Các giải pháp tổng hợp

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững làng nghề sơn mài truyền thống tương bình hiệp tỉnh bình dương (Trang 96 - 109)

Bên cạnh các giải pháp cho từng đối tượng, thì các giải pháp mang tính tổng hợp cũng đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả giải quyết vấn đề môi trường

Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải, khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nước thải, khí thải, quản lý môi trường bằng cho vay ưu đãi hoặc giảm thuế.

Xã hội hóa việc BVMT làng nghề

Thực tiễn cho thấy BVMT làng nghề, khắc phục ô nhiễm môi trường cần một hệ thống các giải pháp đồng bộ, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh làng nghề với các tổ chức khoa học, công nghệ, có sự tham gia của các hội, hiệp hội doanh nghiệp, hội nghề nghiệp dưới sự chỉ đạo tập trung của chính quyền các cấp.

Xã hội hóa việc BVMT tại địa phương, như huy động các cơ sở sản xuất, các cộng đồng dân cư trong làng nghề tham gia, tức là những người được hưởng thụ lợi ích môi trường cần đóng góp vào công tác BVMT bằng các hình thức: đóng góp sức lao động của các hộ gia đình, các cơ quan trường học … vào các hoạt động như giữ gìn vệ sinh nơi sản xuất, nơi sinh hoạt, giữ sạch sẽ đường làng ngõ xóm; tổ chức, khai thông và định kỳ nạo vét cống nước thải; tham gia chương trình nước sạch; thu gom rác đúng nơi quy định của làng xã.

Nhiều làng nghề đã sử dụng một tỷ lệ nhất định ngày lao động công ích theo luật định (pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích) cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho BVMT như hệ thống thoát nước thải, bãi chôn lấp chất thải rắn của địa phương,

hạ tầng cho làng nghề, xây dựng các thiết bị xử lý chất thải, thành lập các hợp tác xã quản lý chất thải.

Đẩy mạnh xây dựng các dự án nghiên cứu về áp dụng sản xuất sạch hơn cụ thể cho từng loại hình làng nghề để có mô hình trình diễn nhân rộng.Tổ chức các lớp đào tạo, trình diễn thử nghiệm áp dụng sản xuất sạch hơn cho các chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề.

Để thực hiện tốt hướng này, cơ quan quản lý về khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường cần có kế hoạch trong việc hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ của Trung ương để có thể cải tiến công nghệ sản xuất và áp dụng các công nghệ môi trường đơn giản, rẻ tiền. Đồng thời có biện pháp tuyên truyền và quản lý chặt chẽ, nhằm khuyến khích các hộ sản xuất tự nguyện sử dụng. Đối với việc cải tiến công nghệ cần nhất là vấn đề kinh phí và nghiên cứu kỹ thuật, về điểm này thì cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

3.2.7. Công tác giáo dục, đào tạo truyền thông và thông tin môi trường

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân, trong đó các tổ chức đoàn thể, quần chúng là một lực lượng đông đảo và có vai trò hết sức quan trọng. Các hoạt động bảo vệ môi trường của thanh niên rất phong phú như: hưởng ứng vào các phong trào vệ sinh đường phố, xóm làng, trường học, công viên, cơ quan xí nghiệp, vệ sinh nguồn nước, trồng cây phủ xanh đường phố...thanh niên phải là hạt nhân trong mọi lĩnh vực công tác, phải tổ chức tốt việc khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước...tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức môi trường cho thanh niên, cần xác định, thanh niên là lực lượng hàng đầu trong phong trào bảo vệ môi trường và có các hoạt động điển hình về bảo vệ môi trường, về truyền thông giáo dục môi trường.

Hàng năm luôn luôn thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý tức người dân. Tổ chức các lớp tập huấn pháp luật BVMT cho các đoàn thể Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Mặt trân Tổ quốc.

