2.3.2.1. Hiện trạng nước cấp
Nhu cầu sử dụng nước hàng ngày cho toàn bộ các hoạt động chủ yếu từ các nguồn nước giếng khoan. Hiện tại chưa có hệ thống cung cấp nước sạch cho địa phương.
2.3.2.2. Hiện trạng thoát nước
Bảng 2.2. Lượng nước thải của làng nghề Tương Bình Hiệp năm 2011
Hoạt động Số lượng
Nước thải ( m3/ngày)
Tỷ trọng (%) Sản xuất sơn mài
(nước thải chủ yếu ở khâu mài và chà rửa dụng cụ)
Khoảng 900 hộ (trong đó có khoảng 600 hộ tham gia khâu mài)
1351 – 1727 54,8 – 70
Khác 80 hộ - -
Sinh hoạt Gần 2800 hộ 849,3 39,6
Tổng 2142,5 100
Nguồn: UBND xã Tương Bình Hiệp năm (2011)
Tương Bình Hiệp hiện đã có hệ thống cống rãnh tiêu thoát nhưng dùng chung cho cả nước thải sản xuất và sinh hoạt, chăn nuôi.
Nước thải hầu hết được đổ ra cống của địa phương, nếu là hộ gia đình ở gần cống. Nếu các hộ gia đình chưa được hỗ trợ đường ống để dẫn nước thải ra cống thì nước thải được chứa trong một hầm chứa dưới đất, khi hầm gần đầy sẽ có xe tới hút đi, hoặc hầm có cơ chế tự thấm vào đất. Nếu hộ gia đình ở gần kênh rạch thì sẽ cho dẫn nước thải ra thẳng kênh rạch. Một số hộ khác cho nước thải chảy thẳng ra đất mà không qua hệ thống nào.
Ngoài ra, còn phải kể đến nước thải sản xuất sơn mài, theo kết quả điều tra khảo sát trong quá trình làm đề tài nhận thấy rằng các cơ sở sơn mài Tương Bình Hiệp (Bình Dương) có lượng nước thải không lớn, chỉ khoảng 1,5 m³ - 5 m³/cơ sở nhưng nước thải chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao, nước thải này thay định kỳ 2 – 3 ngày/lần. Nước thải sản xuất sơn mài chứa bụi mài nhỏ mịn làm tăng hàm lượng cặn.
Nước thải từ quá trình sản xuất sơn mài đều thải trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước chung hoặc xả thẳng ra kênh rạch.
Toàn bộ lượng nước thải không qua xử lý, sau khi thải trực tiếp ra cống rãnh, kênh mương rồi đổ vào rạch Bà Sản, là một nhánh nhỏ thuộc sông Sài Gòn.
2.3.2.3. Thực trạng chất lượng môi trường nước
Bảng 2.3. Chú thích các vị trí lấy mẫu nước thải sản xuất sơn mài trên
N1 Cơ sở sơn mài Tư Bốn
Hồ chứa nước thải phun sơn
N2
Cơ sở sơn mài Mười Nút Hồ mài
N3 Cơ sở sơn mài Hiệp Công Hồ chứa nước
thải phun sơn
Nguồn: Kết quả khảo sát lấy mẫu (7/2012)
Bảng 2.4. Bảng mô tả đặc điểm các vị trí lấy mẫu nước thải Kí hiệu Đặc điểm Kích thước hồ chứa nước thải Nhận xét N1
2m x 0,8m x 0,5m - Nước thải này do hấp thụ hơi sơn, hơi dung môi từ quá trình phun sơn; keo bóng lên sản phẩm.
- Nước thải có màu đen, nhiều cặn lơ lửng, có mùi hôi (do phân hủy chất hữu cơ) và mùi dung môi (xăng, dầu...); có cặn lâu ngày đóng thành lớp chìm dưới đáy hồ và bám trên thành hồ, trên bề mặt nước thải có váng dầu
N2
2,2m x 1,2m x 0,5m - Nước hồ này dùng để mài, chà các sản phẩm sau các công đoạn hom, sơn lót và sơn keo bóng. - Nước hồ mài có màu vàng nâu đục, có nhiều cặn hữu cơ.
N3
1,8m x 0,8m x 0,5m Nước hồ màu đen do màu của sơn thổi (sơn hạt điều, sơn PU...), có mùi dung môi, nhiều cặn lơ lửng, có cặn lâu ngày đóng thành lớp chìm dưới đáy hồ và bám trên thành hồ, trên bề mặt nước thải có váng dầu.
