Cơ sở cho việc đề xuất giải pháp quy hoạch sản xuất tập trung cho làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
Từ những năm bắt đầu đi vào hoạt động cho đến nay, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của làng nghề là sản xuất theo các hộ gia đình, với cơ sở sản xuất gần như 100% là gắn với khu nhà ở, sinh hoạt với diện tích sử dụng cho tất cả các mục đích (ở, sinh hoạt, sản xuất). Một hai năm trở lại đây, một số hộ gia đình đã có điều kiện để mở các xưởng sản xuất riêng với diện tích khoảng 40 – 50 m2, tách khỏi khu nhà ở, ví dụ cơ sở Hùng Hương, Thanh Long,… nhưng số này không nhiều.
Hiện nay, Sở Công Thương đang có một kế hoạch quy hoạch khu sản xuất tập trung khoảng 5 ha các hộ sản xuất. Về các đối tượng đưa vào khu tập trung, sau khi xây dựng xong cơ sở vật chất, những hộ có nhu cầu vào khu sản xuất sẽ nộp đơn lên xã, quá trình xét duyệt sẽ được cân nhắc trên nhiều yếu tố và lựa chọn các hộ vào khu sản xuất tập trung. Song, chủ trương là chỉ có thể đưa được khoảng 300 hộ vào khu sản xuất tập trung, khoảng 1/3 số hộ sản xuất sơn mài hiện tại.
Ngoài ra, tại xã Tương Bình Hiệp đang tiến hành một dự án quy hoạch khu đô thị mới đạt tiêu chuẩn đô thị loại 1, diện tích tổng thể 125 ha, dân số dự kiến 20.000 người. Dự án có đầy đủ các công trình phục vụ văn hóa, giáo dục, kinh tế, thể dục thể thao cho cư dân với các công viên cây xanh - mặt nước, trường mẫu giáo (04 trường), trường phổ thông cơ sở, trung học cơ sở, trung học phổ thông và hệ thống thương mại dịch vụ (gồm 03 khu vực). Ngoài ra, dự án còn có các công trình hạ tầng xã hội của xã Tương Bình Hiệp như trung tâm văn hóa thể thao cấp thị xã, nhà truyền thống sơn mài, trạm y tế… Tổng thể các công trình công cộng đạt trên 10% quỹ đất dự án với diện tích lên đến 13,5 ha. Dự án đã được khởi công từ năm 2008 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2013.
Việc quy hoạch khu dân cư của xã Tương Bình Hiệp là một trong những điều kiện tốt để tiếp tục tiến hành quy hoạch khu sản xuất sơn mài và khu trưng bày sản phẩm cho làng nghề.
Mục tiêu của việc quy hoạch sản xuất tập trung nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp
Di chuyển được các cơ sở sản xuất có mức độ gây ô nhiễm cao đối với môi trường làng nghề từ khu cư trú của dân cư ra khu sản xuất tập trung, vừa tạo điều kiện sản xuất có hiệu quả, vừa bảo vệ, cải thiện môi trường.
Đối với làng nghề sản xuất phân tán như Tương Bình Hiệp thì việc quy hoạch tập trung sẽ là một hướng đi mới, tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý và xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất.
Kết quả khảo sát ý kiến về dự án quy hoạch tập trung sản xuất sơn mài
Hình 3.1. Kết quả khảo sát ý kiến của người dân về dự án quy hoạch tập trung sản
xuất sơn mài của xã Tương Bình Hiệp
Nguồn: Tổng hợp, xử lý số liệu từ phiếu điều tra khảo sát thực tế tháng (5/2012)
Theo kết quả điều tra khảo sát ý kiến của cộng đồng về dự án quy hoạch tập trung sản xuất sơn mài trên địa bàn xã Tương Bình Hiệp với hai đối tượng là người làm sơn mài, người không làm sơn mài thì kết quả cho thấy rằng tỉ lệ người dân đồng ý khá nhiều, nếu quy hoạch tập trung sản xuất sơn mài đảm bảo đầu ra sản phẩm, nguồn nguyên liệu ổn định và tiền lương phù hợp. Có một bộ phận người dân sản xuất sơn mài chưa đồng ý với dự án này, nguyên nhân vì họ đã quen với cách sản xuất nhỏ lẻ, chủ động trong vốn và sản xuất, thấy bất tiện với việc sản xuất theo
hình thức công nghiệp, hơn nữa, khi họ làm sơn mài tại nhà thì thuận tiện hơn để làm thêm công việc nhà hoặc các công việc khác mà không thấy gò bó.
Các yếu tố liên quan đến việc quy hoạch tập trung sản xuất sơn mài
Để làm tốt công tác quy hoạch tập trung thì công tác xây dựng cơ sở hạ tầng được coi là bước đầu tiên nhằm cải thiện môi trường nông thôn và tăng hiệu suất nông thôn. Xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề theo hướng phải bảo đảm đủ các tiêu chí về điện, nước, hệ thống xử lý chất thải và có diện tích mặt bằng thuận lợi cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Liên quan vấn đề này, địa phương cần có những chính sách ưu đãi như hỗ trợ tiền vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các hộ bị thu hồi đất, chú trọng đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là thị trường ngoài nước.
Một yêu cầu không kém phần quan trọng là kết hợp phát triển cơ sở sản xuất làng nghề với tổ chức lại khu dân cư (gồm các công trình văn hóa, xã hội, công cộng) tạo nên những đô thị mới quy mô nhỏ, góp phần bảo đảm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại.
Quy hoạch dự kiến của khu sản xuất tập trung Diện tích dự kiến của khu quy hoạch là 5ha.
Lao động: Khu quy hoạch sẽ có khoảng 2000 lao động, các lao động này là nhân công hiện đang làm việc tại các cơ sở sản xuất, chủ yếu là người dân trong xã, chỉ có một phần là lao động ngoài địa phương.
Hình 3.2. Các khu vực dự kiến để sản xuất tập trung
Nguồn:Báo cáo dự án Quy hoạch khu đô thị mới xã Tương Bình Hiệp
Bảng 3.1. Sự phát thải từ các khu vực sản xuất dự kiến
Khu vực Công việc Tiêu thụ Phát thải
Làm mộc, xử lý cốt Cưa, cắt, mài nhám gỗ, tạo dáng sản phẩm Điện, gỗ, tre, ván ép…
Bụi gỗ, bụi kim loại
Chất thải rắn, bao bì nilon, gỗ vụn… Hom, sơn, đánh
bóng
Thổi sơn, thổi keo bóng
Mài chu
Điện, Sơn, màu vẽ, keo, chu, xăng/dầu hỏa
Hơi dung môi, bụi sơn, bụi chu
Chất thải rắn (bao bì nilon, vỏ hộp sơn…)
Mài Mài nước các sản phẩm đã qua thổi sơn
Nước Giấy nhám
Nước thải chứa nhiều cặn hữu cơ Lau dầu, đóng gói sản phẩm Dùng dầu lau các sản phẩm cho bóng đẹp Hoàn tất, đóng gói sản phẩm
Dầu bóng, giẻ lau Thùng carton
Chất thải rắn: bao bì nilon, giấy vụn, giẻ, hộp đựng dầu…
Nguồn: Báo cáo dự án Quy hoạch khu đô thị mới xã Tương Bình Hiệp