thực hiện tiêu chí môi trường
2.1.4.1. Trình độ văn hóa của đoàn viên thanh niên trong việc tham gia bảo vệ môi trường nông thôn
Đây là yếu tố khá quan trọng, trình độ của ĐVTN trong tham gia bảo vệ môi trường nông thôn theo thống kê cũng cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa biến số trình độ học vấn với mức độ tham gia vào hoạt động thu gom, phân loại và xử lý rác thải ở nông thôn, học thức không cao sẽ làm theo bản năng tập quán và làm theo kinh nghiêm. Kết quả này cũng được phản ánh trong các thông tin định tính (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 2018). Báo cáo kết quả tham gia xây dựng nông thôn mới của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
2.1.4.2. Điều kiện kinh tế của gia đình đoàn viên thanh niên
Những năm gần đây tăng trưởng kinh tế của người dân nông thôn tuy đã có sự phát triển nhưng chưa thật sự vững chắc, sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, quan hệ hợp tác trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao chưa khai thác tối ưu các tiềm năng phát triển của địa phương. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội - Môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Trong khi đó môi trường, nguồn nước đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng. Trên thực tế cho thấy, ĐVTN có ngành nghề khác nhau, có những thu nhập khác nhau thì sẽ có tham gia khác nhau về vấn đề ô nhiễm môi trường đang xảy ra.
Thu nhập được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn. Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập tăng thì nhu cầu về chất lượng môi trường của con người cao hơn so với khi có mức thu nhập thấp. Vì vậy ĐVTN có thu nhập cao sẽ có những hành động để bảo vệ cuộc sống của mình nhiều hơn như sử dụng nước sạch, xây nhà cao cổng kín tường, đầu tư cho hệ thống chuồng trại trong chăn nuôi tốt hơn, có điều kiện tiếp cận với những tiến bộ, khoa học trong sản xuất nông nghiệp... ngược lại những ĐVTN có thu nhập thấp thì họ có hoạt động khác để bảo vệ cuộc sống của mình (Nguyễn Thế Lương 2018). Ảnh hưởng từ kinh tế của thanh niên với hoạt động tình nguyện.
2.1.4.3. Công tác chỉ đạo và vận động đoàn viên thanh niên tham gia bảo vệ môi trường
Một chính sách tốt, một cách thức tuyên truyền tốt về mức độ độc hại mà rác thải gây ra cho cuộc sống, sẽ làm người dân nhận thức được sự nguy hại đó; từ đó có ý thức bảo vệ môi trường trong bản thân mỗi con người sẽ được nâng cao. Để làm được điều đó, công tác chỉ đạo của cán bộ chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng. Thông qua việc chỉ đạo thực hiện các tiêu chí của phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”, phong trào: “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”, “Ngày môi trường thế giới”,… tạo thành phong trào trên địa bàn có tác dụng tích cực, thường xuyên nhắc nhở người dân ý thức, thói quen bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh, quy hoạch nghĩa trang, bãi xử lý rác, triển khai các hoạt động bảo vệ và phát triển nông thôn bền vững.
Công tác chỉ đạo được áp dụng đối với từng đối tượng cụ thể:
Đối với các cơ quan, đơn vị, trường học:Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng, bảo vệ môi trường nơi công cộng, trường lớp, chỗ ở, nơi làm việc; thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động, thuyết phục người xung quanh cùng tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, phát động và làm nòng cốt trong các phong trào bảo vệ môi trường.
Đối với khu công nghiệp: Khu công nghiệp hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hệ thống này được kiểm định, đánh giá theo quy chuẩn môi trường hiện hành. Các cơ chế này có ảnh hưởng lớn tới tình hình thực hiện mục tiêu về môi trường tại địa phương, nó đem lại tác động về kinh tế xã hội và cơ bản là môi trường nông thôn.
Đối với các thôn: Thành lập các tổ vệ sinh môi trường, thường xuyên thu gom rác thải của các hộ gia đình, làm sạch đường làng ngõ xóm. Nguồn kinh phí chi trả cho người lao động sẽ chủ yếu được thu từ các hộ dân, các cá nhân phát sinh rác thải và các nguồn đóng góp, hỗ trợ khác. Xe chở rác được huyện hỗ trợ còn lại là tự trang bị thêm xe trở rác để đáp ứng hoạt động vệ sinh môi trường.
