Giải pháp xử lý chất thải ở khu quy hoạch sản xuất tập trung

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững làng nghề sơn mài truyền thống tương bình hiệp tỉnh bình dương (Trang 78 - 85)

3.1.2.1. Xử lý khí thải bao gồm xử lý bụi gỗ ở khu làm mộc, xử lý cốt và xử lý bụi sơn, hơi dung môi ở khu vực hom, sơn và đánh bóng

 Xử lý bụi vô cơ ở khu làm mộc, xử lý cốt

Bảng 3.2. Bảng tải lượng ô nhiễm bụi

STT Các loại bụi Nguyên liệu sử dụng (tấn/năm) Hệ số ô nhiễm (kg/tấn gỗ) Tải lượng ô nhiễm (kg/năm)

1 Bụi thô (cưa, cắt)

120 0,187 22,44

2 Bụi tinh (gia công)

0,5 60

3 Bụi tinh (chà nhám)

0,05 6

Nguồn: Báo cáo dự án Quy hoạch khu đô thị mới xã Tương Bình Hiệp

Do bụi cần xử lý ở đây là bụi gỗ và ta cần thu hồi bụi gỗ này để làm nguyên liệu cho công đoạn xử lý cốt mộc. Mặt khác, do có lẫn cả bụi tinh và bụi thô, chính vì vậy ta chọn phương pháp xử lý bụi ở đây là phương pháp khô.

Hình 3.3. Quy trình xử lý và thu hồi bụi

Thuyết minh công nghệ xử lý:

Bụi được thu gom ngay tại vị trí phát sinh thông qua các chụp hút bố trí trên các máy công cụ. Các chụp hút được nối với hệ thống ống dẫn, dưới tác dụng của lực hút ly tâm bụi theo hệ thống đường ống dẫn vào Xiclon. Hạt bụi trong dòng không khí chuyển động chảy xoáy sẽ bị cuốn theo dòng khí vào chuyển động xoáy.

Lực ly tâm gây tác động làm hạt bụi sẽ rời xa tâm quay và tiến về vỏ ngoài xiclon. Đồng thời, hạt bụi sẽ chịu tác động của sức cản không khí theo chiều ngược với hướng chuyển động, kết quả là hạt bụi dịch chuyển dần về vỏ ngoài của Xiclon, va chạm với nó, sẽ mất năng lượng và rơi xuống phễu, lượng bụi tinh còn lại sẽ theo dòng khí qua thiết bị lọc túi vải. Không khí lẫn bụi đi qua tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ giữ lại trên bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do va chạm, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, lớp màng này giữ được tất cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ. Hiệu quả lọc đạt tới 99% và lọc được tất cả các hạt rất nhỏ nhờ có lớp trợ lọc. Sau một khoảng thời gian lớp bụi sẽ rất dày làm sức cản của màng quá lớn, ta phải ngưng cho khí thải đi qua và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải, thao tác này được gọi là hoàn nguyên vải lọc. Khí sau khi qua thiết bị lọc túi vải được dẫn ra ống thải và thoát ra ngoài không khí.

Bụi gỗ thu hồi được giữ lại để sử dụng cho khâu xử lý cốt mộc. Trong khâu xử lý cốt mộc, người thợ sẽ tìm những khe nứt nhỏ, lấp đầy chúng bằng bụi gỗ và kết dính lại bằng keo 502.

Xử lý bụi sơn, hơi dung môi ở khu vực hom, sơn và đánh bóng

Khí thải từ công đoạn sơn

Chụp hút Hệ thống hấp phụ VOC Môi trường Bồn nước hấp thụ ướt Nước thải TXLNTTT Hơi dung môi Bụi Quạt hút Cặn

Hình 3.4. Công nghệ xử lý khí thải từ công đoạn sơn, thổi keo

Thuyết minh công nghệ:

Đối với bụi và hơi dung môi phát sinh trong quá trình sơn hút cục bộ bụi và khí tại các khu vực quét keo, khu vực sơn. Nơi sản xuất sẽ áp dụng phương pháp hấp thụ ướt và phương pháp hấp phụ. Bụi sơn sinh ra được cho qua bồn hấp thụ, tại đây cặn sơn sẽ được giữ lại trong bồn (được thu gom và xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại bởi đơn vị có chức năng), khí sạch sẽ thoát ra ngoài qua ống khói cao, nước thải sẽ được thu gom và đưa về trạm xử lý nước thải tập trung của cơ sở. Phần hơi dung môi và hơi hóa chất sẽ được hút vào buồng kín qua chụp hút và được hấp phụ trên bề mặt lớp vật liệu lọc. Sau đó, hệ thống quạt hút sẽ thu gom toàn bộ không khí sạch ra ngoài theo đường ống thải cao.

3.1.2.2. Nước thải

 Nước thải sản xuất

Nước thải từ khu vực mài và nước thải của quy trình xử lý hơi dung môi và bụi sơn của khu vực hom, sơn, đánh bóng

Tính toán lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất

Dự kiến khoảng: 200 hồ mài, kích thước: 1,5x1x1 = 1,5m3/hồ, mỗi hồ cách nhau 0,5m.

Lưu lượng nước thải: 1,5 x 200 = 300 m3/3 ngày (xả định kì 3 ngày/lần) Vậy lưu lượng nước thải sản xuất trung bình trong 1 ngày đêm là: Q = 100m3/ngày đêm

Bảng 3.3. Nồng độ ô nhiễm nước thải sản xuất sơn mài

Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ ô nhiễm QCVN 24:2009/BTNMT

(cột A)

COD Mg/l 231,3 50

SS Mg/l 123 50

Độ màu Rt - Co 17,04 20

Quy trình xử lý

Hình 3.5. Quy trình xử lý nước thải sản xuất sơn mài

Thuyết minh quy trình xử lý - Bể điều hòa:

Nước thải phát sinh từ công đoạn mài được thu gom về bể điều hoà.

