Giải pháp quản lý đối với cán bộ địa phương

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững làng nghề sơn mài truyền thống tương bình hiệp tỉnh bình dương (Trang 93 - 95)

Đối với các làng nghề nói chung nên lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường. Cách quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã là một giải pháp cần quan tâm vì đây là một công cụ quản lý môi trường hữu hiệu ở nông thôn thích hợp với cộng đồng tại từng khu vực, hương ước làng xã được cộng đồng lập ra dựa trên các quy ước truyền thống và có hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường. Vì vậy, trong công tác BVMT, vai trò của chính quyền địa phương xã Tương Bình Hiệp là rất quan trọng.

Tổ chức đội BVMT của xã, hoạt động theo các quy định về môi trường do địa phương đề ra, trên cơ sở luật BVMT của Nhà nước và đã được thông báo cho

các hộ sản xuất. Nhiệm vụ của đội chủ yếu là tổ chức thu gom rác trên địa bàn xã, tham gia các hoạt động tuyên truyền BVMT, đặc biệt là hỗ trợ các gia đình sản xuất sơn mài trong công tác thu gom và xử lý chất thải.

Đối với môi trường làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp thì vấn đề khí thải là quan trọng nhất. Vì vậy, cần có những quy định chặt chẽ trong quá trình sản xuất, nhằm giảm tối đa sự ảnh hưởng tới môi trường xung quanh như:

- Quy định thời gian được phun sơn gói gọn trong giờ hành chính

- Thu gom rác thải sản xuất sơn mài tại một vị trí quy định để vận chuyển và xử lý theo đúng quy định cho CTNH. Mỗi ấp nên có thùng lưu trữ CTNH từ sản xuất sơn mài, tùy số lượng hộ tham gia sản xuất và nhu cầu của mỗi ấp mà trang bị cho phù hợp.

- Áp dụng thu lệ phí môi trường theo các hộ sản xuất, các khoản thu lệ phí môi trường và xử phạt môi trường được sử dụng vào việc duy trì các hoạt động BVMT của địa phương.

Kết hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, tiến hành xử phạt hành chính đối với các vi phạm về môi trường theo quy định trong Luật BVMT.

Thực hiện kiểm kê nguồn thải, áp dụng công cụ kinh tế như phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn. Công tác này cần có sự hỗ trợ của Phòng TNMT thị xã Thủ Dầu Một.

Đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn xã trước khi phát thải ra môi trường. Hiện nay, vẫn còn một số hộ gia đình chưa được hỗ trợ hệ thống cống thải và dịch vụ thu gom rác, vì vậy, chính quyền xã cần xây dựng thêm tuyến đường giao thông, đặt thêm thùng rác tại các khu vực này.

Nâng cao năng lực quản lý và trình độ của cán bộ địa phương về BVMT nói chung và riêng cho ngành nghề sơn mài, để có thể áp dụng cho công tác quản lý môi trường tại địa phương.

Giải pháp quan trắc môi trường làng nghề: Quan trắc môi trường nhằm theo dõi, đo đạc thường xuyên đối với một số chỉ tiêu, chỉ thị thành phần môi trường có tính hệ thống, để cung cấp các thông tin cần thiết về chất lượng của môi trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững làng nghề sơn mài truyền thống tương bình hiệp tỉnh bình dương (Trang 93 - 95)