ngõ xóm
Mức độ tham gia
Xã Hồng
Giang Xã Quý Sơn
Xã Phượng
Sơn Xã Tân Sơn Số lượng ĐVTN Tỷ lệ (%) Số lượng ĐVTN Tỷ lệ (%) Số lượng ĐVTN Tỷ lệ (%) Số lượng ĐVTN Tỷ lệ (%) - Chủ động tham gia 17 85 19 95 18 90 16 80 - Chưa chủ động tham gia 2 10 1 5 1 5 2 10 - Không tham gia 1 5 0 0 1 5 2 10
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2018) * Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về sự tham gia của ĐVTN trong công
tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm ở nông thôn
Hàng năm, ĐVTN các cấp luôn bám sát vào kế hoạch chỉ đạo của cấp trên để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền lồng ghép vào các nội dung các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt chi đoàn góp phần nâng cao kiến thức cho cán bộ, ĐVTN trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cùng với các ngành đoàn thể tổ chức ra quân vệ sinh môi trường, duy trì tổng vệ sinh đường
làng ngõ xóm, phát động hội viên ĐVTN trồng và chăm sóc cây xanh. Đồng thời, các hội viên ĐVTN cũng tích cực tuyên truyền, nhắc nhở các thành viên trong gia đình hằng ngày quét dọn vệ sinh trước cổng nhà mình, đổ rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
Để làm thay đổi thói quen và hành vi tự do vứt rác thải bừa bãi là việc làm tưởng chừng như đơn giản, song thực tế không phải ngày một, ngày hai là có thể thực hiện được. Xác định muốn chuyển đổi được hành vi của ĐVTN cũng như người dân cần sự kiên nhẫn và làm tốt công tác tuyên truyền vận động; duy trì công tác kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở ĐVTN thực hiện; đưa việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường và phát huy vai trò của người ĐVTN văn minh thanh lịch với công tác vệ sinh môi trường “nhà sạch thì mát, đường sạch thì văn minh” để tổ bình xét thi đua cuối năm.
Hộp 4.3. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về sự tham gia của ĐVTN trong công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm ở nông thôn
Ông Hỷ Văn Năm, PCT UBND xã Quý Sơn cho biết: “Hình ảnh các tổ thu gom rác thải miệt mài tới tận các ngõ ngách của từng thôn xóm hàng ngày, hàng tuần để vừa tuyên truyền vận động, vừa trực tiếp làm nhiệm vụ thu gom rác thải đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân. Cũng chính vì thế mà từ chỗ rác thải đổ tự do dần dần người dân xã Quý Sơn hình thành thói quen không vứt rác bừa bãi, thực hiện đổ rác đúng nơi quy định theo đúng tiêu chí sạch nhà, sạch ngõ, sạch làng quê”.
Nguồn: Tổng hợp ý kiến điều tra (2018)
4.2.6. Sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong công tác cải tạo cảnh quan và trồng cây xanh ở huyện Lục Ngạn quan và trồng cây xanh ở huyện Lục Ngạn
Qua gần 5 năm triển khai thực hiện cuộc vận động “Thanh niên tình nguyện vì môi trường xanh, sạch, đẹp”, ĐTN huyện Lục Ngạn, đã xây dựng mô hình “Tuyến đường thanh niên tự quản” tại địa phương với rất nhiều hình thức và công việc khác nhau. Từ đó đến nay, ý thức của mọi người từng bước được nâng lên. Cụ thể, nhiều người dân trên địa bàn cũng tình nguyện tích cực tham gia làm sạch đường làng ngõ xóm, khu dân cư làm cho cảnh quan môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp. Nhận thức việc phải làm cỏ thường xuyên sẽ rất vất vả, lại tốn nhiều công sức nên ĐVTN đã bàn nhau trồng hoa ở ven đường để giảm bớt việc cỏ dại sinh sôi. Nhiều đoạn đường trước đây là toàn cỏ dại nay đã được phủ sắc màu rực rỡ của các loài hoa. Tiêu biểu là đoạn đường nở hoa thôn Kép xã Hồng Giang.
