PHẦN 2 : NỘI DUNG
2.2. Thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi trong việc tiếp cận các dịch
2.2.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe về tinh thần đối với trẻ mồ côi tạ
quan tâm về quần áo, giày dép. Ngoài việc hàng năm các em được may vài bộ quần áo, được mua giày dép, tất, khăn… các em còn được nhận thêm một số quần áo, mũ, nón, tất, khăn… từ các cá nhân, tổ chức hỗ trợ cho các em vào những ngày lễ, tết. Nhưng qua quan sát chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số em chưa biết cách ăn mặc, vẫn ăn mặc lôi thôi và chưa gọn gàng ngăn nắp, mặc dù đã được các mẹ, các nhân viên công tác xã hội nhắc nhở và hướng dẫn.
2.2.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe về tinh thần đối với trẻ mồ côi tại Làng trẻ SOS Việt Trì Làng trẻ SOS Việt Trì
2.2.2.1. Nhu cầu chăm sóc về tâm lý, tình cảm
Qua khảo sát và tìm hiểu tại Làng trẻ SOS có tới 30/78 trẻ cảm thấy buồn chán. Cũng qua trao đổi với một trẻ ở Làng, em đã chia sẻ “Em sống ở Làng được 6
năm rồi chị ạ, các cô chú ở đây rất tốt, nhưng mỗi khi tết đến chúng em nhớ nhà lắm ạ. Những lúc đó em cảm thấy chán nản và không muốn học hành nữa”. Khi được hỏi các em về khía cạnh nguyên nhân liên quan đến tâm lý của các em tôi thu được kết quả sau:
Bảng 2.1. Nguyên nhân trẻ buồn chán khi sống ở Làng
STT Nguyên nhân Số lượng (trẻ) Tỷ lệ (%)
1 Do nhớ nhà 35 44,8 %
2 Khép mình, ít bạn 30 38,4 %
3 Rụt dè e ngại sợ tiếp xúc với thầy cô
giáo và bạn bè trong lớp 9 11,5 %
4 Phương án khác 4 5,1 %
Tổng 78 100
Khi có những buổi trò chuyện, trao đổi với các nhân viên công tác xã hội của Làng, đa số các nhân viên công tác xã hội chia sẻ là các con trong Làng luôn cảm thấy trống chải, luôn cảm thấy mất mát và thèm được sống trong vòng tay gia đình. Khi sống ở Làng trẻ nhớ nhà và thường hay nghĩ về gia đình dẫn đến cảm giác buồn chán là 44,8 % chiếm gần một nửa so với những nguyên nhân khác.
Vì số lượng trẻ ở Làng nhiều nên cán bộ, các nhân viên công tác xã hội cũng không thể quan tâm, chia sẻ được với tất cả các em. Vì vậy, vẫn còn nhiều em cảm thấy chán nản và ít nói, sống khép mình hơn. Qua đó, tôi nhận thấy, cần có những biện pháp tích cực hơn, quan tâm chia sẻ với các em hơn, Làng cần được tăng cường đội ngũ nhân viên công tác xã hội để chia sẻ với các em nhiều hơn.
2.2.2.2. Nhu cầu chăm sóc về đạo đức
Nhu cầu chăm sóc về đạo đức cũng là nhu cầu mà trẻ cần được đáp ứng và đó cũng là mục tiêu của Làng hướng tới giáo dục các em. Khi trò chuyện, chia sẻ với một số em, các em đều nói rằng nếu có bạn nào có cử chỉ, hành vi vô lễ với người trên, hay đánh nhau... đều được các cô chú chỉ bảo thậm chí bị phát nếu đánh nhau.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, việc giáo dục đạo đức cho trẻ không chỉ là ở trường học, không chỉ là trách nhiệm của các thầy cô giáo mà đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội, các mẹ cũng luôn quan tâm, dạy bảo các em, uống ắn từng em để các em có những hành vi phù hợp, đúng đắn với những chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên qua quan sát chúng tôi nhận thấy việc giáo dục, uốn ắn cho trẻ của một số cán bộ, nhân viên công tác xã hội vẫn còn tình trạng làm qua loa, chưa dứt khoát, triệt để. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển, hình thành nhân cách của trẻ.
2.2.2.3. Nhu cầu chăm sóc về giao tiếp (mặt xã hội)
Qua điều tra thực tế ở Làng, đa số các em được học kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên các em chưa được học nhiều, mà thi thoảng được học, có năm tổ chức một lần hoặc hai, cũng có năm không tổ chức. Khảo sát cho thấy, có tới 30/78 em cho rằng mình không được tham gia học kỹ năng.
Để hiểu rõ hơn vì sao mà có những em được học kỹ năng giao tiếp và có những em không được học. Tôi đã có buổi trao đổi với lãnh đạo Làng, qua trao đổi, lãnh đạo của Làng cho biết, số em không được học là do các em vào Làng đúng vào đợt vừa tổ chức học xong hay các em ốm, nên chưa tham gia được và sẽ tổ chức cho các em học vào những lần sau.
Khi trao đổi với các em tại Làng, các em chia sẻ “Ở lớp em có được các thầy
cô dạy về kỹ giao tiếp và còn được thực hành đấy chị ạ và ở Làng thì chúng em cũng được học nhưng học ít thôi” (nữ, 10 tuổi).
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy, việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ tại Làng là rất cần thiết. Nhưng qua khảo sát và tìm hiểu chúng tôi nhận thấy hoạt động dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ chưa được thường xuyên và nếu có tổ chức thì chỉ là 3-4 ngày.
2.2.2.4. Nhu cầu về vui chơi giải trí
Qua khảo sát, tìm hiểu tôi nhận thấy đa số các em thích được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thích được đi du lịch, thăm quan. Qua kết quả khảo sát, gần 100% trẻ cho rằng trẻ đều được vui chơi giải trí.
2.2.2.5. Tham gia hoạt động xã hội
Qua quá trình tìm hiểu và chia sẻ với các trẻ ở 15 gia đình, đa số các em đều chia sẻ là ít có thời gian, cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội vì phải bận đi hoc, học xong ở trường phải về nhà luôn.
Để hiểu rõ hơn về những ý kiến trên, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với lãnh đạo của Làng, Giám đốc Làng cho biết, “… Quản lý các con ở bên ngoài Làng là
rất khó, hơn nữa để tổ chức cho các con tham gia các hoạt động xã hội càng khó hơn, bởi nếu tổ chức cho tất cả các con đi chúng tôi không đủ người đi cùng giám sát và quản lý”.
Như vậy, là đa số các em ở Làng không được tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngoài thời gian học trên lớp, các em phải về với gia đình của mình ở Làng và
tham gia vào các công việc chung như: trồng rau, quét dọn nhà cửa, tập thể dục và làm công tác vệ sinh và học bài. Nếu các em có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp các em biết yêu thương, hiểu cuộc sống hơn và phát triển về thể chất và nhân cách tốt hơn.
2.3. Thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục vụ giáo dục