Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Khái quát chung về môi trường nông thôn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
4.1.1. Khái quát về tình hình môi trường nông thô nở huyện Lục Ngạn
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế là tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dân. Tất cả các hoạt động của con người đều trực tiếp hay gián tiếp làm phát sinh ra rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường sống tiềm ẩn nguy cơ gây ra dịch bệnh cho con người và vật nuôi. Mức độ nhiều ít phụ thuộc vào hoạt động sản xuất và sinh hoạt của mỗi con người.
Ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp nông thôn: Huyện Lục Ngạn ô nhiễm môi trường cũng chưa cao vẫn trong giới hạn cho phép. Hàm lượng kim loại nặng không có hoặc thấp. Hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, tồn dư nông dược thấp do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều so với khuyến cáo nhưng do có thời gian phân hủy ngắn nên không ảnh hưởng đến chất lượng đất, chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.
Ô nhiễm môi trường không khí: Nhìn chung môi trường không khí trên địa bàn huyện chưa thực sự được đảm bảo, vẫn còn một số nơi tồn đọng rác, việc xử lý rác thải của người dân có nghề thủ công và những trang trại chăn nuôi không được thu gom hoặc hủy đúng cách gây ra bụi, mùi hôi làm ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm môi trường nước: Nước ngầm trên địa bàn huyện có bị ô nhiễm nhưng chưa ở mức nặng. Nhìn chung, mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt ở huyện chưa cao.
Ô nhiễm rác thải sinh hoạt: Huyện Lục Ngạn là một địa phương có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất tỉnh Bắc Giang, có làng nghề truyền thống như làm mỳ tại xã Nam Dương, nghề rượu tại xã Kiên Thành,… chính vì thế mà kinh tế nông thôn hiện nay rất phát triển, kéo theo đó là việc đời sống người dân dần được cải thiện. Tuy nhiên, đi cùng với đó thì lượng RTSH thải ra ngoài môi trường cũng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện năm 2018 thì RTSH của huyện được phát sinh từ những nguồn sau (Bảng 4.1):
Bảng 4.1. Nguồn gốc phát sinh RTSH trên địa bàn huyện Lục Ngạn
STT Nguồn thải Khối lượng
(tấn/năm) Tỷ lệ (%)
1 Khu dân cư và các hộ gia đình 14.605 51,3
2 Các khu thương mại dịch vụ 190 0,67
3 Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất 2.618 9,21 4 Hệ thống trường học và các ban ngành 523 1,84
5 Khu vui chơi, giải trí 91 0,32
6 Các cơ sở y tế 1.471 5,16
7 Chất thải từ nông nghiệp 8.972 31,5
Tổng cộng 28.470 100,00
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn (2018) Qua bảng 4.1 ta có thể thấy nguồn RTSH tập trung nhiều nhất ở hộ gia đình và chất thải từ nông nghiệp. Khu vực này thải ra một lượng lớn (23.577 tấn/năm) chiếm 82,8 % tổng lượng RTSH được thải ra. Hiện nay với xu hướng phát triển nông nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Ở một số xã còn tồn đọng rác thải chưa được xử lý như Phượng Sơn, Tân Hoa dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt trên địa bàn huyện sông Chũ từng là nguồn nước cung cấp nước tưới cho hàng ngàn ha cây trồng của huyện. Tuy nhiên từ khi các làng nghề làm mỳ ở thị trấn Chũ và xã Nam Dương tăng quy mô, tăng sản lượng đã làm cho sông Chũ ngày càng bị ô nhiễm nặng, dòng chảy chậm, mùi hôi nồng nặc, màu nước đen đặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của nhân dân ở xã Mỹ An, Nghĩa Hồ, Phượng Sơn.
* Thành phần rác thải sinh hoạt
Hiện nay khi xã hội ngày càng tiến bộ, công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày càng phát triển đã sản xuất ra nhiều sản phẩm tiện dụng, hiện đại, phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. Chính vì thế mà việc tiêu dùng của con người cũng kéo theo lượng rác thải tăng lên và thành phần cũng phức tạp. Mặt khác thành phần rác thải
lại phụ thuộc vào tốc độ phát triển của xã hội, cho nên vấn đề rác thải đang là mối quan tâm lớn của chính quyền địa phương và người dân nơi đây.