Trong 3 năm qua ĐVTN các cấp đã thực hiện 465 đoạn đường tự quản, 27 đoạn đường nở hoa và 64 đoạn đường cây xanh, 91 đoạn đường Xanh- Sạch – Đẹp... mô hình “Tuyến phố Sáng, Xanh, Sạch” tại Thị trấn Chũ, mô hình “Tổ Thanh niên tình nguyện 03 sạch”, nhân rộng mô hình CLB hạn chế sử dụng túi Nilon, tổ chức dạy gấp túi giấy cho ĐVTN. Phát huy vai trò của ĐVTN trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, xây dựng thói quen sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp; tổ chức ra quân vệ sinh đường làng ngõ xóm với 1.211 buổi, nẹo vét 47,8km kênh mương với 32.168 lượt ĐVTN tham gia... Ở một số xã, điều kiện kinh tế còn khó khăn như xã Phong Vân, Sa Lý… cán bộ Đoàn đã trực tiếp hướng dẫn ĐVTN cách sắp xếp đồ đạc trong nhà khoa học, hướng dẫn làm chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm xa nơi ở. Nhiều cơ sở còn hỗ trợ nhiều gia đình về kinh phí, vật liệu xây dựng để xây nhà tiêu hợp vệ sinh... Có thể khẳng định, ĐVTN là nhân tố tích cực góp phần làm cho địa bàn huyện Lục Ngạn sạch, đẹp hơn.
Bảng 4.17. Sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong công tác tạo cảnh quan và trồng cây xanh
Nội dung ĐVT Năm 2016
Năm 2017
Năm
2018 Tổng
- Số mô hình được thành lập Mô hình 11 15 21 47
- Số ĐVTN tham gia Người 275 345 483 1.103
- Số đoạn đường tự quản Đoạn đường 124 159 182 465
- Số đoạn đường nở hoa Đoạn đường 6 9 120 27
- Số cây xanh được trồng mới Km 27 31 33 91
- Số kênh mương được nạo vét Km 11,2 15,5 21,1 47,80 - Số buổi tham gia vệ sinh Buổi 315 401 495 1.211 - Tổng số ĐVTN tham gia nạo
vét kênh mương, vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
Lượt 9.012 11.035 12.039 32.168
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Đoàn qua các năm (2016, 2017, 2018)
4.2.7. Sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong lĩnh vực cấp nước sạch
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu rất cần thiết trong đời sống hàng ngày của con người. Nước sạch cho dân cư nông thôn là một trong
những tiêu chí quan trọng của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (NTM). ĐVTN đóng vai trò hết sức quan trọng là thành viên tích cực tổ chức triển khai hiệu quả nhiều hoạt động góp phần từng bước cải thiện môi trường sống của người dân khu vực nông thôn.
Những năm qua, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, chương trình mục
tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện được triển khai mạnh mẽ và đã đạt được những kết quả khả quan. Đến nay, trên địa bàn huyện 14/30 xã thị trấn được cung cấp nước sạch và chỉ tập trung ở các xã, thị trấn nơi trung tâm. Còn các như Hộ Đáp, Cấm Sơn, Phú Nhuận và một số xã hệ thống đường ống dẫn nước để đưa nước sạch đến từng hộ gia đình ở vùng sâu, vẫn chưa có việc tìm thêm nguồn vốn và huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội và người dân để tiếp tục xây dựng là việc làm rất cần thiết và cấp bách… Những việc làm này vừa có tác dụng giúp người dân được sử dụng nguồn nước sạch sinh hoạt, tránh được những bệnh liên quan do sử dụng nguồn nước không bảo đảm chất lượng. Đồng thời góp phần giúp cho nguồn nước ngầm ở các khu vực nông thôn không bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.
