PHẦN 2 : NỘI DUNG
2.4. Thực trạng về một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội đối với trẻ em mồ
2.4.1. Các yếu tố khách quan
- Điều kiện về nguồn lực con người a. Cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý là những người đứng đầu các cơ sở, thực hiện nhiệm vụ quản lý tất cả các hoạt động, nhân sự, cơ sở vật chất... và lên kế hoạch, chiến lược phát triển của cơ sở mình cũng như thực hiện các công tác ngoại giao, liên hết, hợp tác và triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước tới các nhân viên trong cơ quan.
Nếu cán bộ là những người nhanh nhẹn, luôn biết cách quản lý, biết nắm bắt thời cơ, biết tận dụng các nguồn lực sẵn có của cơ quan mình, sẽ góp phần giúp cơ quan phát triển hơn.
Qua trao đổi với em N.C.H, đã từng sống ở Làng trẻ và hiện tại em đang theo học tại trường Đại học công nghiệp Việt Trì, em cho biết “....chúng em rất biết ơn sự
nuôi dưỡng, chăm sóc của các cô chú, các mẹ trong Làng. Để cho chúng em có cơ hội học hành như ngày hôm nay chị ạ”.
Và từ đấy tôi nhận thấy cán bộ quản lý là những người có ảnh hưởng rất lớn tới sự vận hành, phát triển của Làng, đặc biệt có vai trò rất quan trọng trong việc lên kế hoạch các hoạt động, tìm kiếm, liên kết các nguồn lực nhằm hỗ trợ cho các em ở Làng cũng như cải tiến xây dựng mới một số công trình trong Làng.
b. Thái độ của cán bộ, nhân viên công tác xã hội tại Làng trẻ SOS Việt Trì
Thái độ ở đây là cách nhìn, hành động của cá nhân về một vấn đề nào đó tích cực và nhiệt tình, luôn hướng tới những cái tốt đẹp nhất.
Qua tìm hiểu tại Làng trẻ SOS Việt Trì, tôi nhận thấy đa số cán bộ, nhân viên công tác xã hội của Làng đều có thái độ làm việc với trẻ rất nhiêt tình, luôn vì cái tâm và rất cởi mở, họ coi các con như con em mình trong nhà, luôn tận tâm chỉ bảo các em và giúp đỡ các em vào bất cứ giờ nào trong ngày.
2.4.2. Các yếu tố chủ quan
2.4.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mồ côi
Thứ nhất, các em luôn có tâm lý hoài nghi, tự ti. Mặc dù đã được các cán bộ,
nhân viên công tác xã hội chăm sóc tậm tình, chu đáo, tuy nhiên đa số các trẻ mồ côi ở đây vẫn còn tâm lý đó. Vì vậy, cán bộ, nhân viên công tác xã hội cần quan tâm tới trẻ nhiều hơn.
Thứ hai, các em luôn mong muốn nhận được tình yêu thương. Có những em
ngay khi sinh ra đã không được sống cùng bố mẹ, không nhận được sự yêu thương, chăm sóc của cha mẹ, vì vậy, các em luôn khao khát tình yêu thương, luôn muốn nhận được sự yêu thương từ mọi người.
Thứ ba, một số em có sự thù ghét với những đứa trẻ có cha mẹ khác mà không
rõ lý do. Sự thù ghét này ảnh hưởng rất nhiều tới mối quan hệ của trẻ với mọi người xung quanh, đặc biệt ảnh hưởng tới quá trình phát triển và hình thành nhân cách của trẻ.
Thứ tư, trẻ có tính tự lập, lo toan sớm để tồn tại. Đây được cho là một điểm
mạnh của trẻ mồ côi, việc tự lập sơm giúp các em trưởng thành hơn, chủ động trong các công việc và có những định hướng cho tương lai của mình sau này.
Với những trẻ hiện tại đang sống ở Làng trẻ SOS Việt Trì, tuy các em không phải lo cho bữa ăn hàng ngày, không phải lo chỗ ngủ, cái mặc… nhưng do ngay từ nhỏ các em đã không được bố mẹ lo lắng cho, nên các em đã có sẵn tính tự lập trong mình, đa số các em có tính tự lập rất cao.