Xây dựng chương trình tập huấn, truyền thông nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. Lắp đặt các biển quảng cáo, tuyên truyền nhiệm vụ BVMT trên các nẻo đường và loa phát thanh.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu xã Tương Bình Hiệp, có thể đưa ra một số kết luận như sau:

1. Tương Bình Hiệp là một làng nghề truyền thống sản xuất sơn mài từ lâu đời, sản phẩm sơn mài của Tương Bình Hiệp có chất lượng cao và mang những nét độc đáo riêng, tuy nhiên, hiện nay hầu hết các cơ sở sản xuất sơn mài không còn sử dụng nguyên liệu Sơn Nam Vang – Phú Thọ. Họ chuyển sang dùng sơn hạt điều,

sơn Nhật pha dung môi để rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

2. Qua phân tích hiện trạng môi trường làng nghề cho thấy, môi trường làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp có tính chất ô nhiễm cục bộ khu vực môi trường xung quanh các cơ sở sản xuất. Nước thải của quá trình mài sản phẩm không qua xử lý, được xả thẳng ra kênh/rạch hoặc môi trường đất, khí thải từ quá trình phun sơn, làm mộc cũng không được xử lý triệt để trước khi phát thải, đặc biệt khí thải này chủ yếu là chứa hơi dung môi, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người lao động. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại một số cơ sở sản xuất thấy rằng hàm lượng COD, SS khá cao so với quy chuẩn, vượt giá trị của QCVN 24:2009/BTNMT, giá trị COD cao nhất là 1511 mg/l. Đối với không khí xung quanh cơ sở sản xuất sơn mài thì thường xuyên có hơi dung môi, bụi từ khâu chà nhám, làm mộc và phun sơn. Chất thải rắn chủ yếu là CTNH, đó là hộp đựng sơn, cọ vẽ, bao bì, giẻ lau dính sơn/xăng dầu…, chúng được gom chung với rác sinh hoạt mà không thu gom, xử lý riêng.

3. Với định hướng bảo tồn và phát triển nghề sơn mài của địa phương thì sẽ có ngày càng nhiều hộ tham gia sản xuất, tuy nhiên, nếu sản xuất mà không có hướng giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh thì không đảm bảo một sự phát triển bền vững. Do đó, vấn đề đặt ra là cần có những biện pháp phù hợp với thực trạng sản xuất và hiện trạng môi trường của làng nghề nhằm sản xuất hiệu quả gắn với cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

KIẾN NGHỊ

Để vừa đảm bảo phát triển ngành nghề sơn mài, vừa BVMT làng nghề, đảm bảo môi trường sống tốt cho cộng đồng dân cư thì có một số giải pháp như sau:

1. Đối với giải pháp về kỹ thuật thì hướng quy hoạch sản xuất tập trung có thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm cục bộ của làng nghề, bên cạnh đó, khi quy hoạch tập trung để sản xuất thì việc quản lý, xử lý chất thải sẽ dễ dàng hơn, đồng bộ và triệt để hơn. Ngoài ra, quy hoạch tập trung cũng thuận lợi cho việc tạo một thương hiệu riêng cho sơn mài Tương Bình Hiệp trên thị trường. Tuy nhiên, để đi theo hướng quy hoạch tập trung thì cần có một chiến lược rõ ràng về việc bố trí quỹ

đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút lao động,… thì mới phát huy được hiệu quả của quy hoạch sản xuất tập trung.

2. Đối với giải pháp quản lý, cần có sự hỗ trợ của nhiều đối tượng và các bên liên quan như: cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng dân cư, người sản xuất, hiệp hội sơn mài, các tổ chức xã hội, tổ chức đào tạo ngành nghề sơn mài, cơ quan chuyên môn về KHCN.

Nâng cao năng lực của người quản lý, hỗ trợ kinh phí và nguồn lực cho công tác BVMT… xây dựng các công trình xử lý chất thải tại địa phương, nâng cao ý thức BVMT của cộng đồng… là những hướng đi cơ bản trong công tác BVMT làng nghề.

