Lượng giá về phía nhân viên công tác xã hội

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 81)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

3.3. Kết thúc và lượng giá nhóm

3.3.2. Lượng giá về phía nhân viên công tác xã hội

Qua tiến trình CTXH nhóm với đối tượng là nhóm TEMC ở Làng trẻ SOS Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, NVXH đã đạt được một số thành công nhất định và tự lượng giá lại quá trình làm việc với nhóm thân chủ như sau:

NVXH đã có những nghiên cứu tìm hiểu và khảo sát tỉ mỉ, để nắm rõ các nhu cầu, nguyện vọng của từng thành viên trong nhóm và nhu cầu chung của cả nhóm. Từ đó ứng dụng phương pháp CTXH nhóm linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhóm thân chủ.

Luôn luôn đề cao và vận dụng nguyên tắc nghề nghiệp trong quá trình trợ giúp thân chủ. Ví dụ: Bảo mật thông tin nhóm, dành quyền tự quyết cho nhóm, tôn trọng nhóm, luôn ý thức về bản thân…Mang lại hiệu quả cao trong công việc xây dựng mối quan hệ với nhóm và thuận lợi trong quá trình trợ giúp nhóm.

Ngoài các nguyên tắc nghề nghiệp được thực thi, thì NVXH đã chấp hành tốt các nguyên tắc từ phía cơ sở Làng trẻ em SOS Việt Trì yêu cầu. Như giờ sinh hoạt, mục đích, nội dung. Đều thông qua và được sự cho phép của Làng

NVXH phối hợp cùng với nhóm thân chủ đã có kế hoạch làm việc cụ thể, rõ ràng, tuân thủ các kế hoạch đề rả một cách linh hoạt, đảm bảo mục tiêu nhóm được thực hiện một cách nguyên vẹn và có hiệu quả cao

NVXH đã tạo ra bầu không khí thân thiện, thoải mái ngay từ đầu, trong cả thời gian sinh hoạt cũng như tiếp xúc bên ngoài khiến cho nhóm thân chủ thoải mái với nhau hơn. Các trò chơi được lựa chọn dễ thực hiện, vừa đảm bảo vui chơi và vừa đảm bảo trị liệu, phù hợp với thân chủ. Lúc can thiệp cần lôi kéo sự tham gia của tất cả các thành viên, giải quyết mâu thuẫn, tạo sự công bằng.

Ngoài ra NVXH còn sử dụng tốt các kỹ năng như: kỹ năng điều phối sự tham gia của các thành viên trong nhóm, kỹ năng làm việc với cá nhân tỏ ra không hợp tác, kỹ năng khuyến khích, kỹ năng thấu cảm… Việc thực hiện tốt các kỹ năng này giúp NVXH tác động tới tất cả các thành viên trong nhóm, giúp nhóm tương tác với nhau nhiều hơn, mang lại hiệu quả tích cự là nhóm đã gắn kết, tạo ra sức mạnh tập thể trong quá trình rèn luyện và tham gia các trò chơi có tính tập thể như vẽ tranh, kể chuyện…

NVXH cũng đã làm tốt vai trò là một lãnh đạo nhóm, một giám sát viên tốt. Luôn quan tâm đến yếu tố con người và công việc qua từng buổi sinh hoạt. Để có thể giám sát, nhận xét và điều chỉnh mục tiêu sinh hoạt một cách hiệu quả nhất.

Tiểu kết chương 3

Thứ nhất, việc vận dụng phương pháp CTXH nhóm đáp ứng được nhu cầu

phát triển của TEMC trong Làng trẻ en SOS Việt Trì. Thông qua việc đánh giá, tìm hiểu, và phân tích nhận thấy trẻ còn thiếu sự tự ti, rụt rè, trẻ có nhu cầu nâng một số kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng chia sẻ, kỹ năng trình bày, kỹ năng làm việc nhóm để có thể phát triển hơn, tự tin và hoàn nhập cộng đồng. Sau quá trình can thiệp với việc ứng dụng tiến trình CTXH nhóm với việc trải qua các bước: Thành lập nhóm, khảo sát, thực hiện và kết thúc nhóm.