Kết quả phân tích thực trạng môi trường nước tại các cơ sở trên
Bảng 2.5. Chất lượng nước tại một số cơ sở sơn mài trên địa bàn xã Tương
Bình Hiệp
Kí hiệu BOD5(mg/l) COD (mg/l) SS (mg/l) PH Độ màu (Pt-Co) Pb (mg/l) N1 445 111 2016 6.66 30 0.17 N2 64.7 766 245.2 7.14 20 0.032 N3 70.3 1511 474.8 7.07 10 0.009 QCVN 24:2009/BT NMT (loại A) 30 50 50 6 - 9 20 2
Nguồn: Kết quả phân tích mẫu tại trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm Tp HCM tháng (7/2012)
Nhận xét kết quả phân tích:
Theo kết quả phân tích nước thải tại một số cơ sở sản xuất sơn mài trên địa bàn xã Tương Bình Hiệp nhận thấy rằng chỉ tiêu SS có giá trị dao động từ 245.2 – 2016 mg/l, hầu hết là vượt QCVN 24:2009/BTNMT, chỉ tiêu BOD5, COD cũng
vượt giới hạn so với giá trị cho phép. Chỉ tiêu độ màu có 1 điểm cao hơn quy chuẩn, cao nhất là 30 Pt-Co. Điều này cho thấy nước thải sản xuất sơn mài ô nhiễm chủ yếu do hàm lượng cặn hữu cơ lơ lửng quá cao. Ngoài ra, nước thải sơn mài còn có chứa những thành phần dầu mỡ do dung môi pha sơn là xăng, dầu hỏa, màu vẽ, màu sơn cũng là một thành phần trong nước thải, mùi của hóa chất sơn, dung môi.
Kết quả phân tích thành phần kim loại trong nước thải sơn mài cho thấy rằng, hầu như không phát hiện được sự có mặt của chúng hoặc ở nồng độ rất thấp, nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.
Như vậy, nếu không có các biện pháp xử lý phù hợp trước khi xả thải sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước cấp cho sinh hoạt, nhất là khi xã có chủ trương mở rộng và phát triển ngành nghề sơn mài thì lượng thải sẽ tăng cao hơn, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm, nước mặt, hệ thủy sinh và sức khỏe cộng đồng.
2.3.2.4. Tình trạng xử lý nước thải
Đối với nước thải sinh hoạt thì ở những tuyến đường giao thông có xây dựng hệ thống cống cho người dân đổ nước thải vào, nước thải được dẫn thẳng ra rạch Bà Sản
Dựa vào các phiếu điều tra, khảo sát thực tế,sử dụng phương pháp thống kê với sự trợ giúp của phần mềm Microsoft Excel 2007 để xử lý số liệu về tình hình xử lý nước thải sản xuất sơn mài tại xã Tương Bình Hiệp
Hình 2.2. Tình hình xử lý nước thải sản xuất sơn mài tại xã Tương Bình Hiệp
Nguồn: Tổng hợp, xử lý số liệu từ phiếu điều tra khảo sát thực tế
Theo kết quả khảo sát tình hình xử lý nước thải sản xuất tại các cơ sở trên địa bàn xã Tương Bình Hiệp thì hiện nay chưa có hệ thống xử lý cho loại nước thải này, kể cả ở cấp chính quyền và ở mỗi gia đình sản xuất. Nước thải sản xuất được đổ trực tiếp ra cống của địa phương chung với nước thải sinh hoạt và xả thẳng ra rạch Bà Sản, khoảng 59% hộ dân đổ nước thải ra cống. Đối với những hộ dân chưa được hỗ trợ đường cống thì đổ nước thải ra đất hoặc kênh rạch gần nhà, số này chiếm 29%, còn lại là các gia đình tự xây hầm chứa, có thể để nước thải tự thấm vào đất hoặc có xe rút hầm cầu tới hút. Số gia đình có hầm chứa và thu gom bằng xe rút hầm cầu khá ít, đó là các hộ sản xuất sơn mài nằm ở khu dân cư đông đúc, có đường giao thông chính đi qua nhưng chưa hỗ trợ hệ thống cống, diện tích đất không có để họ đổ nước thải ra và để bảo đảm vệ sinh cho khu vực xung quanh nên họ bố trí hầm chứa nước thải sản xuất.
Nhận xét về tình hình xử lý nước thải thấy rằng, hiện tại chưa có những biểu hiện rõ ràng của ô nhiễm nguồn nước và đất, có thể là do diện tích rộng, khả năng tự làm sạch cao và mật độ dân số chưa lớn. Tuy nhiên, với tình trạng xả thải không qua xử lý, đặc biệt là nước thải sản xuất sơn mài thì đây là nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới ô nhiễm nếu không có biện pháp xử lý phù hợp.