Tóm lại, việc đẩy mạnh phát triển ngành nghề sơn mài là hướng đi đúng đắn, phát huy được các tiềm năng của xã Tương Bình Hiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, hiện trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay là vấn đề khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển bền vững của làng nghề, vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp kịp thời, hiệu quả sao cho sản xuất phải gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường. Các giải pháp này cần được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, trong đó, điều quan trọng sự cân bằng trong quy hoạch không gian làng nghề, giữa mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế, công nghiệp và mục tiêu BVMT, đảm bảo môi trường sống tốt cho cộng đồng dân cư tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TSKH Lê Huy Bá, PGS.TS Vũ Chí Hiếu, ThS. Võ Đình Long, 2002, Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, NXB Khoa học và kỹ thuật.

2. Báo cáo Môi trường làng nghề Việt Nam 2008.

3. Báo cáo Quy hoạch chung xây dựng đô thị Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

4. Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải (tập 2, tập 3), 2001,

NXB Khoa học và kỹ thuật.

6. GS.TS Đặng Kim Chi, 2005, Đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước KC- 08-09: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng các chính sách và giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề nông thôn Việt Nam”. 7. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008, Quản lý môi trường cho sự phát triển

bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Quang Huỳnh, 2010, Công nghệ sản xuất sơn, vecni, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

9. TS. Chế Đình Lý, 2000, Giáo trình Phân tích hệ thống môi trường, NXB Trường Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

10. Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải, 2006, Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây dựng.

11. Mai Thế Hởn, 2003, Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

12. binhduong.gov.vn: Trang web tỉnh Bình Dương.

13. hrpc.com.vn: Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Phát triển các Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam (Vietnam Handicraft Reseach and Promotion Center).

14. hhsonmaidieukhacbinhduong.org.vn: Hiệp hội sơn mài – điêu khắc Bình Dương.

PHỤ LỤC

Mã số phiếu:…………..

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP, TỈNH BÌNH

DƯƠNG.

Giới thiệu: Xin chào anh/chị, tôi là sinh viên trường đại học Kỹ thuật Công Nghệ TP.HCM đang thực hiện đề tài tốt nghiệp về nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững làng nghề sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp, tỉnh Bình Dương. Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp là một làng nghề truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, là niềm tự hào của bao thế hệ. Ngày nay, bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững là một vấn đề quan trọng đối với làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp. Mục tiêu của cuộc khảo sát này là muốn

biết THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP. Những thông tin mà anh/chị cung cấp sẽ giúp tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Mong anh/chị dành chút thời gian khoảng 10 đến 15 phút cho cuộc khảo sát này.

Thông tin cơ bản:

Nơi khảo sát:……… Ngày khảo sát:……… Tên người khảo sát:……….

Phiếu điều tra cho người không làm nghề sản xuất sơn mài và cán bộ địa phương

Anh (chị) hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà anh (chị) cho là đúng

Câu Nội dung

1. So với trước đây 5- 10 năm, hiện nay môt trường cảnh quan làng nghề

a. Sạch sẽ, khang trang và môi trường trong lành hơn b. Không khác mấy

c. Ô nhiễm hơn do việc sản xuất sơm mài tràn lan, rác thải, nước thải và khí độc, mùi hôi,… không được xử lý

d. Mặc dù ô nhiễm nhưng có các biên pháp khắc phục nên chấp nhận được

2. Chính quyền quan tâm đến việc bảo vệ môi trường làng nghề như thế nào?

a. Có quan tâm nhưng đây không phải là vấn đề thiết yếu

b. Quan tâm vừa phải, các hoạt động đã thực hiện chưa phát huy hết hiệu quả

c. Tích cực thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề và các hoạt động

này thực sự hiệu quả

d. Bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững, làng nghề luôn là nhiệm vụ cấp thiết hang đầu

3. Tại sao ít cơ sở sản xuất lắp đặt hệ thống xử lý chất thải a. Không ảnh hưởng nên không cần lắp

b. Tốn diện tích, chi phí lắp đặt vận hành c. Ý kiến khác

4. Theo anh / chị có nên quy hoạch tập trung sản xuất sơn mài tại một địa điểm không?

a. Có

b. Không rõ c. Không khả thi d. Ý kiến khác

Dưới đây là những phát biểu có liên quan đến môi trường làng nghề, anh/chị hãy cho ý kiến

