Giới thiệu chung về đoàn viên thanh niên huyện Lục Ngạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của đoàn viên, thanh niên trong thực hiện tiêu chí môi trường thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 49)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.5. Giới thiệu chung về đoàn viên thanh niên huyện Lục Ngạn

3.1.5.1. Sơ lược về đoàn viên thanh niên huyện Lục Ngạn

Đoàn viên, thanh niên trong tổ chức có ý thức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xung kích, tình nguyện tham gia các hoạt động vì cộng đồng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Lục Ngạn luôn là đội dự bị tin cậy, là đội quân xung kích cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn bổ sung lực lượng ưu tú cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội. Là trường học XHCN của thanh niên; là môi trường lành mạnh để tập hợp đoàn kết, giáo dục, rèn luyện và phát triển nhân cách toàn diện, định hướng lý tưởng cao đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo cơ hội, điều kiện cho thanh niên cống hiến trưởng thành.

Huyện Đoàn Lục Ngạn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên huyện nhà.

Trên địa bàn huyện hiện có 52.447 ĐVTN, trong đó ĐVTN nông thôn chiếm trên 95,8% so với tổng số ĐVTN trên địa bàn huyện, ĐVTN trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm 80% tổng số ĐVTN trên địa bàn huyện. Tỷ lệ ĐVTN có trình độ từ Trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên còn thấp tập trung ở trong các lĩnh vực Giáo dục, y tế, khu vực hành chính sự nghiệp và một số cơ quan, đơn vị đòi hỏi có trình độ chuyên môn. Điều đó làm cho khả năng tiếp cận với thông tin, khoa học của ĐVTN bị hạn chế, nhận thức về các vấn đề xã hội còn chưa được đúng, ở một số nơi ĐVTN chưa phát huy được vai trò của mình trong cuộc sống, thụ động, ngại tham gia các hoạt động xã hội. Để khắc phục những tồn tại đó, cấn có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương để xây dựng hình ảnh “ Thanh niên Lục Ngạn tài năng- Thanh lịch”.

Bảng 3.3. Tổng số ĐVTN trên địa bàn huyện Lục Ngạn năm 2018 Stt Đơn vị Stt Đơn vị TS thanh niên trên địa bàn Tổng số đoàn viên

trên địa bàn thường xuyên TS ĐV sinh hoạt trong tổ chức ĐV khu vực dân cư ĐV khối công chức, viên chức 1 Đồng Cốc 1163 251 34 199 2 Đèo Gia 920 264 25 195 3 Biên Sơn 1292 325 22 230 4 Biển Động 2098 629 24 370 5 Cấm Sơn 1060 269 28 210 6 Giáp Sơn 2213 273 28 170 7 Hồng Giang 1168 310 33 252 8 Hộ Đáp 939 285 25 170 9 Kiên Lao 1285 300 32 210 10 Kiên Thành 1520 284 40 165 11 Kim Sơn 750 263 20 163 12 Mỹ An 1125 377 28 200 13 Nam Dương 1257 322 37 229 14 Nghĩa Hồ 1060 261 26 173 15 Phì Điền 1763 267 29 194 16 Phượng Sơn 1233 317 29 213 17 Phú Nhuận 1290 373 24 178 18 Phong Minh 683 242 29 212 19 Phong Vân 2167 350 44 275 20 Quý Sơn 2176 370 53 280 21 Sơn Hải 890 264 23 160 22 Tân Hoa 956 280 30 165 23 Tân Lập 2118 335 42 270 24 Tân Mộc 1344 284 48 180 25 Tân Quang 936 236 40 190 26 Tân Sơn 1380 347 41 240 27 Thanh Hải 2430 485 35 315 28 TT Chũ 1919 249 47 275 29 Trù Hựu 2100 328 34 315 30 Sa Lý 825 265 32 205 Tổng 42060 9405 982 6603

3.1.5.2. Tổ chức bộ máy đoàn viên thanh niên huyện Lục Ngạn

* Tổ chức bộ máy Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Lục Ngạn gồm 2 cấp:

1. Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện. 2. Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp cơ sở.