Thứ năm, với những trẻ bị đàn ông lạm dụng, hoặc bị cha dượng bạc đãi
hoặc cũng có thể là phụ nữ bạc đã như mẹ hay đánh đập… sẽ khiến các em luôn sống trong tâm lý lo sợ và có cơ chế tự vệ, tránh những đụng chạm cơ thể và tránh cả sự ôm ấp yêu thương của người khác dành cho mình.
Qua tìm hiểu tại Làng trẻ SOS tôi được biết ở Làng không có trẻ nào thuộc vào đối tượng bị như vậy.
Thứ sáu, trẻ mơ ước có một gia đình có cả cha và mẹ. Vì bị bỏ rơi hoặc vì
lý do nào đó mà các em không được sống trong mái ấm gia đình, vì vậy đa số trẻ mồ côi có ước mơ được sống trong một mái ấm gia đình, được cha mẹ chăm sóc, yêu thương.
Với trẻ mồ côi tại Làng trẻ SOS đa số các em mơ ước về một gia đình hạnh phúc, có bố mẹ, ông bà, anh chị em.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi có trao đổi với chị Trần Thị Lệ H, chị cho biết “Vì đa số các con ở đây đều mồ côi từ rất nhỏ, các con luôn mơ ước được sống
trong gia đình riêng của mình, mơ ước vào những ngày cuối tuần được cha mẹ đưa đi chơi công viên, được bố mẹ đưa đi mua sắm ở Siêu thị…”.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy, mơ ước có một mái ấm gia đình là điều bình thường mà những đứa trẻ mồ côi hay nghĩ tới, các em không mơ ước gì cao sang, mà chỉ mơ ước được sống chung với gia đình mình, được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, được cha mẹ vỗ về mỗi khi có chuyện buồn. Đó cũng là tâm lý chung của con người chứ không phải chỉ có ở trẻ mồ côi.
Cuối cùng, một số trẻ mồ côi hay nhút nhat, dụt dè và có tâm trạng mình bị
bỏ rơi. Sự nhút nhát, rụt rè xuất phát bởi trẻ không được sống trong mái ấm gia đình, trẻ cảm thấy mình bị bỏ rơi, trẻ luôn sợ hãi và không mạnh dạn trong các trường hợp, trẻ thường nhút nhát, dụt dè và không tự tin vào bản thân.
Cũng qua chia sẻ với các dì và các thầy cô ở Làng, đa số họ đều chia sẻ, với những con bị bố mẹ bỏ rơi không chăm sóc, đa số các con hay tự ti và luôn nghĩ mình là đứa không ra gì nên bố mẹ mới bỏ rơi. Tôi nhận thấy, nếu trẻ lúc nào cũng có tâm lý như vậy nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình sinh hoạt, tới cuộc sống và đặc biệt là việc học tập cũng như trong mối quan hệ với mọi người xung quanh.
2.4.2.2. Khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục
Qua trao đổi với giám đốc Làng là ông Nguyễn Văn. H, ông chia sẻ “Các
cháu ở Làng mỗi con một đặc điểm, cá tính và khả năng tiếp nhận các thông tin khác nhau, có con rất thông minh, nhanh nhẹn, hiểu biết, nhưng cũng có những cháu còn chậm lắm, có khi phải nói đi nói lại nhiều lần con mới hiểu”.
Cũng qua trao đổi với chị T.T.L H, nhân viên công tác xã hội của Làng, chị chia sẻ “.... Các cháu ở Làng đa số ngoan và cũng hiểu biết nhiều chuyện, tuy nhiên
việc tắm giặt là việc cá nhân mà tôi cũng phải nhắc nhở các cháu, có một số cũng hay ham chơi lắm”. Từ đó thấy được khả năng tiếp nhận, tiếp thu dịch vụ chăm sóc
các dịch vụ chăm sóc ở Làng đối với các em đang sinh sống ở Làng hiện nay.