Hiện trạng môi trường không khí

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững làng nghề sơn mài truyền thống tương bình hiệp tỉnh bình dương (Trang 58 - 63)

2.3.3.1. Tình trạng chất lượng không khí

Kết quả điều tra 100 phiếu về tình trạng môi trường không khí xung quanh các cơ sở sơn mài Tương Bình Hiệp

Hình 2.3. Biểu đồ tình trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh cơ sở

sơn mài ở Tương Bình Hiệp

Nguồn:Tổng hợp, xử lý số liệu từ phiếu điều tra khảo sát thực tế

Theo kết quả điều tra về tình trạng môi trường không khí xung quanh các cơ sở sơn mài ở Tương Bình Hiệp, 47% các hộ không tham gia sản xuất cho rằng việc sản xuất sơn mài là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí, thường xuyên có hơi dung môi, sơn, xăng, màu sơn, bụi và tiếng ồn, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Khí thải này chỉ tồn tại đậm đặc trong một khoảng thời gian ngắn vì không gian xung quanh khá rộng, khí thải dễ dàng phân tán và nhanh chóng được pha loãng. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài mà không có các biện pháp giảm thiểu và xử lý phù hợp thì sẽ gây ô nhiễm toàn làng nghề và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.

Bảng 2.6. Bảng chú thích các vị trí lấy mẫu khí trên địa bàn Tương Bình Hiệp

Kí hiệu Địa điểm Tọa độ

N E K1 Trên ống xả thải 1 có phun nước (dạng sương) 11'00'407 106'38'250 K2 Trên ống khói 2 không phun nước

(dạng sương)

11'00'405 106'38'256

K3 Trong ống xả thải phía sau buồng

thổi

11'00'415 106'38'242

K4 Bên trong phòng thổi

11'00'441 106'38'257

K5 Tại chỗ phun sơn (không có buồng

phun)

11'00'592 106'38'018

Nguồn: Trung tâm khí tượng quan trắc môi trường TX Thủ Dầu Một

Bảng 2.7. Chất lượng môi trường không khí tại một số cơ sở sản xuất trên địa

bàn xã Tương Bình Hiệp Kí hiệu Chỉ tiêu NOx (mg/m3) SOx (mg/m3) CO (mg/m3) Hơi dung môi (mg/m3) Bụi (mg/m3) K1 0.095 0.012 3 2,4 24.6 K2 0.102 0.035 3 2,1 38.7 K3 0.125 0.065 14 2,2 199 K4 0.08 0.03 10 2,5 4 K5 0.078 0.05 2 65.2 QCVN 2 1,5 1 - 0,4

19:2009/BTNMT (cột A) QCVN 20:2009/BTNMT (cột A) - - - 0,75 -

Nguồn: Trung tâm khí tượng quan trắc môi trường TX Thủ Dầu Một

Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại một số cơ sở sản xuất sơn mài của quan trắc thì đáng lưu ý là nồng độ CO và bụi khá lớn so với QCVN 19:2009/BTNMT quy định dành cho không khí xung quanh, nồng độ CO cao nhất là 14 mg/m3 gấp 4,6 lần QCVN 19:2009/BTNMT, nồng độ bụi thấp nhất là 4 mg/m3 gấp 13,3 lần 19:2009/BTNMT và bụi cao nhất là 199 mg/m3. Đối với khí thải sơn mài thì lượng bụi khá cao là do khâu mài nhám cốt gỗ, phun sơn làm phát sinh bụi sơn

 Nhận xét

Qua kết quả khảo sát thực tế và kết quả quan trắc môi trường ta nhận thấy - Không khí tại làng nghề đang trong tình trạng ô nhiễm

- Hơi dung môi ở khâu thổi sơn, keo và lâu bóng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, khu sinh hoạt dân cư xung quanh

- Kết quả quan trắc cũng cho thấy không khí tại làng nghề đa phần vượt tiêu chuẩn cho phép, làm cho môi tường không khí nơi đây ô nhiễm