1. Hoàn toàn không đồng ý (1 điểm) 2. Không đồng ý (2 điểm)

3. Trung hòa (3 điểm) 4. Đồng ý (4 điểm)

5. Hoàn toàn đồng ý (5 điểm) Các chỉ tiêu đánh giá

Vấn đề môi trường hiện tại của làng nghề Số điểm 1-5

1. Việc sản xuất sơn mài làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và sức khỏe người dân.

2. Không khí xung quanh cơ sở sản xuất luôn có mùi hóa chất, hơi dung môi (xăng, dầu, sơn,..), bụi gỗ, tiếng ồn,…

3. Nước thải trong quá trình sản xuất sơn mài có chứa hóa chất, cặn hữu cơ,… được xả thẳng ra đất/ kênh/mương làm ô nhiễm đất và nguồn nước chung quanh.

4. Lượng nước thải này không nhiều nhưng làm cho nguồn nước ở kênh/rạch/mương (nơi tiếp nhận nước thải)) có mùi hôi, đục màu, sinh vật ở đây khó sống được

5. Chất thải rắn (bao nilong, hộp sơn cũ, giẻ lau,…) trong quá trình sản xuất sơn mài không được thu gom mà để vươn vải hoặc đổ thẳng ra đất

6. Lượng rác thải khá nhiều

hưởng đến sức khỏe (hắc hơi, nhứt đầu, dễ dị ứng với mùi hóa chất,…)

8. Đất đai, nguồn nước quanh cơ sản xuất có ô nhiễm nên ảnh hưởng đến cây trồng ,vật nuôi

Vấn đề xử lý chất thải tại làng nghề Số điểm 1-5

9. Chưa có biện pháp xử lý đối với khí thải, hơi dung môi và mùi hóa chất trong các xưởng làm sơn mài

10. Cần có biện pháp khác hiệu quả hơn để giảm ô nhiễm làng nghề

Mức độ quan tâm của chính quyền đến môi trường Số điểm 1-5

11. Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện

12. Các cơ quan chuyên ngành liên quan đến việc xử lý vấn đề môi trường chưa phát huy hết trách nhiệm của mình

Phiếu điều tra cho người làm nghế sản xuất sơn mài

Anh (chị) hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà anh (chị) cho là đúng

Câu Nội dung

1. Anh / chị có nghĩ đến việc bảo vệ môi trường không? a. Có

b. Không

2. Nước thải sản xuất sơn mài tại xã Tương Bình Hiệp được xử lý thế nào?

b. Có hầm chứa và hút định kỳ c. Đổ ra cống

d. Đổ ra đất / kênh / rạch

3. Môi trường không khí xung quanh cơ sở sản xuất sơn mài Tương Bình Hiệp như thế nào?

a. Không có ô nhiễm

b. Các mùi có nồng độ đậm đặc c. Thường có tiếng ồn

d. Thường xuyên có hơi dung môi, màu

4. Khí thải tại các cơ sở sản xuất sơn mài trên địa bàn xã Tương Bình Hiệp được xử lý thế nào?

a. Có lắp đặt hệ thống xử lý khí b. Có lắp đặt nhưng không hoạt động c. Không lắp đặt

d. Không rõ

5. Tại sao ít cơ sở sản xuất lắp đặt hệ thống xử lý chất thải a. Không ảnh hưởng nên không cần lắp

b. Tốn diện tích, chi phí lắp đặt vận hành c. Ý kiến khác

6. Theo anh (chị) chất thải do sản xuất sơn mài (ví dụ bao ni long, hủ sơn hết, giẻ lau dính sơn, sơn, hóa chất vương vải, nước thải chứa dung môi, chất hữu cơ,…) có độc hại không?

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững làng nghề sơn mài truyền thống tương bình hiệp tỉnh bình dương (Trang 96 - 109)