Thứ hai, thông qua các hoạt động trò chơi, kết quả lượng giá cho thấy trẻ có

sự tiến bộ, và thay đổi tích cực. Phát huy ttính hiệu quả từ CTXH mang lại cho nhóm viên. Bên cạnh đó, để trẻ em mồ côi trong Làng trẻ SOS thành phố Việt Trì để phát triển toàn diện và mang tính bền vững thì không chỉ xét riêng hiệu quả của hoạt động CTXH mang lại, mà là cả sự chung tay của tòa hệ thống xã hội trong đó có Ban lãnh đạo Làng trẻ em SOS Việt Trì và các chức trách liên quan, tỉnh Phú Thọ, cộng đồng và toàn xã hội.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1. Kết luận

3.1.1 Về mặt lý luận

Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 thì trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được hiểu là những trẻ em có hoàn cảnh như sau:

Mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ nuôi hợp pháp; anh, chị) để nương tựa.

Mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại cải tạo), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa.

Trẻ mồ côi là đối tượng luôn được xã hội đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện để các em có cuộc sống tốt hơn. Vì vậy cần chăm sóc về sức khỏe và giáo dục cho trẻ.

Công tác xã hội đối với trẻ mồ côi trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể hiện dưới một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, chăm sóc thể chất. Hoạt động chăm sóc thể chất thể hiện trong

việc: chăm sóc về dinh dưỡng; nhà ở; vệ sinh, nước sạch và đồ dùng sinh hoạt; chăm sóc về y tế; về quần áo.

Thứ hai, chăm sóc về tinh thần. Chăm sóc về tinh thần giúp trẻ cảm thấy mình

được yêu thương, chăm sóc, được tôn trọng, chia sẻ và cảm giác an toàn. Chăm sóc về tinh thần thể hiện ở một số điểm sau: chăm sóc về tâm lý, tình cảm; chăm sóc về đạo đức, giao tiếp xã hội; chăm sóc về vui chơi giải trí; tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động xã hội.

Công tác xã hội đối với trẻ mồ côi trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục thể hiện dưới một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, giáo dục phổ thông. Giáo dục phổ thông là cái nôi cho sự hình

thành và phát triển nhân cách của trẻ, giúp trẻ được trang bị những kiến thức về tự nhiên, xã hội… để có nền tảng cho tương lai.

Thứ hai, giáo dục kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng sống cũng rất quan trọng

và cần thiết đối với trẻ mồ côi. Kỹ năng sống sẽ giúp trẻ tăng thêm hiểu biết, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.

Để có cơ sở lý luận hiểu rõ hơn về trẻ mồ côi, chúng tôi đã sử dụng một số lý thuyết như: Thuyết nhu cầu của Maslow và Thuyết hệ thống sinh thái.

Ngoài ra tôi cũng đi đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi bao gồm các yếu tố về tác động cơ chế, chính sách, qui định pháp luật; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ vụ cho việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc, giáo dục, điều kiện về nguồn lực con người, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mồ côi, trẻ thụ động trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc, giáo dục, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, giáo dục của trẻ, khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục.

3.1.2. Về mặt thực tiễn

Thứ nhất, thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi trong việc tiếp cận

các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại làng trẻ em SOS Việt Trì, tỉnh Phú Thọ:

Thực trạng về hoạt động chăm sóc sức khỏe về thể chất đối với trẻ mồ côi tại Làng em SOS Việt Trì thể hiện cụ thể dưới một số khía cạnh sau:

Về dinh dưỡng: đa số trẻ mồ côi sống trong Làng trẻ đều được đáp ứng đầy đủ về dinh dưỡng theo bảng theo dõi dinh dưỡng. Tuy nhiên thực tế cho thấy các bữa ăn hàng ngày đều do chính nhân viên công tác xã hội và trẻ trong từng gia đình tự nấu. Điều đó dẫn tới tình trạng chất lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn không đảm, vì đa số các em nấu ăn hay theo khẩu vị của riêng mình, có bữa mặn, bữa nhạt… điều đó ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Về nhà ở: không gian nhà ở của trẻ ở về cơ bản đảm bảo. Tuy nhiên, việc thiết kế nhà ở vẫn còn sát nhau gây ứ đọng nước mỗi khi trời mưa to, làm mất cảnh quan và mất vệ sinh. Hơn nữa việc thiết kế các phòng ngủ của trẻ vẫn còn nhỏ, chưa đảm bảo đủ không gian và sự thông thoáng cho phòng của trẻ.