2.3.3.2. Tình hình xử lý khí thải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dùng phương pháp biểu đồ, dựa vào các phiếu điều tra, khảo sát thực tế,sử dụng phương pháp thống kê với sự trợ giúp của phần mềm Microsoft Excel 2007 để xử lý số liệu, biểu đồ thể hiện về tình hình xử lý khí thải như sau:

Hình 2.4. Biểu đồ tình hình xử lý khí thải tại các cơ sở sản xuất sơn mài trên địa

bàn xã Tương Bình Hiệp

Nguồn:Tổng hợp, xử lý số liệu từ phiếu điều tra khảo sát thực tế

Theo kết quả điều tra tình hình xử lý khí thải tại các cơ sở sản xuất thì có khoảng 63% cơ sở không áp dụng biện pháp nào để giảm thiểu khí thải, bụi sơn, hơi dung môi, số này chủ yếu là các hộ qui mô nhỏ lẻ, chỉ có khoảng 14% cơ sở lắp đặt hệ thống máng nước để giảm bớt bụi sơn trong sản xuất, hầu hết là các cơ sở, công ty qui mô vừa và lớn, khoảng 15% các gia đình có lắp đặt hệ thống này nhưng hầu như không hoạt động vì chi phí vận hành cao hoặc hệ thống bị hư, chưa sửa chữa, ngừng hoạt động, phần còn lại là những người không rõ cơ sở đang làm việc có sử dụng hệ thống giảm thiểu ô nhiễm hay không và số này là trường hợp người làm công cho các cơ sở sơn mài.

Hệ thống giảm thiểu khí thải đang được áp dụng tại một số cơ sở sản xuất trên địa bàn xã Tương Bình Hiệp

Đây là hệ thống giảm thiểu khí thải hầu hết các cơ sở sản xuất đang áp dụng nhằm giảm bớt hơi dung môi và bụi sơn ở khâu thổi sơn, thổi keo.

Khâu thổi sơn thường được thực hiện trong một phòng riêng, trong phòng có xây một bể nước kích thước khoảng 1,5(m)x1(m)x0,8(m) hoặc 2(m)x1,5(m)x1(m) tùy vào quy mô từng hộ.

Trên bể nước đặt dọc một máng bằng kim loại có diện tích khoảng 2(m)x0,8(m) hoặc 2,5(m)x1(m), nước trong bể được bơm bằng môtơ để chảy dọc

theo bề mặt máng. Khi thổi sơn, keo bóng lên sản phẩm thì phần bụi sơn bay ra sẽ dính vào nước và được cuốn theo xuống bể, giảm thiểu lượng dung môi phát tán trong không khí, ngoài ra, ở phía trên của máng nước còn lắp đặt máy quạt và một ống khói ống cao 3 - 6m, đường kính 0,6m để hút bớt khí, bụi và hơi dung môi ra môi trường ngoài.

Tuy nhiên cách xử lý này chỉ giảm thiểu một phần lượng dung môi tiếp xúc cho người thợ. Bụi sơn và hơi dung môi phát sinh từ buồng phun sơn từ công đoạn sơn chỉ hấp thụ bằng màng nước, sau đó thải ra không có công đoạn hấp thụ bằng than hoạt tính nên lượng khí thải vẫn chưa được xử lý triệt để, hơi dung môi chưa xử lý vẫn bị phát tán ra môi trường ngoài. Qua khảo sát nguyên nhân ít cơ sở sản xuất lắp đặt hệ thống xử lý và giảm thiểu ô nhiễm cho đối tượng là người dân làm sơn mài, người dân không tham gia sản xuất và cán bộ địa phương thì kết quả như sau:

Hình 2.5. Biểu đồ kết quả điều tra về nguyên nhân ít cơ sở sản xuất lắp đặt hệ thống

xử lý chất thải

Nguồn:Tổng hợp, xử lý số liệu từ phiếu điều tra khảo sát thực tế

Trong số các hộ không áp dụng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm thì có 51% người dân cho rằng việc này là không cần thiết, 47% số người cho rằng khi lắp đặt sẽ tăng chi phí vận hành, tốn kém diện tích.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững làng nghề sơn mài truyền thống tương bình hiệp tỉnh bình dương (Trang 58 - 63)