Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
2.2. Chƣơng trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn của Anh
Những đề nghị chuyển trách nhiệm đào tạo GV từ các cơ sở đào tạo xuống các trƣờng tại Anh vào cuối thập niên 80 đã tạo ra những cuộc tranh cãi kịch liệt. Beardon, Booth, Hargreaves và Reiss (1992) cho rằng bản chất của việc dạy học đòi hỏi các giai đoạn đào tạo phải xảy ra ở nơi diễn ra các hoạt động giảng dạy thực sự. Các trƣờng đại học cần cung cấp các tài liệu bổ trợ và đặt cơ sở lí thuyết về quá trình học ở lớp, ở trƣờng. Song song với ý tƣởng đó là ý muốn tìm ra các tiêu chuẩn khác chính xác hơn kết quả học các bộ môn của giáo sinh, để ĐG xem họ đã đủ năng lực để dạy học độc lập chƣa. Điều đó dẫn đƣờng cho việc nghiên cứu PP đào tạo theo Chuẩn. Ở các nƣớc khác, các cải cách về đào tạo GV thƣờng bắt nguồn từ sự tin tƣởng chắc chắn rằng chất lƣợng của giáo dục và vị trí của GV sẽ đƣợc nâng cao và vì thế kết quả học tập của HS sẽ cao hơn.
Tại Anh từ cuối thập kỉ 80, đào tạo theo Chuẩn trong lĩnh vực dạy nghề càng ngày càng đƣợc Chính phủ chấp nhận và khuyến khích. Trong lĩnh vực dạy học ngƣời ta thận trọng trƣớc sự đòi hỏi quá chi tiết của PPDH. Điều đó đƣợc hội đồng bằng cấp quốc gia (1992) thừa nhận trong bản ĐG các bƣớc khởi đầu của đào tạo theo Chuẩn tại các trƣờng học và các cơ sở đào tạo GV. Hội đồng thấy rằng đào tạo theo Chuẩn có thể “làm sắc nét trọng điểm” của chƣơng trình nhƣng nó gây căng thẳng nên cần phải chú ý đảm bảo sự quan trọng của các nhân tố nhận thức và tình cảm trong đào tạo GV không bị bỏ qua cũng nhƣ chƣơng trình đào tạo GV không quá hẹp.
Chính phủ Anh từ năm 1992 có xu hƣớng đặt ra những lĩnh vực rộng về tri thức và kĩ năng để lập chƣơng trình đào tạo GV và đƣợc ĐG theo chu kì trong ngành giáo dục. Sau đây là 5 lĩnh vực mà GV trung học mới vào nghề phải có:
Tri thức về các bộ môn
Ứng dụng của các môn học
Quản lí lớp
Kiểm tra và ghi lại tiến bộ của HS
Phát triển nghiệp vụ
(Bộ Giáo dục, 1992)
Các lĩnh vực trên đây đƣợc thể hiện qua 27 tiêu chuẩn mà GV mới ra trƣờng phải đạt đƣợc. Ví dụ, về quản lí lớp, ngƣời GV mới phải nghĩ ra và sử dụng việc thƣởng phạt hợp lí để giữ môi trƣờng học tập hiệu quả, khiến HS hứng thú và có động cơ học tập…Chính sách này yêu cầu các cơ sở đào tạo và các trƣờng giám sát sự phát triển của các tiêu chuẩn/ phẩm chất trong suốt quá trình đào tạo. Những nhà thiết kế chƣơng trình và tổ chức ĐG còn nhiều dự định nữa trong việc soạn thảo nội dung và các bƣớc của bộ khung nội dung đó. Ngoài ra, bộ khung còn tạo nền tảng cho việc cân nhắc cấp phát bằng quốc gia của các khóa đào tạo.
Mới đây, Cục đào tạo GV Anh đã tài trợ cho việc soạn thảo các Chuẩn nghề nghiệp kết nối ba tiêu chuẩn nhằm yêu cầu các GV tiểu học, GV trung học phải đạt đƣợc các Chuẩn để đủ tƣ cách đảm nhiệm công việc. Những Chuẩn đó là:
Kiến thức môn học
Kế hoạch giảng dạy và quản lí lớp học
Giám sát, kiểm tra, ghi, báo cáo và giải thích kết quả (Cục đào tạo GV, 1996)
Hƣớng dẫn của Cục đào tạo GV gửi các cơ sở đào tạo và các trƣờng chỉ rõ giáo sinh khi tham gia các khóa học sƣ phạm phải có một thời gian thích đáng học thực tập tại trƣờng phổ thông đồng thời phải chứng tỏ họ có những khả năng theo qui định của bộ Chuẩn. Việc kiểm tra, ĐG, so sánh với các tiêu chuẩn quy định cho mỗi ngƣời đƣợc ghi lại vào cuối chƣơng trình học. Bản nhận xét từng giáo sinh ghi rõ những điểm mạnh cùng những điểm khác cần đƣợc bồi dƣỡng thêm và đƣợc chuyển từ các cơ sở đào tạo đến trƣờng phổ thông mà giáo sinh đến làm việc. GV không đạt kết quả sau năm dạy đầu tiên sẽ không đƣợc công nhận đủ tƣ cách GV và phải từ bỏ nghề dạy học. Cục đào tạo GV còn soạn thảo các tiêu chuẩn cho các tổ trƣởng bộ môn và hiệu trƣởng.
Năm 1993 Bộ Giáo dục Scotland phát hành bộ Chuẩn cơ bản cho GV mới ra trƣờng.
Năng lực liên quan tới môn học và nội dung dạy học
Năng lực liên quan tới PP giao tiếp trong lớp; tổ chức lớp và kiểm tra
Năng lực liên quan đến nhà trƣờng
Năng lực liên quan đến nghề nghiệp
Thái độ và cam kết
(Bộ Giáo dục Scotland, 1993)
Từng năng lực kể trên đều kèm theo một văn bản cụ thể hóa những việc GV mới cần phải làm đƣợc. Ví dụ, về nội dung dạy học, khả năng chọn các tài liệu hợp lí cho HS học, trình bày nội dung giảng dạy một cách hợp lí. Việc đƣa thái độ và cam kết nhằm làm rõ nghề dạy học không chỉ cần năng lực đơn thuần mà còn bao gồm sự hợp tác với ngƣời khác và khả năng thúc đẩy HS phát triển đạo đức và tâm hồn.