Vệ sinh, nước sạch và đồ dùng sinh hoạt và chăm sóc về y tế: về cơ bản vệ sinh, nước sạch và đồ dùng sinh hoạt, chăm sóc y tế của trẻ đã đảm bảo, các em được cấp đồ dùng sinh hoạt đầy đủ và được sống trong khuôn viên sạch sẽ, được thăm khám kịp thời. Tuy nhiên, qua quan sát chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số gia đình trong làng rửa bát ở khu đầu nhà khiến nước bẩn chảy tràn lan gây mất vệ

sinh và ảnh hưởng tới môi trường sống chung của cả Làng cũng như các em chưa được nhân viên ý tế hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe.

Về quần áo: tất cả trẻ được may quần áo đầy đủ và kịp thời nếu quần áo bị rách, hỏng. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn còn ăn mặc lôi thôi, chưa gọn gàng.

Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe về tinh thần đối với trẻ mồ côi tại Làng trẻ SOS Việt Trì thể hiện cụ thể: nhu cầu chăm sóc về tâm lý, tình cảm; nhu cầu chăm sóc về đạo đức; nhu cầu chăm sóc về giao tiếp (mặt xã hội); nhu cầu về vui chơi giải trí; tham gia hoạt động xã hội. Các nhu cầu trên thực tế cho thấy cán bộ, nhân viên chăm sóc của Làng về cơ bản đã đáp ứng được cho trẻ. Tuy nhiên, việc đáp ứng đó vẫn nằm trong giới hạn và chưa đáp ứng đầy đủ tới tất cả các trẻ.

Thứ hai, Thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi trong việc tiếp cận

các dịch vụ giáo dục thể hiện cụ thể ở:

Giáo dục phổ thông: đa số các trẻ ở Làng đều gặp khó khăn khi tự làm các bài tập ở nhà. Từ thực tế này, đòi hỏi Làng cần có các giải pháp hỗ trợ, giúp các em trong vấn để học tập, nhất là khi học ở nhà.

Giáo dục kỹ năng sống: đa số trẻ sống ở Làng được học kỹ năng sống. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa được thường xuyên và chưa có sự phân chia theo lứa tuổi. Từ đó, đòi hỏi Làng trẻ cần tạo kiện và tổ chức các lớp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thường xuyên hơn. Vì hoạt động này giúp các em hình thành các kỹ năng, có khả năng giao tiếp tốt, biết ứng phó với các tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Thứ ba, Thực trạng về một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội với trẻ

em mồ côi tại Làng trẻ SOS Việt Trì. Ngoài những yếu tố trên còn một số yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc, giáo dục của trẻ như: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Từ thực tế đó, tôi đã tiến hành thực hiện can thiệp bằng phương pháp công tác xã hội nhóm với một nhóm trẻ có học lực yếu, trung bình và trẻ em mồ côi tụ ti mặc cảm. Sau 2 tháng thực hiện hoạt động can thiệp, các thành viên trong nhóm đã có những cải thiện rõ rệt: Về học tập, tất cả các thành viên đều có cải thiện về điểm số và tổng kết học kỳ của các em đều đạt kết quả tốt Không còn thành viên nào có học lực yếu; Về chăm sóc sức khỏe: đa số các thành viên biết cách tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, tích cực tập thể dục, tham gia các hoạt động chung của Làng, biết

nhận biết và phòng tránh một số bệnh thông thường cũng như học được kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Về nhóm trẻ em chưa phát huy điểm mạnh về bản thân và cò mặc cảm tự ti về hoàn cảnh của mình, thì các em đã tự tin, mạnh dạn, vui vẻ hòa đồng và tự tin về bản thân mình hơn rất nhiều.

3.2. Khuyến nghị

3.2.1. Đối với tỉnh Phú Thọ

Thứ nhất, thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước đối với TETHCĐB

trong cộng đồng. Tạo các chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với nhóm trẻm em này, để góp phần đảm bảo hòa nhập xã hội cho các em, trong đó có nhóm đối tượng cụ thể là trẻ em mồ côi.

Thứ hai, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về hoạt động công

tác xã hội cũng như vai trò của CTXH trong địa bàn tỉnh.

Thứ ba, tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội

ngũ nhân viên CTXH tại các trung tâm, cơ sở xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

Thứ tư, chỉ đạo, thực hiện các chương trình truyền thông, vận động và kết

nối các nguồn lực trong cộng đồng hỗ trợ cho TETHCĐB tại các trung tâm, cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Thứ năm, tăng cường, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt độngcác trung tâm

cơ sở xã hội. Kịp thời điều chỉnh, xử lý khi có trường hợp vi phạm trong quá trình hỗ trợ chăm sóc đối tượng TETHCĐB nói chung và TEMC không nơi nương tựa nói riêng.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)