cộng đồng
Người lao động làm việc trong các điều kiện không an toàn, nhà xưởng hệ thống điện nước tạm bợ, các điều kiện chiếu sáng và thông gió kém, mặt bằng sản xuất chật chội, thời gian lao động từ 8 – 10 h/ngày, nếu vào thời điểm đắt hàng thì thời gian lao động khoảng 12 - 15 h/ngày trong môi trường độc hại và hầu như không có các dụng cụ bảo hộ lao động.
Tình trạng ô nhiễm môi trường vài năm trở lại đây, kể từ khi hầu hết các hộ làm sơn mài chuyển sang sử dụng loại sơn mới có pha dung môi bay hơi thay cho sơn Phú Thọ.
Trong thành phần của các dung môi pha sơn bị phát tán ra không khí đều có thành phần những ôxit sắt (tạo màu đỏ), crom kẽm (tạo màu vàng), crom chì (vàng cam)... và những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như xylen, toluen, axeton, butin axetat. Các dung môi hữu cơ này có thể tan trong môi trường mỡ hoặc nước. Hơi dung môi rất dễ hấp thụ qua phổi và qua da, khi tiếp xúc ở liều cao gây độc tính cấp suy giảm thần kinh ương, gây chóng mặt, nhức đầu, ngộp thở, rối loạn tiêu hóa.
Phỏng vấn thợ vẽ tại một cơ sở chuyên làm khâu thổi sơn và vẽ trang trí tại xã Tương Bình Hiệp, người công nhân cho biết khi tiến hành thổi sơn bằng máy thổi hơi thì bụi sơn tràn ngập trong phòng, mùi sơn rất đậm đặc, gây ho, khó thở. Khi tiếp xúc nhiều với hơi dung môi này ảnh hưởng tới sức khỏe, gây viêm xoang, viêm mũi.
Đối với loại keo sình (tên dân gian thường gọi một loại keo tự pha dùng để kết dính trong sản xuất sơn mài), một số công nhân cho biết vài người có hiện tượng gây tức ngực, khó thở, choáng váng khi ngửi mùi keo này.
Đối với những công nhân làm ở khâu mài cho biết họ tiếp xúc với nước mài và bệnh thường gặp là ngứa ngoài da, dễ bị các bệnh về da liễu nếu, nước mài này không được thay thường xuyên.
Tóm lại, sự ô nhiễm môi trường đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống hàng ngày và tới sức khỏe của cộng đồng làng nghề, vì vậy, những giải
pháp kết hợp đồng bộ, kịp thời để cải thiện, BVMT làng nghề trong quá trình phát triển là rất cần thiết. Điều này cần được nhận thức sâu sắc ngay từ nơi sản xuất, người sản xuất và toàn thể cộng đồng thì mới duy trì lâu bền giá trị sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, hay nói cách khác, sự phát triển chỉ có thể là bền vững khi nó cân đối được cả 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.