đối với con cái có giá trị như điều kiện sống còn đối với trẻ em ngay từ khi còn là thai nhi và những giai đoạn sau này của trẻ. Đời sống tình cảm thiếu hụt đã chi phối rất nhiều đến hoạt động tâm lý của trẻ.

Thứ hai, về thái độ: những khó khó khăn về vật chất cùng với sự thiếu

vắng tình yêu của cha mẹ làm cho các em dễ có thái độ tự ti, mặc cảm dẫn đến mất đi các động cơ kích thích học tập rèn luyện của mình.

Thứ ba, về hành vi: các em dễ bị kích động hoặc ngược lại thờ ơ lãnh đạm

đối với cuộc sống xã hội, đôi khi có rối nhiễu về hành vi vận động như co giật, tật lắc đầu, gật đầu... Trẻ mồ côi thường có cử chỉ lập dị, thiếu chuẩn trong hành vi giao tiếp xã hội, khó thiết lập các mối quan hệ xã hội ở tuổi trường thành.

Thứ tư, về lòng tin: những mất mát quá lớn về tình cảm, những khó khăn

bất cần nếu không có người nâng đỡ. Tuy nhiên, khi có được sự quan tâm yêu mến của ai đó, thì tình cảm của các em rất sâu nặng, biết ơn với người đó, lấy đó làm niềm tin, nghị lực cho cuộc sống và mỗi khi gặp khó khăn các em sẵn sàng tìm đến chia sẻ, xin lời khuyên…

Từ một số đặc điểm tâm lý trên của trẻ mà nhân viên công tác xã hội cần có cách thức làm việc với trẻ, khuyến khích tính tự lập của trẻ, khuyến khích sự nhiệt tình của trẻ trong các hoạt động, nhất là các hoạt động liên quan tới tự chăm sóc bản thân cũng như trong học tập.

1.3.2.2. Trẻ thụ động trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc, giáo dục

Trẻ mồ côi tại các cơ sở bảo trợ xã hội luôn là đối tượng được quan tâm và hướng tới. Tuy nhiên, do xuất thân của các em có sự khác biệt so với những đứa trẻ bình thường khác nên tâm lý của nhiều em còn trông chờ, ỷ lại, chưa chủ động trong các hoạt động chung cũng như những hoạt động phục vụ cho chính cuộc sống của các em. Nếu các em chưa chủ động, trong các hoạt động phục vụ cho việc đáp ứng các nhu cầu chăm sóc, hay dịch vụ giáo dục, nó sẽ là rào cản đối với các nhân viên công tác xã hội trong hoạt động chăm sóc và đáp ứng các dịch vụ, nhu cầu của trẻ mồ côi. Và ngược lại, nếu các em luôn có tinh thần cầu tiến, muốn sống tốt hơn, chủ động trong các hoạt động, tích cực học hỏi, tự chăm sóc bản thân, chăm chỉ học hành, thì nó sẽ góp phần rất quan trọng trong việc giúp các em tiếp cận các dịch vụ chăm sóc cũng như dịch vụ giáo dục, hơn nữa việc các em chủ động, tích cực tham gia các hoạt động phục vụ cho chính mình và cho tập thể cũng sẽ là động lực giúp các trẻ khác học tập, và noi gương theo.

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy yếu tố trẻ thụ động trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, dịch vụ giáo dục sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công tác xã hội với trẻ mồ côi. Sự thụ động đó, làm giảm đi sự nhiệt tình của các nhân viên công tác xã hội, giảm đi tinh thần trợ giúp của họ đối với trẻ mồ côi, cũng như khiến các nhân viên công tác xã hội không có động lực để tiếp tục thực hiện công việc trợ giúp của mình cho trẻ mồ côi. Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy, để thực hiện tốt công tác xã hội với trẻ mồ côi, cần tới sự chủ động, tích cực, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động cá nhân cũng như hoạt động chung của trẻ.

1.3.2.3. Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, giáo dục của trẻ

Để các hoạt động công tác xã hội với trẻ mồ côi tại các cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện một cách tốt nhất và hiệu quả thì yếu tố về nhu cầu được chăm sóc sức khỏe và giáo dục của trẻ là một yếu tố ảnh hưởng tới các hoạt động công tác xã hội với chính trẻ mồ côi.

Nếu các nhân viên công tác xã hội luôn sẵn sàng trợ giúp, phục vụ trẻ mồ côi nhưng các em lại không có nhu cầu về chăm sóc hay nhu cầu về đáp ứng các dịch vụ giáo dục thì mọi cố gắng của các nhân viên công tác xã hội sẽ trở thành con số không. Nhưng ngược lại, nếu sự nhiệt tình trợ giúp của các nhân viên công tác xã hội cộng với sự nỗ lực mong muốn được đáp ứng nhu thì hoạt động công tác xã hội sẽ thuận lợi hơn.

1.3.2.4. Khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục

Mỗi cá nhân là một cá thể duy nhất. Với trẻ mồ côi cũng vậy, nếu đại đa số các em tại các cơ sở bảo trợ xã hội đều có khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục như nhau, thì các hoạt động công tác xã hội sẽ được thực hiện tốt hơn rất nhiều. Ngược lại nếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc và giáo dục của các trẻ khác nhau, thậm chí là các em có nhiều hạn chế, điều đó sẽ gây khó khăn cho các nhân viên công tác xã hội trong hoạt động trợ giúp các em.

Vì vậy, để hoạt động công tác xã hội đạt được hiệu quả trong việc trợ giúp cho trẻ mồ côi, thì yếu tố về khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, dịch vụ giáo dục là một yếu tố rất quan trọng. Bởi lẽ, để hoạt động công tác xã hội đạt hiệu quả luôn cần nhiều yếu tố và cần sự tác động, hợp tác từ nhiều phía, nhất là từ phía bản thân những người thụ hưởng, mà ở đây chính là trẻ mồ côi.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)