+ Đoàn thanh niên các cấp thực hiện vai trò nòng cốt trong đoàn kết, tập hợp, vận động ĐVTN và bảo vệ các lợi íchhợp pháp, chính đáng của thanh thiếu nhi.

+ Tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

+ Xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc; đồng hành với đoàn viên, thanh niên trong lập thân, lập nghiệp và nâng cao sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần.

+ Đoàn thanh niên tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. + Đoàn thanh niên phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Lục Ngạn, nhiệm kỳ 2017 - 2022

Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

huyện có 33 Ủy viên

Ban Chấp hành Đoàn 30 xã, thị trấn

có 390 Ủy viên

238 Chi đoàn 342 Chi hội

3.1.5.3. Một số kết quả nổi bật của đoàn viên thanh niên huyện Lục Ngạn trong tham gia thực hiện tiêu chí môi trường giai đoạn 2016-2018

+ Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện: Cùng với các cấp, các nghành, các tổ chức đoàn thể, ĐVTN huyện Lục Ngạn đã xây dựng các mô hình cụ thể phù hợp với đặc thù của địa phương và tổ chức phát động các nội dung của phong trào thi đua đến từng ĐVTN, giáo dục xây dựng hình mẫu trong thanh niên “Tâm trong, trí sáng và hoài bão lớn” gắn với thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng, thiết thực, dễ hiểu như: hội thi hội diễn, tập huấn,tọa đàm, giao lưu…. Phong trào đã cổ vũ, động viên khơi dậy tinh thần yêu nước, xung kích, tình nguyện quyết tâm thực hiện phong trào "Vì môi trường trong sạch, ĐVTN và nhân dân Lục Ngạn không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng", cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”…

+ Kết quả thực hiện các phong trào thi đua: Từ công tác tuyên truyền, vận động của các cấp Đoàn đã thu hút toàn thể ĐVTN và nhân dân tích cực tham gia. Bằng sự quyết tâm trong chỉ đạo, sự hưởng ứng nhiệt tình toàn thể ĐVTN trong toàn huyện, những năm qua các cơ sở Đoàn đã duy trì nền nếp tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm với phong trào ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh; tổ chức ra quân tổng vệ sinh tại các điểm phức tạp về vệ sinh môi trường, quét rác, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm… Nhận thức được cuộc vận động đem lại nhiều lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. ĐVTN đã tích cực tham gia thực hiện 225 đoạn đường tự quản, 97 đường hoa thanh niên và 64 đoạn đường cây xanh, 91 đoạn đường Xanh- Sạch – Đẹp. Điển hình trong thực hiện đoạn đường thanh niên tự quản phải kể đến đoạn đường hoa tại thôn Kép 1 xã Hồng Giang và thôn Trại Mới xã Quý Sơn. Đến nay, nhiều đoạn đường trên địa bàn huyện đã trở nên thông thoáng và sạch đẹp, thực sự là những "đoạn đường hoa". Từ đặc điểm tình hình của huyện, năm 2015 ĐTN đăng ký và tổ chức phát động thực hiện tiêu chí “Sạch ruộng vườn”, xây dựng “Tổ thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng phát thải trên đồng ruộng” đã tổ chức ra quân nhặt vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, vườn cây ăn quả được 1.326 kg , mô hình “Tuyến phố Sáng, Xanh, Sạch” tại Thị trấn Chũ, mô hình “Đội TNTN vì môi trường”, nhân rộng mô hình CLB hạn chế sử dụng túi Nilon, tổ chức 7 lớp dạy gấp túi giấy cho ĐVTN . Phát huy vai trò của ĐVTN

trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, xây dựng thói quen sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp, tổ chức vệ sinh đường làng ngõ xóm…. Có thể khẳng định, ĐVTN là nhân tố tích cực góp phần làm cho địa bàn huyện Lục Ngạn sạch, đẹp hơn. Từ phong trào thi đua xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu như: bạn Bùi Văn Huy đoàn viên xã Hồng Giang là gương người tốt- việc tốt cấp huyện năm 2016, bạn Nguyễn Thị Huế Bí thư chi đoàn thôn Minh Lập xã Nghĩa Hồ được vinh dự nhận giải thưởng 15 tháng 10 cấp tỉnh năm 2017.

