của Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1
Không có ý kiến (%) Có ý kiến khác (%)
Số GV 62,5 37,5
Có 24 GV tham gia trả lời câu hỏi số 10 ở mẫu phiếu số 1 và số 2, trong đó có 15 GV đồng ý (tức là không có ý kiến) với việc ĐG GV theo Chuẩn hiện nay của nhà trƣờng. Theo họ cách ĐG này đã thể hiện đƣợc chính xác năng lực của GV nên họ không có đề xuất gì trong việc này. Tuy nhiên theo tác giả quan sát thì một số trong số GV này ngại nêu ý kiến. Còn lại 9 GV có nêu ý kiến riêng của mình trong việc thực hiện ĐG GV theo Chuẩn. Hầu hết 9 ý kiến này đều cho rằng Ban giám hiệu nhà trƣờng cần thực hiện việc ĐG GV rõ ràng, cụ thể hơn. Quá trình ĐG GV
cần căn cứ vào năng lực của GV thông qua việc quan sát quá trình giảng dạy. Nhà trƣờng cần có sự góp ý chân thành, nhẹ nhàng mà khuyến khích đƣợc GV mạnh dạn áp dụng các PPDH mới vào dạy học đối với GV lớn tuổi, GV mới nhận công tác. Tuyệt đối tránh sự kiêng nể và không nên căn cứ vào tuổi tác, thâm niên của GV mà ĐG. Một số GV khác khi đƣợc hỏi cho rằng nhà trƣờng cần thực hiện việc ĐG thƣờng xuyên và khách quan hơn. Kết quả ĐG GV cần thể hiện đƣợc năng lực và sự khác biệt giữa các GV. Vào đầu mỗi năm học nhà trƣờng cần thông qua lại kết quả GV đạt đƣợc trong năm trƣớc và những điểm nào GV chƣa đạt đƣợc để GV nắm và phấn đấu trong năm học này và những năm học sau.
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trên đây là một số kết quả thu đƣợc và những phân tích của tác giả sau khi tiến hành thu thập và xử lí thông tin từ bảng hỏi đối với GV và cán bộ quản lí của Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 về vấn đề mà tác giả nghiên cứu.
Theo nhƣ những phân tích trên, tác giả nhận thấy việc ĐG GV theo Chuẩn có những tác động nhất định đến PPGD của GV Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1.
Khi áp dụng Chuẩn ĐG, GV đã phối hợp nhiều HTDH trong các tiết dạy nhƣ: hình thức lớp-bài, nhóm, trò chơi…để tạo tính tích cực học tập trong HS. Ngoài ra, tổ chức hình thức học tập theo nhóm, hay trò chơi trong giờ học đã giúp cho HS nỗ lực nhiều; tăng cƣờng tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khắng khít của các cá nhân, khuyến khích, ủng hộ sự thành công của ngƣời khác thông qua việc chia sẻ, trợ giúp và động viên lẫn nhau; tạo cơ hội để HS đƣợc làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng nhƣ của ngƣời khác. Tuy nhiên, hình thức học tập lớp-bài đƣợc GV sử dụng ở mức độ thƣờng xuyên còn khá cao.
Các thiết bị/ĐDDH nhƣ: tranh ảnh, bảng nhóm, bảng phụ đƣợc GV tăng cƣờng sử dụng thƣờng xuyên hơn trong tiết dạy. Điều này giúp cho GV tiết kiệm nhiều thời gian chuẩn bị cũng nhƣ thời gian trên lớp, tạo điều kiện cho GV linh hoạt trong việc tổ chức các HTDH. Bên cạnh đó, một tác động rõ rệt, dễ nhận thấy sau khi áp dụng Chuẩn ĐG đó là GV tích cực sử dụng thiết bị hiện đại nhƣ máy chiếu, máy vi tính… để áp dụng CNTT trong một số tiết dạy, mặc dù mức độ sử dụng các thiết bị này rất thấp, chỉ tập trung vào một số GV trẻ nhƣng cũng chỉ nhiều nhất là 3 tiết/năm học ở những tiết có sự tham gia ĐG của cấp tổ, cấp trƣờng. Đây là một việc làm mà từ trƣớc đến nay họ chƣa từng thực hiện. Với sự trợ giúp của CNTT, GV có thể tối đa hóa thời gian giảng dạy trong tiết học, HS đƣợc tăng cƣờng thời gian làm việc nhóm cũng nhƣ đƣợc thực hành, luyện tập nhiều hơn. Nhờ vậy không khí lớp học sôi nổi hơn.
