Thực trạng về hoạt động chăm sóc sức khỏe về thể chất đối với trẻ mồ côi tạ

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 50)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

2.2. Thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi trong việc tiếp cận các dịch

2.2.1. Thực trạng về hoạt động chăm sóc sức khỏe về thể chất đối với trẻ mồ côi tạ

vụ chăm sóc sức khỏe tại làng trẻ SOS

2.2.1. Thực trạng về hoạt động chăm sóc sức khỏe về thể chất đối với trẻ mồ côi tại Làng trẻ SOS Làng trẻ SOS

2.2.1.1. Dinh dưỡng

Qua tìm hiểu, quan sát tại Làng chúng tôi nhận thấy, mỗi ngày các em có ba bữa ăn gồm bữa ăn sáng, bữa ăn trưa và bữa ăn tối. Các bữa ăn chính, mỗi bữa ăn luân phiên theo ba nhóm thực phẩm: nhóm thực phẩm chứa chất đạm, chất béo bao gồm thịt lợn, thịt gà, cá, tôm; nhóm thực phẩm chứa chất xơ gồm rau và củ các loại; nhóm thực phẩm chứa các vi chất khác như lạc rang, đậu phụ... Bên cạnh đó, cuối bữa ăn mỗi em có thêm khẩu phần là sữa, hoa quả, bánh, kẹo. Khẩu phần này không cố định, số lượng và chủng loại phụ thuộc nguồn kinh phí của Làng vào thời điểm đó và đặc biệt còn phụ thuộc vào lượng quà của các tổ chức, cá nhân tới thăm và hỗ trợ và thi thoảng các em có bữa ăn phụ vào giữa chiều như: chè, bánh…

Để tìm hiểu sâu hơn về chất lượng bữa ăn của Làng, chúng tôi quan sát hai thời điểm ăn trưa và tối trong tuần. Chúng tôi nhận thấy có 03 món chính là rau cải luộc, trứng rán và thịt lợn băn viên sau đó dán xốt cà chua. Cuối bữa ăn mỗi em có thêm quả chuối tiêu để tráng miệng.

Để hiểu thêm về vấn đề này tôi đã trao đổi và nhận được ý kiến trả lời: “bữa

ăn ở đây em thấy rất ngon miệng, ngon hơn khi còn ở nhà em ngày trước, vì ngày trước ở nhà em không được ăn no và ăn ngon như thế này đâu, lâu lắm nhà em mới có được một bữa thịt.” (H, 14 tuổi, 3 năm sống tại Làng). Ngoài ra một ý kiến nữa

cũng trả lời “ em thấy thức ăn ở đây rất ngon miệng, được ăn no và thường xuyên

đổi món chứ trước đây em ăn ở nhà ông bà em không được ăn no như thế này”.( N

10 tuổi, 2 năm sống tại Làng).

Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy, tuy các đánh giá của trẻ là rất ngon và ngon sau khi dùng bữa. Nhưng việc chế biến các bữa ăn không phải do cấp dưỡng mà do chính các nhân viên công tác xã hội và các trẻ trong các gia đình tự đi chợ và tự chế biến. Do đó, có thể chất lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ chưa đảm bảo dinh dưỡng vì chưa có đội ngũ cấp dưỡng tham gia nấu ăn. Vấn đề đặt ra là cần có ít nhất một người cấp dưỡng phụ trách tại mỗi gia đình.

2.2.1.2. Nhà ở

Để tìm hiểu sâu hơn và hiểu đúng hơn nữa về không gian sống (nhà ở) của trẻ ở Làng, chúng tôi có cuộc trao đổi với một em ở Làng “cháu thấy sống ở đây là ổn cô

ạ, có những phòng ngủ khá rộng khoảng 20 m 2, nhưng cũng có những phòng hơi

chật, hơi chật một tí nhưng cháu cảm thấy ấm cúng, bù lại phòng khách, nhà bếp, khu đá bóng, vui chơi khá là rộng, như sân bóng rộng khoảng 60-70m, chúng cháu tha hồ đá bóng” (nam, 15 tuổi, 4 năm sống tại Làng).

Chúng tôi cũng đã trao đổi với chị T.T.L. H nhân viên công tác xã hội, chị chia sẻ “Với diện tích khá là rộng rãi, Làng chúng tôi luôn được đánh giá là cơ sở

bảo trợ xã hội khang trang, có nhiều cây xanh, vườn rau và được đánh giá là một cơ sở có không gian sống cho các con phù hợp”.

Như vậy, tôi nhận thấy Làng trẻ SOS Việt Trì có một không gian sống cho trẻ là phù hợp. Không gian sống của các em rộng rãi thoáng mát, sạch sẽ và môi trường thoải mái để cho các em sinh sống và vui chơi.

2.2.1.3. Vệ sinh, nước sạch và đồ dùng sinh hoạt

Trẻ ở Làng được cấp phát toàn bộ sinh hoạt phí và đồ dùng cá nhân như: xà phòng, kem đánh răng, thau, khăn mặt, dầu gội đầu… Những đồ dùng sinh hoạt này được Làng cấp phát theo nhu cầu sử dụng chứ không theo định kỳ. Tại mỗi gia đình đều có hệ thống nước lọc sạch sẽ, có tủ lạnh lớn để bảo quản thức ăn cho các em.

2.2.1.4. Về quần áo

Qua trao đổi với một trẻ ở Làng, em đã chia sẻ “trước khi được vào Làng sống, có khi mấy năm em mới có một cái áo khoác để mặc, mà cũng có khi chỉ được cái áo cũ, áo hàng thùng ấy ạ. Nhưng từ ngày vào Làng, em không những được ăn ngon mà còn được các mẹ, các cô chú may cho nhiều quần áo, giày dép chị ạ” (nữ,

12 tuổi, sống hơn 3 năm ở Làng).

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 50)