Để ghi nhận những thành tích của ĐTN của huyện, giai đoạn 2016-2018, ĐTN huyện Lục Ngạn đã được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen, được UBND tỉnh tặng Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua… để đạt được thành tích đó là nhờ có sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của toàn thể cán bộ, ĐVTN và nhân dân trong toàn huyện quyết tâm xây dựng huyện Lục Ngạn “Sáng- Xanh- Sạch- Đẹp”.

* Thuận lợi

Huyện Lục Ngạn đang trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế, hình thành các khu dân cư, đô thị mới, nên dân số tăng, đời sống nhân dân được cải thiện. Với tiềm lực kinh tế phát triển như hiện nay huyện Lục Ngạn đã chủ động trong việc quản lý môi trường, xây dựng các bãi rác thải tập trung ở từng xã, thị trấn tạo điều kiện cho việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hằng ngày.

Cấp huyện đã có các quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải, nguồn kinh phí đầu tư cho các lò đốt rác, các công trình xử lý rác thải ngày càng được qua tâm. Sự

nhiệt tình, trách nhiệm với công việc của toàn thể đội ngũ cán bộ Đoàn từ huyện đến cơ sở sẽ góp phần tích cực trong thực hiện tiêu chí môi trường ở nông thôn.

Các cấp chính quyền cũng chủ động trong việc kêu gọi quần chúng nhân dân chủ động tích cực tham gia bảo vệ môi trường, thành lập được các tổ, đội hoặc các HTX môi trường tập trung thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt.

* Khó khăn

Trong vài năm gần đây Lục Ngạn có sự phát triển về mọi mặt nhưng đáng chú ý nhất là sự phát triển các khu dân cư mới, vùng trọng điểm phát triển cây ăn quả. Do vậy đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, làm cho đời sống kinh tế của nhân dân có những khởi sắc. Tuy vậy nó cũng tồn tại hạn chế đó là gây áp lực đối với môi trường nhất là môi trường nông thôn hiện nay.

Cùng với đà phát triển của huyện, rác thải ngày cũng tăng rất nhanh, khó kiểm soát. Nhưng chính quá trình phát triển chung của đất nước huyện Lục Ngạn cũng không là một ngoại lệ, có tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường do rác thải sinh hoạt.

Ý thức người dân trong việc thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường chưa cao: chưa đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, xả rác bừa bãi ra đường phố, ngõ xóm, ao hồ và nơi công cộng; Chưa thực hiện việc giảm thiểu lượng rác và phân loại rác tại nguồn; Chưa thực hiện đúng quy định nộp phí vệ sinh, tạo ra áp lực lớn trong vệ sinh môi trường nói chung và môi trường nông thôn nói riêng. Rác thải đã ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều, gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất, gây mất vệ sinh, ảnh hưởng xấu đến nét đẹp cảnh quan đô thị, nếp sống văn hóa của nhân dân, gây ảnh hưởng đến môi trường không khí.