Khi áp dụng Chuẩn ĐG, GV đã có những thay đổi đáng kể về PPDH. Họ tập trung vào những PP mới, PPDHTC theo hƣớng lấy HS là trung tâm nhằm phát huy tính tích cực của HS nhƣ: thảo luận nhóm, trò chơi, thực hành-luyện tập…bên cạnh các PP thuyết trình, giảng giải đƣợc GV sử dụng từ trƣớc đến nay nhƣng nhìn chung tỉ lệ GV dùng hai PP này ở mức độ thƣờng xuyên còn cao. Việc phối hợp các PPDH này trong một tiết dạy đã tạo điều kiện cho HS trao đổi thông tin với bạn bè, đƣợc trình bày ý kiến của mình thông qua làm việc với nhóm. Chính vì vậy, tính chủ động, tích cực học tập của HS đƣợc phát huy, tất cả HS trong lớp đều đƣợc làm việc, lớp học sôi nổi hơn.
Áp dụng Chuẩn ĐG GV còn mang lại tác động khác đó là không khí lớp học sôi nổi hơn. Thái độ học tập của HS trong các tiết học có sự thay đổi rõ rệt. HS hứng thú và tích cực xây dựng bài hơn rất nhiều. Đây chính là kết quả thay đổi PPDH của GV. GV đóng vai trò chỉ là ngƣời tổ chức và điều khiển quá trình dạy học. HS đƣợc làm việc nhóm, có điều kiện tự mình tìm hiểu, tự phát hiện kiến thức mới để chiếm lĩnh. Điều này làm cho HS tích cực trong giờ học.
Ngoài ra tác động khác mà Chuẩn ĐG GV mang lại nữa đó là mức độ tự học của GV. Điều này thể hiện qua việc GV tham gia các lớp học vi tính để nâng cao khả năng sử dụng và vận dụng CNTT vào trong quá trình soạn giảng.
Những tác động của Chuẩn đối với GV nhƣ đã nêu trên đây, theo GV đó là do sự tác động của các tiêu chí trong Chuẩn mà tác động mạnh nhất là các tiêu chí ở lĩnh vực 3- kĩ năng sƣ phạm.
Thực hiện ĐG GV theo Chuẩn của nhà trƣờng hiện nay đƣợc đa số GV trong trƣờng đồng ý. Tuy nhiên không ít GV trong trƣờng chƣa hài lòng lắm với việc thực hiện ĐG GV theo Chuẩn của nhà trƣờng. Theo ý kiến của họ để ĐG GV theo Chuẩn góp phần cải tiến PPDH, Ban giám hiệu nhà trƣờng cần thực hiện việc ĐG GV rõ ràng, cụ thể hơn. Quá trình ĐG GV cần căn cứ vào năng lực của GV; tránh sự kiêng nể, không căn cứ vào tuổi tác và thâm niên giảng dạy của GV. Nhà trƣờng cần thực hiện ĐG thƣờng xuyên và khách quan hơn. Kết quả ĐG GV cần thể hiện đƣợc năng lực và sự khác biệt giữa các GV.
2. Hạn chế của nghiên cứu
Do thời gian và kinh phí nghiên cứu hạn hẹp nên đề tài chỉ đƣợc tiến hành nghiên cứu tại Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1- là một trƣờng ở ven nội thành, với số lƣợng GV tham gia công tác giảng dạy tại trƣờng ít, chỉ có 24 GV dạy tiểu học. Dó đó mẫu nghiên cứu của đề tài nhỏ, đƣợc tiến hành trên 24 GV nên kết quả nghiên cứu nhƣ trên chỉ mới phù hợp với Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1, chƣa đƣợc mở rộng cho tất cả GV dạy tiểu học đƣợc ĐG theo Chuẩn. Vì vậy kết quả thu đƣợc qua nghiên cứu này chỉ đƣợc xem nhƣ nghiên cứu sơ khởi ban đầu cho những nghiên cứu về sau đƣợc thực hiện ở nhiều trƣờng thuộc nhiều địa bàn nghiên cứu khác nhau.
3. Đề xuất giải pháp, khuyến nghị
Từ những kết quả đƣợc rút ra qua nghiên cứu trên, tác giả muốn đƣa ra một số giải pháp sau:
3.1. Đối với cán bộ quản lí
Nội dung của Chuẩn nghề nghiệp và chủ trƣơng của Ngành về việc ĐG GV theo Chuẩn cần có sự phổ biến rộng rãi hơn để GV nắm bắt. Cụ thể, nhà trƣờng cần qui định trong tập hồ sơ của GV phải có Chuẩn nghề nghiệp. Đối với những GV mới, nhà trƣờng cần tổ chức buổi chuyên đề ngay đầu năm học để triển khai đầy đủ nội dung của Chuẩn đến từng GV giúp GV nắm rõ chủ trƣơng của Ngành.