Bể điều hoà được bố trí âm dưới mặt đất vừa làm nhiệm vụ của hố thu gom vừa làm nhiệm vụ điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải các chất ô nhiễm trong nước thải (pH, COD, cặn hữu cơ…).

Khi ta sử dụng bể điều hòa thì có thể giảm lưu lượng cực đại trong những giờ sản xuất cao điểm. Ngoài ra còn tối ưu hóa các điều kiện cho quá trình xử lý keo tụ tạo bông.

Thời gian lưu nước trong bể từ 4 – 8 giờ nhưng nhờ bể được khuấy trộn tốt bằng máy thổi khí (air blower) với hệ thống ống phân phối bố trí dưới đáy bể, đảm bảo điều kiện hiếu khí cho toàn bộ thể tích bể để ngăn ngừa nước thải ở điều kiện kỵ khí và gây mùi hôi thối.

- Bể phản ứng keo tụ tạo bông

Từ bể điều hoà, nước thải được bơm chìm để bơm nước thải với lưu lượng ổn định vào bể phản ứng keo tụ tạo bông, tại đây các hoá chất keo tụ là phèn nhôm và chất trợ lắng Polymer được châm vào. Phản ứng keo tụ trong ngăn phản ứng diễn ra nhanh hơn nhờ động lực xáo trộn của hệ thống khuấy, tiếp theo nước đi qua ngăn tạo bông và chảy trọng lực vào ống trung tâm của bể lắng đợt I.

- Bể lắng đợt I

Loại bể sử dụng là bể lắng đứng vì cấu tạo khá đơn giản và tiết kiệm diện tích. Bể lắng này dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc dựa vào sự khác nhau giữa trọng lượng các hạt cặn có trong nước thải.

Nước thải chảy từ dưới lên theo phương thẳng đứng, những tạp chất thô không tan được giữ lại ở đáy bể, phần nước trong tràn qua máng thu đặt xung quanh thành bể và đi ra ngoài.

Phần bùn tạo ra được đưa đến bể chứa bùn. Sau đó bùn được đưa qua sân phơi bùn để tách nước, làm khô bùn. Nước tách bùn được quay lại bể điều hòa để xử lý một lần nữa.

- Bể phản ứng oxi hóa bằng Fenton

Nước sau khi đưa qua bể lắng được đưa vào bể phản ứng oxi hóa bằng Fenton, hóa chất sử dụng là H2O2, FeSO4 và H2SO4. Nhiệm vụ của bể này là xử lý các hợp chất khó phân hủy sinh học, xử lý màu trong nước thải.

- Bể trung gian

Nước thải được dẫn sang bể chứa trung gian để ổn định trước khi dẫn sang thiết bị lọc áp lực để tách các chất rắn lơ lửng còn sót lại.

Nước thải từ bể trung gian được bơm qua bể lọc áp lực. Vật liệu lọc được chọn là than Antrancit, các chất bẩn nằm lại trong môi trường lọc được tách ra nhờ quá trình rửa lọc. Nước rửa lọc được tuần hoàn vào bể điều hòa để xử lý lại.

Nước sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A.

3.1.2.3. Chất thải rắn

 Chất thải rắn sinh hoạt

Khối lượng rác thải sinh hoạt dự tính cho khu quy hoạch tập trung, có khoảng 2000 công nhân làm việc, hàng ngày thải ra khoảng 0,55kg rác/người, thì lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày ở khu quy hoạch tập trung là:

0,55 x 2000 = 1100 kg/ngày = 1,1 tấn/ngày.

Thành phần rác sinh hoạt chủ yếu là bao bì nilon, chai nhựa, giấy vụn, cành cây, lá cây, thực phẩm thừa…

Khu quy hoạch sẽ bố trí thùng rác để chứa lượng rác sinh hoạt này và hợp đồng với Công ty môi trường thu gom hằng ngày.

 Chất thải rắn sản xuất

Chia làm 2 loại: rác có thể tái chế và rác nguy hại - Rác có thể tái chế:

Đối với rác có thể tái chế: bao bì nilon, giấy vụn… không dính dung môi, sơn, xăng, keo được thu gom và bán phế liệu.

- Rác nguy hại:

Thành phần CTNH phát sinh gồm:

Giấy, giẻ, bao bì, lon/hộp sơn, can xăng, cọ vẽ… dính sơn, xăng, dầu, keo thì được thu gom vào một thùng lưu trữ, đảm bảo tuân theo các quy định về thu gom và lưu trữ CTNH.

Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải sản xuất và vật liệu lọc thải ra trong quá trình xử lý hơi dung môi cũng được coi là CTNH.

CTNH được thu gom, lưu trữ, bảo quản theo phụ lục 7 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định cho thu gom và lưu trữ CTNH.

Khu sản xuất sẽ hợp đồng với Công ty có chức năng xử lý CTNH định kỳ vận chuyển đến CTNH này tới nơi xử lý, hiện tại thì rác thải của xã được xử

lý tại khu phức hợp xử lý rác thải Nam Bình Dương, tại khu phức hợp này có khu vực chuyên xử lý rác thải nguy hại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững làng nghề sơn mài truyền thống tương bình hiệp tỉnh bình dương (Trang 78 - 85)