Dân số cơ học tại một số địa bàn rất biến động, nhất là thị trấn Chũ do số lượng tạm trú nhiều. Do vậy công tác thống kê nhân khẩu và thu phí vệ sinh gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình không nộp phí do chỉ ở tạm trong thời gian ngắn. Hạ tầng giao thông chật hẹp, chưa đồng bộ, nhiều tuyến đường chưa có vỉa hè, thoát nước, chiếu sáng…ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả thực hiện duy trì vệ sinh môi trường, khó khăn trong việc cơ giới hóa công tác thu gom rác.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trong những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện Lục Ngạn đã tích cực chỉ đạo, triển khai việc thực hiện tiêu chí môi trường đến các cơ quan, đơn vị; đến các xã, thôn, người dân và đặc biệt là các ĐVTN sẽ là nguồn lực đóng vai trò chủ đạo, bước đầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ cơ bản đạt theo kế hoạch chung của huyện. Ban chỉ đạo huyện đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo tiến độ thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới . Tuy nhiên vẫn còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện; để tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia của ĐVTN trong việc thực hiện tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự tham gia của ĐVTN trong việc thực hiện tiêu chí môi trường tại 4 xã: Quý Sơn, Phượng Sơn (thuộc cụm vùng thấp), Hồng Giang (thuộc cụm trung du), Tân Sơn (thuộc cụm vùng cao) đại diện cho các vùng đặc thù khác nhau của nông thôn ở huyện Lục Ngạn; hiện tại xã Quý Sơn, Hồng Giang đã đạt tiêu chí môi trường, xã Phượng Sơn, Tân Sơn chưa đạt.

3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

3.2.2.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Xây dựng hệ thống bảng, biểu và câu hỏi để phỏng vấn và thu thập các số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu là các báo cáo, các văn kiện, sách báo, các số liệu tổng hợp tình hình của các cơ quan chức năng các phòng, ban, ngành của các xã, thị trấn điều tra thuộc huyện và một số phòng ban, ngành, đoàn thể của huyện nhằm tập hợp số liệu về tình hình chung của huyện và số liệu ĐVTN tham gia hoạt động thực hiện tiêu chí môi trường để phân tích, so sánh sự biến động.

Để có được số liệu tôi thiết kế bảng câu hỏi tập trung vào một số vấn đề sau: - Thông tin Quy chế, quy định trong công tác thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn.

- Thông tin Hệ thống tổ chức tham gia bảo vệ môi trường nông thôn. - Thông tin Quy hoạch môi trường nông thôn.

- Thông tin Thanh tra, kiểm tra, xứ lý sai phạm trong vi phạm môi trường nông thôn.

- Thông tin Công tác tuyên truyền về môi trường nông thôn.

- Thông tin Nhận thức và hiểu biết của ĐVTN về sự tham gia thực hiện tiêu chí môi trường.

- Thông tin Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác tuyên truyền, quản lý môi trường nông thôn.

- Thông tin Sự kết hợp giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền tại địa phương, đơn vị.

- Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các thống kê liên quan đến công tác BVMT.

3.2.2.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp * Điều tra phỏng vấn cán bộ địa phương

- Lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã: Gồm 08 người tại 4 xã đã chọn điều tra. Thông tin điều tra là kế hoạch thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn, quá trình thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn của các xã; kết quả đạt được tại các xã, các yếu tố tác động tới kết quả và những giải pháp các xã đã đưa ra nhằm giải

quyết vấn đề môi trường của địa phương, đánh giá sự tham gia của ĐVTN về các kết quả, quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa; tình hình tuyên truyền vận động ĐVTN tham gia, tình hình thu gom, xử lý rác thải,…

- Bí thư Chi đoàn và Đoàn xã: Gồm 20 người (04 Bí thư Đoàn xã, 16 Bí thư Chi đoàn) tại 4 xã đã chọn điều tra. Thông tin điều tra là việc thực hiện tuyên truyền vận động ĐVTN và người dân tham gia thực hiện tiêu chí môi trường; tình hình quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa; tình hình thu gom, xử lý rác thải,… của xã, thôn qua các năm 2016 - 2018. Đánh giá sự tham gia của ĐVTN trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của đoàn viên, thanh niên trong thực hiện tiêu chí môi trường thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)