Hiện trạng chất thải rắn

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững làng nghề sơn mài truyền thống tương bình hiệp tỉnh bình dương (Trang 63 - 66)

2.3.4.1. Khối lượng và thành phần rác thải

 Khối lượng rác thải

Trong sản xuất sơn mài lượng rác thải ra không nhiều, chủ yếu được người dân tận dụng triệt để, bán phế liệu…Rác thải từ sản xuất sơn mài chủ yếu là hộp đựng sơn, bao bì nylon, giấy vụn, giẻ lau… dính sơn, xăng, keo, màu vẽ… chai/can đựng xăng, dầu hỏa.

Trung bình mỗi cơ sở thải ra khoảng 25 – 35 kg rác sản xuất/ tháng, đối với cơ sở vừa (khoảng 50 – 60 thợ làm công) thì lượng rác có thể là 50 – 70 kg/tháng.

Bảng 2.8. Tình hình chất thải rắn trung bình mỗi ngày tại làng nghề sơn mài Tương

Bình Hiệp (năm 2011)

Loại rác thải Lưu lượng (kg/hộ) Số hộ tham gia Tổng rác thải (tấn/ngày) 2011 2011

Rác thải sinh hoạt 1,5 Gần 2800 hộ 4,2

Rác thải chăn nuôi và hoạt động

khác 8 310 hộ 2,48

Rác thải sản xuất sơn mài 1 – 3 900 hộ 0,9 – 2,7

Tổng 7,58 – 9,38

Nguồn: UBND xã Tương Bình Hiệp năm (2011)

Như vây, trung bình mỗi năm, lượng rác thải của làng nghề tổng khoảng 3423 tấn. Trong đó, khối lượng rác thải của sản xuất sơn mài chiếm gần 20% (trung bình là 685kg/năm) lượng rác thải của toàn xã, rác thải sinh hoạt chiếm 44,8% còn lại là rác thải từ chăn nuôi và thương mại, dịch vụ và một số hoạt động khác.

Trong thành phần rác thải có khoảng 68 – 70% là rác hữu cơ.

Như vây, trung bình mỗi năm, lượng rác thải của làng nghề tổng khoảng 3423 tấn. Trong đó, khối lượng rác thải của sản xuất sơn mài chiếm gần 20% (trung bình là 685kg/năm) lượng rác thải của toàn xã, rác thải sinh hoạt chiếm 44,8% còn lại là rác thải từ chăn nuôi và thương mại, dịch vụ và một số hoạt động khác.

- Thành phần rác thải

Trong thành phần rác thải có khoảng 68 – 70% là rác hữu cơ.

Học viên đi thực tế 4 lần nhằm thu thập các thông tin liên quan đến sản xuất sơn mài, dùng bảng câu hỏi để phỏng vấn tình hình thu gom, vận chuyển rác thải nơi đây. Sử dụng các loại phiếu điều tra để khảo sát tình hình môi trường tại làng nghề. Phỏng vấn những anh, chị lao công thu gom rác thải tại nơi đây để hiểu biết về các thành phần rác tại khu vực này

Bảng 2.9. Thành phần rác thải theo khối lượng của làng nghề sơn mài

Tương Bình Hiệp

Thành phần % theo khối lượng

Rác thải sản xuất sơn mài:

Giấy, bao nylon, vải… dính sơn/xăng, lon/hũ đựng sơn, xăng, keo…

20

Thực phẩm thừa, lá cây, cành

cây, chất thải chăn nuôi… 41.8

Nhựa, cao su, da 2

Giấy 1,5 Tải 1,2 Xốp 0,5 Thủy tinh 2,1 Vật liệu xây dựng 9,1 Kim loại 3,3 Vải vụn 1,6 Xỉ than 15 Gỗ 1,5 Khác 0,4 Tổng 100

Nguồn: Kết quả khảo sát thực địa (05/2012) 2.3.4.2. Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải

Chất thải rắn có các cách xử lý phổ biến như sau: các nhà dân gần đường thì gom rác trước nhà để xe rác của xã Tương Bình Hiệp thu gom định kì 2 ngày/lần, những nhà dân ở các vùng xa hơn, phương tiện đi lại khó khăn thì đốt rác ngay trong vườn nhà. Việc đổ rác bừa bãi và chôn rác không phổ biến, chỉ xảy ra ở một vài hộ dân, rác đốt thường là rác hữu cơ lá cây, cành cây, rác thực phẩm, bao bì nilon…, tuy nhiên việc này cũng ảnh hưởng ít nhiều tới môi trường đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thu gom rác do xã Tương Bình Hiệp đảm nhận.

Xã Tương Bình Hiệp tự thành lập tổ thu gom rác cho địa phương và đi vào hoạt động từ năm 2008. Gồm 28 bô rác chia thành 8 điểm tập kết rác, các bô rác được đặt hai bên lề đường, trước trụ sở UBND xã, trạm Y tế xã, chợ và một số địa điểm công cộng khác. Hằng ngày, các hộ dân đổ rác tại các bô rác gần nhà, định kỳ 2 ngày/lần có đội thu gom chở rác đến 8 điểm tập kết rác, mỗi điểm tập kết rác gồm khoảng 2 – 3 thùng rác lớn, nhỏ chiếm diện tích 3 – 4 m2. Sau đó, Công ty môi trường đô thị thị xã Thủ Dầu Một đến thu gom rác tại các điểm tập kết này và chuyển đến bãi rác trung tâm.

Hiện tại thì rác ở xã Tương Bình Hiệp cũng như toàn thị xã Thủ Dầu Một được đem đến khu phức hợp xử lý rác thải Nam Bình Dương. Khu phức hợp nằm ở Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tổng diện tích 75ha, có khả năng xử lý khoảng 480 tấn rác thải trong một ngày và 420 tấn ở nhà máy phân hủy.

Theo kết quả điều tra thì lượng rác thải sản xuất khoảng 20 – 40 kg/tháng/cơ sở, một vài cơ sở vừa (qui mô 40 – 60 lao động) thì rác sản xuất có thể là 50 – 70 kg/tháng. Rác sản xuất thường được các cơ sở sử dụng triệt để như tái sử dụng, bán phế liệu. Tuy nhiên, để BVMT thì loại rác trong quá trình sản xuất này nên thu gom và xử lý riêng vì chúng có chứa thành phần chất thải nguy hại (sơn, xăng, keo…).

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững làng nghề sơn mài truyền thống tương bình hiệp tỉnh bình dương (Trang 63 - 66)