Vấn đề thực hiện công tác BVMT tại làng nghề

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững làng nghề sơn mài truyền thống tương bình hiệp tỉnh bình dương (Trang 72 - 74)

Trong công tác BVMT tại làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp hiện nay còn nhiều hạn chế và tồn tại như sau:

- Khó khăn trong áp dụng và thi hành luật BVMT đối với các cơ sở sản xuất vì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về BVMT làng nghề.

- Dựa vào kết quả điều tra những khó khăn khi giải quyết vấn đề môi trường thì ý kiến của cán bộ địa phương cho rằng đó là do các quy định và hướng dẫn về vấn đề môi trường làng nghề và ngành sơn mài chưa hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý.

- Cụ thể là trong Luật BVMT năm 2005 quy định tại Điều 38 về BVMT làng nghề và các điều khoản khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Một số nội dung BVMT làng nghề cũng được đề cập đến trong các văn bản khác như Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn nhưng cũng chưa có các quy định cụ thể về việc các làng nghề phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn tập trung, quy định về các biện pháp giảm thiểu phát sinh khí thải…

- Việc khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nguồn nước và các chất thải khác trước khi thải ra môi trường hầu như chưa hiệu quả.

- Đối với các cơ sở sản xuất thì khi lắp đặt và vận hành thì chi phí xử lý sẽ phải tính vào giá thành sản phẩm, giá thành này sẽ đội lên so với mặt hàng cùng chủng loại và làm giảm sức cạnh tranh và sản lượng tiêu thụ, điều mà các cơ sở sản xuất đều không muốn.

Bảng 2.10. Danh sách bản Cam kết BVMT của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

sản phẩm sơn mài trên địa bàn xã Tương Bình Hiệp

Số T T

Tên dự án Số - ngày tháng năm

Cơ quan cấp giấy xác nhận

Ghi chú

1

Dự án sản xuất sơn mài – Công ty TNHH mỹ nghệ Quang Dũng 5482 – 14/12/2005 Sở TNMT Giải thể 2 Dự án hàng sơn mài, mỹ nghệ - Công ty cổ phần Đầu tư U&I 1116 – 19/12/2003 Sở KHCN-MT Giải thể 3

Xưởng sản xuất gia công sơn mài Chi nhánh Công ty

TNHH DV – TM Thiên Hồng 03 – 27/02/2009 Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Thủ Dầu Một Đề án BVMT

Nguồn: Trích từ Danh sách bản Cam kết BVMT của doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một – phòng TNMT thị xã Thủ Dầu Một (2012).

Theo cán bộ phòng TNMT Thủ Dầu Một phụ trách quản lý môi trường xã Tương Bình Hiệp thì hiện nay chưa có luật cụ thể cho môi trường làng nghề nên vấn để xử lý chất thải sản xuất chỉ mới ở mức khuyến khích người dân thực hiện. Hầu hết các cơ sở tự giải quyết vấn đề chất thải về công nghệ, kinh phí lắp đặt và vận hành vì chính quyền vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào để hỗ trợ. Tại xã Tương Bình Hiệp có nhiều cơ sở vừa và nhỏ sản xuất sơn mài nhưng phần lớn các cơ sở này chưa lập Cam kết BVMT hay đề án BVMT mặc dù đã đi vào hoạt động khá lâu. Việc thanh tra, kiểm tra vi phạm ô nhiễm môi trường chỉ tiến hành khi có đơn khiếu nại của người dân địa phương.

Nhân lực và tài chính còn yếu và thiếu, chưa có nguồn kinh phí dành riêng cho công tác BVMT làng nghề, chỉ có nguồn kinh phí dành cho công tác BVMT chung…

Công tác tuyên truyền và giáo dục về môi trường chưa thực sự được chú trọng tại địa phương.

Việc quản lý tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết về tác động của ô nhiễm môi trường cũng như các biện pháp phòng tránh chưa đạt hiệu quả cao, các hoạt động tuyên truyền BVMT, giáo dục BVMT liên quan tới ngành nghề sơn mài thì chính quyền hầu như chưa thực hiện và các hoạt động chưa tạo được ý thức BVMT cho người dân.

Ngoài ra, công tác xã hội hóa BVMT làng nghề chưa được triển khai cụ thể, việc huy động nguồn nhân lực, tài chính trong BVMT làng nghề còn thiếu và chưa phát huy được các nguồn lực xã hội.

CHƯƠNG 3:ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BVMT HƯỚNG TỚI PTBV

LÀNG NGHỀ SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững làng nghề sơn mài truyền thống tương bình hiệp tỉnh bình dương (Trang 72 - 74)