Bảng 4.2. Thành phần RTSH trên địa bàn huyện Lục Ngạn
STT Nguồn phát sinh RTSH Thành phần RTSH
1 Nhà ở, khu dân cư
Thực phẩm, giấy, vải, gỗ, cao su, nhựa, thủy tinh, bột giặt, chất tẩy trắng…
2 Chợ, khu thương mại Giấy bìa carton, plastic, thực phẩm, thủy tinh… 3 Công ty, cơ quan công sở Giấy, thực phẩm, thuốc lá, bã chè, thủy tinh…
4 Quét đường, khu xây dựng
Cành cây, lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết, đất đá, gỗ, thép, bê tông, gạch, thạch cao,..
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn (2018) Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn năm 2018 cho biết thành phần rác thải trên địa bàn huyện không cố định mà khá đa dạng, thay đổi theo thời gian và điều kiện sống. Báo cáo cho biết thêm: nguồn phát sinh RTSH lớn nhất trên địa bàn xuất phát chủ yếu từ các hộ dân (chiếm 51,3% lượng rác thải phát sinh toàn huyện); thành phần rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 78,39%, thành phần rác vô cơ là 15,47%. Cuối cùng, thành phần rác có thể tái sử dụng là nhựa chiếm tỷ lệ 6,14%. Do vậy, trong quá trình thu gom RTSH cần lưu ý đến khả năng thu hồi và tái sử dụng các loại rác này.
* Khối lượng rác thải sinh hoạt
CTR nói chung và CTRSH nói riêng đang trở thành một vấn đề cấp bách của huyện Lục Ngạn. Lượng CTRSH ở huyện bình quân 1 người/ngày phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng địa bàn và có xu hướng ngày một gia tăng. Theo số liệu điều tra của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn năm 2018, khối lượng CTRSH phát sinh bình quân trên người là 0,4 kg/người/ngày. Khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện năm 2018 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3. Khối lượng rác thải trên địa bàn huyện Lục Ngạn năm 2018
Stt Xã, thị trấn Khối lượng rác thải (tấn/năm)
1 Thị Trấn Chũ 2.984 2 Cấm Sơn 623 3 Tân Sơn 954 4 Phong Minh 337 5 Phong Vân 707 6 Sa Lý 383 7 Hộ Đáp 580 8 Sơn Hải 512 9 Thanh Hải 1.793 10 Kiên Lao 904 11 Biên Sơn 912 12 Kiên Thành 1.016 13 Hồng Giang 1.077 14 Kim Sơn 339 15 Tân Hoa 833 16 Giáp Sơn 1.145 17 Biển Động 1.063 18 Quý Sơn 2.042 19 Trù Hựu 925 20 Phì Điền 612 21 Nghĩa Hồ 1.341 22 Tân Quang 872 23 Đồng Cốc 749 24 Tân Lập 708 25 Phú Nhuận 571 26 Mỹ An 831 27 Nam Dương 1.120 28 Tân Mộc 778 29 Đèo Gia 601 30 Phượng Sơn 1.158 Tổng 28.470
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn (2018) Qua bảng 4.3 ta có thể thấy lượng RTSH phát sinh ở các xã, thị trấn khác
nhau trên địa bàn huyện có sự chênh lệch nhau. Ở những nơi có mật độ dân cư đông đúc, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, chăn nuôi….có lượng CTRSH phát sinh nhiều như TT Chũ, xã Thanh Hải, xã Quý Sơn lượng CTRSH ở đây lên tới 3 - 8 tấn/ngày. Trong khi đó ở những xã có mật độ dân số thấp, ít cơ sở sản xuất kinh doanh thì lượng CTRSH phát sinh chỉ khoảng 0,8 – 1,2 tấn/ngày như xã Phong Minh, Kim Sơn.