Từ nhận thức môi trường có vai trò đặc biệt tới đời sống sức khoẻ của người dân, nhiều năm qua ĐVTN trong huyện đã coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho ĐVTN nói riêng và cộng đồng nói chung. Nhờ vậy hầu hết ĐVTN và nguời dân ở các khu dân cư đều đã có nhận thức và hành vi tích cực trong cách ứng xử với môi truờng, như tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, các chương trình, dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn. Các cấp bộ Đoàn cũng có nhiều đóng góp trong xây dựng các mô hình mới như: mô hình làng văn hoá sức khoẻ; câu lạc bộ thanh niên tham gia bảo vệ môi truờng; mô hình đoạn đường thanh niên tự quản; tổ thanh niên tình nguyện thu gom rác thải,... Tính đến nay, trên địa bàn huyện tỷ lệ ĐVTN sử dụng nước hợp vệ sinh như: Giếng khoan UNICEF, nước qua xử lý bể lọc được coi là nước hợp vệ sinh theo quy chuẩn: QCVN02-BYT của Bộ y tế chiếm 79,1% dân số toàn huyện; tuy nhiên tỷ lệ ĐVTN được sử dụng nước máy đạt quy chuẩn Quốc gia chỉ là 25,5% ĐVTN toàn huyện. Trong lĩnh vực này ĐVTN đã có những đóng góp đáng kể về nguồn lực như: ngày công, vật liệu, tiền… để góp phần thực hiện các công trình cấp nước và tự xây dựng hệ thống bể lọc cho gia đình.
Bảng 4.18. Sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong lĩnh vực cấp nước sạch trong lĩnh vực cấp nước sạch Nội dung ĐVT Kết quả thực hiện Tổng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
ĐVTN tham gia đào đường ống dẫn nước Km 2 4 6 12 Số ĐVTN tham gia đóng góp ngày công Ngày công 1.270 1.469 1.512 4.251 Số ĐVTN đóng góp tiền để xây dựng Triệu đồng 66 115 171 352 ĐVTN đóng góp vật liệu xây dựng:
+ Gạch Vạn Viên 1,2 1,8 2,5 5,5
+ Cát M3 39 47 76 162
+ Đá M3 16 25 22 63
+ Sỏi M3 36 34 42 112
Số tiền được vay vốn để XD nhà tắm, bể lọc nước giếng khoan, cống thoát nước thải
Tỷ đồng 3 7 4 14
ĐVTN tham gia giám sát các công trình cấp nước sạch
Buổi
53 67 89 209
Số ĐVTN được hưởng lợi Người 196 215 254 665
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác huyện Đoàn qua năm (2016, 2017, 2018) ĐVTN các cấp đã vận động hội viên tham gia hỗ trợ xây dựng công trình cấp nước sạch, tham gia 4.251 ngày công; đào trên 12km đường ống dẫn nước; đóng góp được 352 triệu đồng; 5,5 vạn viên gạch…
ĐVTN huyện phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã giải ngân tại 22 xã, thị trấn với gần 500 hộ vay vốn đầu tư xây dựng công trình vệ sinh, nhà tắm, bể chứa nước sạch, cống thoát nước thải... với khoảng 481 hộ gia đình ĐVTN được hưởng lợi. Bạn Nguyễn Thị Phương, ở xã Phượng Sơn chia sẻ: “Gia đình bạn kinh tế khó khăn, được đoàn xã tạo điều kiện, bạn vay vốn đầu tư nhà vệ sinh và hệ thống nước sinh hoạt bảo đảm sức khỏe cho cả gia đình”.
*Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về sự tham gia của ĐVTN trong lĩnh vực cấp nước sạch
Hàng năm, nhân Tuần lễ NS-VSMT, Ngày Nước thế giới, Ngày Môi trường thế giới, các cấp bộ Đoàn phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lễ phát động, tuyên truyền và ra quân làm sạch môi trường; ĐVTN trong huyện đã
chủ động khai thác các chương trình, dự án có liên quan để xây dựng các mô hình NS- VSMT phù hợp thực tiễn của từng địa phương. Hầu hết các mô hình thực hiện qua thời gian hoạt động đã mang lại hiệu quả thiết thực và đã được cán bộ, ĐVTN các cấp nhiệt tình hưởng ứng, duy trì và tiếp tục nhân rộng gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng làng, xã xanh-sạch-đẹp và phong trào “ĐVTN chung tay xây dựng nông thôn mới”.