Kết quả ĐG GV của nhà trƣờng cần có sự phân biệt giữa các GV vì trong lĩnh vực giáo dục, thƣờng có khuynh hƣớng ĐG cao các GV có thâm niên giảng dạy lâu năm cho đơn vị. Điều này cũng ảnh hƣởng đến tâm lí phần lớn GV, tạo sức ì quá lớn trong họ và làm cho họ ngại thay đổi.
ĐG chất lƣợng giảng dạy của GV cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và cần dựa vào Chuẩn. Kết quả ĐG này cần đƣợc cập nhật hằng năm tùy vào điều kiện của trƣờng, đây là việc làm hết sức cần thiết bởi GV có thể nhìn lại những gì mình đã đạt và chƣa đạt trong những năm học trƣớc để họ có thể tiếp tục duy trì và phấn đấu
đạt đƣợc trong những năm học sau để đảm bảo cho sự phát triển chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ GV trong nhà trƣờng.
Nhà trƣờng cần có kiến nghị với cấp trên xây dựng phòng thí nghiệm, phòng thực hành và thƣ viện đủ chuẩn để đáp ứng yêu cầu đổi mới và đa dạng hóa các hình thức, PPDH. Nhà trƣờng cần xây dựng cơ sở vật chất nhƣ: vƣờn hoa, liên hệ một số điểm ở địa phƣơng để GV có thể tổ chức cho HS học ngoài trời đối với một số môn học.
Nhà trƣờng nên cân nhắc đến các kiến nghị thuyên chuyển công tác hoặc sa thải các GV yếu kém để tránh thái độ ù lì, “sống lâu lên lão làng” của một số GV lâu năm.
3.2. Đối với chuyên môn và giáo viên 3.2.1. Đối với chuyên môn 3.2.1. Đối với chuyên môn
Đầu tƣ vào công tác phát triển chuyên môn cho GV (nhất là GV lớn tuổi và GV mới nhận lớp) bằng cách liên hệ và phối hợp với các trƣờng khác tổ chức các tiết dạy có vận dụng PP và kĩ thuật dạy học tích cực tạo điều kiện cho GV trƣờng mình và GV các trƣờng giao lƣu học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra về phía nhà trƣờng cần tăng cƣờng mở chuyên đề cấp trƣờng các môn và phân môn đặc thù mà đa số GV “ngại” dạy nhƣ: Tập viết, Tập làm văn, Kể chuyện…để GV học tập.
Cần tạo đƣợc các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trƣờng thật sự chất lƣợng để qua đó GV có thể trao đổi những vƣớng mắc trong giảng dạy và học hỏi những cái hay của GV khác.
Cần mở lớp hƣớng dẫn GV sử dụng phần mềm powerpoint để có thể áp dụng trong dạy học cho GV chƣa có điều kiện. Bên cạnh đó chuyên môn cần có kế hoạch lƣu giữ các giáo án điện tử GV đã soạn giảng để GV khác có thể tham khảo.
Cần qui định rõ ràng và thƣờng xuyên hơn đối với các tiết dạy có áp dụng CNTT trong năm học. Cụ thể, mỗi GV cần lên một tiết dạy /tuần có áp dụng CNTT, nhƣ vậy thì việc sử dụng các thiết bị hiện đại trong giảng dạy mới đƣợc GV chú trọng và thật sự hiệu quả.
Các tiết thao giảng, chuyên đề cấp tổ của GV- là các tiết dạy chủ yếu để căn cứ ĐG xếp loại GV, do đó cần có sự tham gia ĐG của Ban giám hiệu nhà trƣờng nhằm tránh việc các tổ có sự kiêng nể trong quá trình ĐG, xếp loại các tiết dạy. Bên cạnh đó, để GV có thể vận dụng tốt PPDH, tổ chuyên môn cần có sự ĐG chính xác về năng lực của GV qua các tiết dạy và góp ý chân thành của GV trong tổ.
Đối với GV mới, để nâng cao chất lƣợng dạy, chuyên môn cần tăng cƣờng việc kiểm tra ĐG GV bằng cách dự giờ, thăm lớp thƣờng xuyên hơn. Khuyến khích họ dự giờ thăm lớp đồng nghiệp.
3.2.2. Đối với giáo viên
GV cần trang bị và tích cực nghiên cứu nội dung của Chuẩn nghề nghiệp GVTH để xác định đúng mức độ đạt đƣợc của cá nhân theo các nội dung, yêu cầu của Chuẩn. Điều này giúp GV có thể ĐG chính xác năng lực đạt đƣợc của bản thân và có kế hoạch vƣơn lên mức cao hơn.
