Khái quát về địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 48)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu

2.1.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Làng trẻ SOS nằm tại phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Làng trẻ có 15 gia đình, có khả năng nuôi dưỡng 150 -165 trẻ. Làng có diện tích khá rộng và thoáng mát, phù hợp cho môi trường sống của trẻ. Đây cũng là điều kiện giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần. Là một trong những đơn vị thuộc Sở Lao động Thương binh & Xã hội Thành phố và có vị trí tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nên nhận được sự quan tâm của thương xuyên của các cấp lãnh đạo Sở, và UBND thành phố Việt Trì.

Do Làng SOS nằm gần trung tâm thành phố nên việc áp dụng thực hiện các chính sách An sinh xã hội của nhà nước rất được quan tâm và thực hiện đầy đủ, từ việc thực hiện các chính sách chăm sóc nuôi dưỡng cho đến các chính sách tiếp nhận và quản lý đối tượng.

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Làng trẻ SOS

* Chức năng

Là một đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh & Xã hội. Em xem lại có đúng trực thuộc của Sở không nhé Làng trẻ SOS Việt Trì có chức năng nuôi dưỡng, quản lý và giáo giục trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn hộ khẩu tại huyện trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận giúp các em phát triển bình thường.

* Nhiệm vụ

Để thực hiện được đúng chức năng của Làng và đạt được mục đích cuối cùng là mang lại cuộc sống ấm no, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho trẻ, nhiệm vụ Làng đặt ra bao gồm: Tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đảm bảo cho trẻ được theo học ở mọi cấp học khi các em tới tuổi đi học, chịu trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí cho trẻ ở trường học; phối hợp chặt chẽ giữa Làng và nhà trường, chính quyền địa phương nơi trẻ sinh ra, người thân cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội trong công tác quản lý, giáo dục trẻ phát triển toàn diện

và hoàn thiện nhân cách; trong quá trình sống tại Làng, trẻ được tạo điều kiện học nghề tại Làng, hoặc gửi đi các trung tâm dạy nghề bên ngoài theo khả năng của Làng; đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong khả năng tốt nhất, những trường hợp ngoài khả năng của Làng sẽ được chuyển tới các trung tâm y tế, các bệnh viện để chữa trị kịp thời; tổ chức tốt công tác tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nguồn kinh phí của nhà nước, các nguồn tài trợ của các cơ quan, tổ chức, gia đình, và cá nhân làm từ thiện trong và ngoài nước.

2.1.1.3. Một số đặc điểm về trẻ em mồ côi tại Làng trẻ SOS trên địa bàn thành phố Việt Trì

Hiện nay số trẻ đang nuôi dưỡng tại Làng 165 trẻ: Ở 15 nhà gia đình là 135 trẻ (9 trẻ/nhà.), ở lưu xá thanh niên: 30 trẻ là nam.

Số em hiện đang học trung cấp nghề là 2 em, cao đẳng có 01 em, đại học là 21 em, bán tự lập 71 em , học trung cấp, nghề 02 em. Số em sống bán tự lập là 47 em, số em tự lập là 51 em. Trong số học trung cấp nghề, cao đẳng, đại học và tự lập có 57 em đã kết hôn và đã có 60 cháu. (số liệu tính đến tháng 9 năm 2017)

Làng trẻ em SOS Việt Trì được phân ra làm 15 ngôi nhà, mỗi ngôi nhà lại mang tên một loài hoa khác nhau và một khu lưu xá dành cho nam thanh niên từ 14 tuổi trở lên.

Nhà gia đình hoạt động theo 4 nguyên tắc chung trên thế giới gồm: “bà mẹ, các anh chị em, ngôi nhà gia đình và cộng đồng làng”. Nhân tố chính là các “bà mẹ”, là những phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi không có ý định lấy chồng, không có con hoặc có con nhưng không còn gánh nặng gia đình, tình nguyện tuyên thệ đảm nhận thiên chức làm mẹ, nuôi dưỡng trẻ mồi côi như những đứa con riêng của mình theo đúng nghĩa người mẹ. Mỗi “bà mẹ” làm chủ một gia đình, có toàn quyền định đoạt trong việc nuôi dưỡng từ 7 đến 10 “đứa con” (từ sơ sinh đến 18 tuổi) như những người mẹ khác trong xã hội. Khoảng 15 ngôi nhà hợp thành một “làng” SOS. “Các anh chị em” – là các em trai em gái ở các độ tuổi khác nhau vào Làng sống và lớn lên trong một gia đình như những người anh chị em ruột. Khi đón trẻ vào Làng các anh chị em ruột được sống trong cùng một gia đình SOS. Cùng được phát triển dưới ngôi nhà đầy tình nghĩa ấy. “Ngôi nhà” – bản thân mỗi gia đình SOS là một ngôi nhà không khí thân thiện trong mỗi gia đình. Chính là sợi dây tình cảm kết nối các thành viên trong cùng một gia đình. “Làng” – là một cộng đồng không thể tách rời, làng

giúp cho trẻ có ý thức nhận biết và cảm giác mình là 1 phần của một ngôi Làng SOS. Ngôi làng là cầu nối với khu dân cư xung quanh và là nơi để gặp gỡ những thành viên cộng đồng dân cư tại địa phương.

2.1.1.4. Cơ sở vật chất

Làng được xây dựng khá khang trang và đầy đủ tiện nghi phục vụ cho trẻ mồ côi. Ngoài nguồn vốn của Nhà nước, Làng trẻ luôn nhận được sự trợ giúp nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Làng có diện tích khá rộng rãigồm có khu làm việc của bộ máy quản lý và khu vực sống, sinh hoạt ngoại khoá của trẻ.

Trong làng có hệ thống các khu vực, thiết bị phục vụ cho hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe cho trẻ như:

- Sân đá bóng rộng khoảng 80 -100m2 phục vụ cho các em nam thích bộ môn bóng đá, để ngoài thời gian học tập ở trường và ở nhà các em có thời gian đá bóng để rèn luyện sức khỏe và giúp tinh thần các em được phấn trấn, lạc quan, thoải mái hơn, giảm đi phần nào tâm lý chán nản, tự ti.

Bên cạnh đó Làng còn có khu vườn rau trước cửa của mỗi ngôi nhà: chủ yếu trồng các loại rau như: rau muốn, rau cải… các loại rau trong Làng do chính các em trồng và chăm sóc, nhằm rèn luyện tính tự lập, tham gia lao động và góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày cho các em.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 48)