Hộp 4.4. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong lĩnh vực cấp nước sạch
Thời gian qua, ĐVTN đã phối hợp với chính quyền các cấp làm tốt công tác tuyên truyền Chương trình NS-VSMT giai đoạn 2015-2020 đã có nhiều khởi sắc, các mục tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 79,1%; tỷ lệ hộ dân ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 67,1%; nhiều chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm được người dân đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải với tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 52,5%. Trong những năm tới huyện Lục Ngạn phấn đấu 100% các xã, thị trấn đều được lắp đặt hệ thống nước sạch.
Ông Nguyễn Trọng Vịnh, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Ngạn Nguồn: Tổng hợp ý kiến điều tra (2018)
4.2.8. Sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi trại chăn nuôi
Xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ngay sát nhà ở của bà con từng là thói quen đã ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của phần lớn người dân nông thôn. Hậu quả của việc làm này là không đảm bảo vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Biết vậy nhưng giải quyết vấn đề này rất khó, bởi từ nhiều năm qua, với suy nghĩ và phong tục tập quán canh tác cũ, bà con đều muốn xây dựng công trình vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi gần nhà ở để tiện chăn nuôi, chăm sóc và bảo vệ gia súc, gia cầm.
Tình trạng các trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do công nghệ xử lý Biogas không xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để giải quyết tận gốc vấn đề này ĐVTN đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân làm thay đổi nếp suy nghĩ cũ lạc hậu. Ông Tăng Văn Huy –Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn cho biết toàn huyện có 2.821 hộ gia đình với tổng số 4.948 công trình vệ sinh và chuồng
trại chăn nuôi (trong đó có 2.115 chuồng lợn, 721 chuồng bò, 2.112 nhà vệ sinh) cần di dời ra xa nhà ở. Trên cơ sở danh sách các hộ phải di dời ở các xã, Huyện uỷ, UBND huyện đã chỉ đạo các tổ chức chính trị-xã hội, trong đó huyện Đoàn phối hợp với các ban, ngành… tổ chức các cuộc họp, xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng đến người dân với hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua các hội nghị của xã, cuộc họp ở nhà sinh hoạt văn hoá các thôn.
Vận động tới từng hộ dân về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như lợi ích của việc di dời công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi ra xa khu vực nhà ở. Cùng với đó, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ xã đến các thôn gương mẫu làm trước trong việc thực hiện cũng như vận động người thân, họ hàng trong gia đình hưởng ứng và thực hiện việc di dời các công trình này ra xa nhà ở. Bên cạnh đó, xã xem xét việc di dời công trình vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi của các hộ là một trong những tiêu chí để bình xét danh hiệu Gia đình văn hoá trong năm. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, sau một thời gian kiên trì tuyên truyền, vận động cùng sự giúp đỡ tích cực của một số ban, ngành của huyện, dần dần bà con cũng nhận thức được và hiểu ra ý nghĩa của việc di dời các công trình vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở. Số chuồng trại chăn nuôi được di dời tăng dần qua các năm, xã Tân Sơn là vùng chủ yếu chăn nuôi lợn thịt, nhưng việc di dời lại chuyển biến chậm 201 chuồng trại được di dời là do người dân không yên tâm, có tâm lý sợ mất tài sản; xã Hồng Giang chủ yếu chăn nuôi lợn và gia cầm do vậy được người dân tích cực thực hiện với 382 chuồng trại được di dời, tại xã Quý Sơn là sản xuất rau an toàn, chăn nuôi cũng được các hộ thực hiện theo quy định với 242 chuồng trại được đưa ra khỏi khu dân cư.
Bảng 4.19. Sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi
Địa bàn
Số chuồng trại được di dời Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng Xã Tân Sơn 55 71 75 201 Xã Hồng Giang 91 124 167 382 Xã Quý Sơn 56 82 104 242 Xã Phượng Sơn 62 95 112 269
Đến thăm gia đình bạn Giáp Thị Hương -Thôn Trại Ba xã Quý Sơn là một