GV cần tham dự các buổi chuyên đề do Phòng, cụm Chuyên môn tổ chức cũng nhƣ tích cực dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp để có thể trao đổi những vƣớng mắc và học hỏi những điều hay của đồng nghiệp về cách thức tổ chức các HTDH cũng nhƣ PPDH…trong giảng dạy.
Tăng cƣờng sử dụng các thiết bị/ ĐDDH và đặc biệt tích cực sử dụng các thiết bị hiện đại trong tiết dạy. GV cần học tin học để có thể áp dụng CNTT trong quá trình soạn giảng một cách chủ động để tiết dạy sinh động và phù hợp với bài học.
Tích cực sử dụng các PPDHTC: PP thảo luận nhóm, thực hành – luyện tập, trò chơi,… cũng nhƣ phối hợp nhiều HTDH trong một tiết dạy giúp HS hứng thú với tiết học và tích cực tìm tòi để chiếm lĩnh kiến thức. Điều này sẽ giúp cho tiết học sinh động hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Các tài liệu tiếng Việt
1. Bộ GD&ĐT- Dự án phát triển GVTH (2005), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, Nxb. Giáo dục.
2. Bộ GD&ĐT (2009), Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán cấp Tỉnh, Thành phố về đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH.
3. Bộ GD&ĐT- Dự án phát triển GVTH (2005), Quản lí chuyên môn ở trường Tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb. Giáo dục.
4. Bộ GD&ĐT- Dự án phát triển GVTH (2005), Nâng cáo chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lí GDTH, Nxb. Giáo dục.
5. Đỗ Ngọc Bích (1989), Cải tiến công tác kiểm tra quá trình dạy học và giáo dục hiệu trưởng trường PTCS chuyên ngành Lí luận và lịch sử Giáo dục, Luận án Phó Tiến sĩ KHGD, Học viện KHGD.
6. Chiến lƣợc phát triển Giáo dục 2001-2010.
7. Chuyên đề Giáo dục Tiểu học các số 11-14, Nxb Giáo dục. 8. Luật Giáo dục(2005), Nxb. Chính trị Quốc gia.
9. Lâm Quang Đông (2008), Đánh giá cán bộ nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo.
10. Phó Đức Hòa (1994), Giáo dục học Tiểu học, ĐHSP Hà Nội, xƣởng in ĐHSP1.
11. Điều lệ trƣờng Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ- BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
12. Lê Văn Hồng (cb), Lê Ngọc Lan-Nguyễn Văn Thàng (1997), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Sái Công Hồng (2008), Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của GV THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn Thạc sĩ.
14. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương, Nxb. Giáo dục.
15. Đặng Huỳnh Mai(cb), Bộ GD&ĐT- Dự án phát triển GVTH (2005), Một số vấn đề đổi mới quản lí GDTH vì sự phát triển bền vững, Nxb. Giáo dục.
16. Đại học Quốc gia TP.HCM (2006), Kỷ yếu Hội thảo: “Đảm bảo Chất lượng trong đổi mới Giáo dục”, Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM.
17. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học Tập 1-2, Nxb.Giáo dục.
18. Sở GD&ĐT Hà Nội (2006), Giáo trình Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học (học phần 5), Nxb.Hà Nội.
19. Hoàng Phê(cb) (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Khoa học Xã hội.
20. Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Mai Ngọc Luông-Vũ Khắc Tuân, Bộ GD&ĐT- Dự án phát triển GVTH(2005), Giáo dục học , Nxb Giáo dục.
21. Những vấn đề cơ bản về: Giáo dục đạo đức công dân đối với HS, SV trong nhà trƣờng, gia đình. Xây dựng nhân cách HS, SV thế hệ Hồ Chí Minh (2009), Nxb. Thời Đại, Hà Nội.
22. Trung tâm Đảm bảo Chất lƣợng Đào tạo (2005), Giáo dục Đại học-Chất lượng và Đánh giá, Nxb. ĐHQG Hà Nội.
23. Nguyễn Quang Uẩn (cb), Nguyễn Kế Hào, Phan Thị Hạnh Mai, Bộ GD&ĐT- Dự án phát triển GVTH(2005), Tâm lí học, Nxb. Giáo dục.
24. Nguyễn Quang Uẩn (cb), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2000),
Tâm lí học đại cương; Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các tài liệu tiếng Anh
25. Daniel Weisberg, Susan Sexton, Jenifer Mulhern, David Keeling (2009),
The Widget Effect- Our National Failure to Acknowledge and Act on Diffferences in Teacher Effectiveness.
26. Darling-Hammond, L(2000), Teacher Quality and Student Achievement: A Review of State Policy Evidence, Education Policy Analysis Archives 8:(1). Retrieved 10/2/09 from epaa.asu.edu/epaa/v8n1/.
27. Henry I.Braun (2005), Using student progress to evaluate teachers: A