Đối với hộ gia đình: Việc lồng ghép tham gia vệ sinh môi trường trong việc đánh giá “Gia đình văn hóa”. Sẽ thúc đẩy cho quá trình đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu dân cư.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa, đài phát thanh của xã, huyện và các cuộc tập huấn kĩ thuật sản xuất, kiến thức phục vụ đời sống nhân dân ở cơ sở lồng ghép với nội dung phổ biến quan điểm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, huyện về phát triển nông nghiệp bền vững. Tổ chức tuyên truyền thông qua các tờ rơi về môi trường. Tuyên truyền phổ biến các biện pháp thu gom, xử lý rác thải, nước thải, chất thải chăn nuôi. Nội dung tuyên truyền phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Đối với những người làm quản lý, biện pháp để nâng cao nhận thức về môi trường là tổ chức các lớp tập huấn cho những đối tượng là cán bộ chủ chốt và ban ngành đoàn thể của huyện, xã đến trưởng thôn khu dân cư. Nội dung tập huấn đi sâu vào vai trò của môi trường, bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững, các nội dung kinh tế xã hội không thể tách rời những nội dung về bảo vệ môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt; nếu không có những biện pháp bảo vệ môi trường ngay từ lúc này thì phải trả giá đắt trong tương lai.
Đối với những người dân thì nội dung tuyên truyền phải dể hiểu, dể nắm bắt như ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng, sản xuất nông nghiệp. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường như xử lí chất thải, sản xuất sạch hơn và học hỏi kinh nghiệm tốt ở các vùng khác, các xã khác (Vũ Thanh Hoa 2018). Một số kết quả trong công tác chỉ đạo bảo vệ môi trường.
2.1.4.4. Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, công nghệ ảnh hưởng sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn
Hình thức thu gom hiện chủ yếu bằng thủ công gồm các xe đẩy tay, xe cải tiến. Việc vận chuyển CTRSH từ các điểm tập kết rác tại các thôn, xã về khu xử lý được thực hiện chủ yếu bằng hình thức đấu thầu, đặt hàng các đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn. Mặc dù, công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại huyện đang dần đi vào nề nếp, nhưng do lượng CTR ngày càng tăng, trang thiết bị, năng lực thu gom hạn chế. Việc thu gom, phân loại rác thải tại nguồn chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tư về hạ tầng cơ sở, thiết bị, nhân lực.
Do vậy cần cơ giơi hóa thay thế sức lao động trong thu gom rác thải sinh hoạt để giảm lượng rác tồn đọng. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động người dân thu gom rác thải, làm vệ sinh hàng tuần tại các khu đô thị, đường làng, thôn xóm. Nếu được xử lý bằng phương pháp đốt sẽ giải quyết được khoảng 698 tấn/ngày, giảm được lượng rác tồn đọng lớn so với phương pháp chôn lấp (Báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn năm 2018).
2.1.4.5. Hệ thống, chính sách tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
* Công cụ pháp lý
Với định hướng phát triển kinh tế của huyện Lục Ngạn đến năm 2025 là chủ động phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa gắn liền với bảo vệ môi trường, ngăn chặn cơ bản về mức gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, làm cho người dân có được môi trường có chất lượng tốt. Hiện nay, những công cụ pháp lý dành riêng cho công tác quản lý RTSH của tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng đã và đang đi vào hoạt động. Trong đó đưa ra những chính sách, công cụ cụ thể trong việc quản lý RTSH nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Các văn bản chính sách đang được các cơ quan ban ngành áp dụng trong công tác quản lý RTSH của huyện Lục Ngạn bao gồm:
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
- Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn (2016), Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày
26/03/2016 về việc ban hành quy định sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Lục Ngạn giai đoạn 2016-2021.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2016), Quyết định số 16/2016/QĐ- UBND ngày 03/6/2016 về việc ban hành quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2016), Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 về việc thu phí vệ sinh đối với chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lục Ngạn, Chương trình số 06- CTr/HU ngày 22/6/2015 về phát triển kinh tế từng bước vững chắc gắn với xây dựng nông thôn mới huyện Lục Ngạn 2015-2020.
Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường trong công tác thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn huyện Lục Ngạn
UBND huyện Lục Ngạn
Thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn phát
Điểm tập kết rác thải
Bãi rác Biên Sơn
Bãi rác Kiên Thành
UBND các xã,TT
Công ty Môi trường đô thị huyện Tổ vệ sinh môi trường Tổ thu gom Tổ vận chuyển Tổ xử lý điều Tổ hành xe