Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong thực hiện tiêu chí mô
4.2.1 Sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong vận động, tuyên truyền thực
thực hiện tiêu chí môi trường thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới
Để công tác bảo vệ môi trường đi vào nền nếp, trở thành nếp nghĩ, thói quen hàng ngày của mỗi người dân ĐVTN các cấp tại 30 xã, thị trấn đã xác định tuyên truyền là nhiệm vụ then chốt. Qua đó, từng bước nâng cao tinh thần tự giác của người dân trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị, không xả rác bừa bãi và
thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định; thường xuyên vệ sinh nơi làm việc, sản xuất, kinh doanh; vệ sinh đường phố, khơi thông cống rãnh, dòng chảy trên địa bàn. Trong thời gian qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT đã được các cấp bộ đoàn quan tâm, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về BVMT như Giờ Trái đất, Ngày Trái đất (22/4), Ngày Môi trường thế giới (5/6); Luật bảo vệ môi trường, quản lý môi trường nông thôn; thu gom, phân loại, xử lý rác thải, sử dụng nguồn nước sạch cho cán bộ, đoàn viên, hội viên, hưởng ứng ra quân Tuần lễ Quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường... công tác tuyên truyền là một tiêu chí để đánh giá thi đua hàng năm đối với ĐTN các cấp.
* Về nội dung:
Tuyên truyền, làm rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài của việc thực hiện tiêu chí môi trường, tuyên truyền đúng đối tượng. Tuyên truyền trực tiếp đến cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân về công tác vệ sinh môi trường để gương mẫu, tích cực tham gia hưởng ứng phong trào “Vì môi trường xanh, sạch, đẹp”, phong trào “Vì môi trường trong sạch, ĐVTN và nhân dân không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”, “ĐVTN thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”; phong trào “Thanh niên giúp nhau phát trển kinh tế”, mô hình “Thanh niên làm kinh tế giỏi”, nhất là trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, làm và sử dụng nhà vệ sinh, chuồng gia súc hợp vệ sinh; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào Nhà nước, phòng chống các tệ nạn xã hôi…
Đồng thời gắn tuyên truyền với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", giữ gìn bản sắc dân tộc, truyền thống dân tộc, phong tục tập quán tốt đẹp. Tuyên truyền về các nội dung chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý môi trường nông thôn, các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Nội dung tuyên truyền bảo vệ môi trường trong môi trường dân cư, trong trồng trọt và trong chăn nuôi.
Qua bảng 4.6 cho thấy: Tổng số xã, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền và tỷ lệ tuyên truyền được nâng lên qua từng năm. Hàng năm đã tổ chức các nội dung tuyên truyền phong phú, đa dạng trong đó đối với công tác tuyên truyền trong khu dân cư được đặc biệt quan tâm về công tác thu gom, phân loại rác, không vứt rác bừa bãi… đến nay đã có 30/30 xã thị trấn tuyên truyền đạt 100%, trong trồng
trọt cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế ảnh hưởng tới con người và môi trường đạt 90%, trong chăn nuôi các nội dung đều được chú trọng bởi đây là nguồn gốc gây ô nhiễm, gây bệnh cho con người.
Bảng 4.6. Nội dung tuyên truyền thực hiện tiêu chí môi trường
Nội dung tuyên truyền
Số lượng xã thực hiện
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Tỷ lệ(%) Số Lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
I.Trong môi trường dân cư
Xử lý nước thải sinh hoạt 17 56,67 22 73,33 26 86,67
Cải tạo vườn tạp 18 60,00 21 70,00 24 80,00
Tự xử lý rác thải mềm 20 66,67 24 80,00 27 90,00 Sử dụng nước hợp vệ sinh 19 63,33 22 73,33 24 80,00 Phân loại thu gom rác thải sinh hoạt
rắn
21 70,00 24 80,00 30 100
Tu sửa các công trình vệ sinh 15 50,00 21 70,00 24 80,00 Không vứt rác bừa bãi 19 63,33 23 76,67 30 100 Cải tạo rãnh thoát nước 21 70,00 24 80,00 26 86,67 II.Trong trồng trọt
Diệt trừ sâu bệnh bằng vi sinh vật 15 50,00 20 66,67 23 76,67 Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật
19 63,33 22 73,33 27 90,00
Thu gom vỏ bao bì thuốc 14 46,67 18 60,00 22 73,33 III. Trong chăn nuôi
Chăn nuôi xa nhà ở 11 50,00 21 70,00 24 80,00 Vệ sinh chuồng chăn nuôi 17 77,27 25 83,33 30 100 Xử lý chất thải chăn nuôi bằng
Bioga
16 63,63 24 80,00 26 86,67
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Lục Ngạn năm (2018)
*Về hình thức:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Hàng năm, ĐTN Huyện tổ chức nhiều hội thi nhằm biểu dương các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác BVMT. Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng cũng được tổ chức thông qua các tư liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền thông đại chúng, phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi
trường, các cuộc vận động quần chúng tham gia BVMT... Năm 2017, các phong trào, hoạt động có ý nghĩa về BVMT đã được tổ chức, huy động đông đảo ĐVTN tham gia như: Hội thi cán bộ Đoàn giỏi huyện Lục Ngạn lần thứ 5, Hội thi tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường và thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn... Đồng thời với tuyên truyền, tổ chức các khóa tập huấn cho cộng đồng và cán bộ ĐVTN các cấp được tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm từ các cộng đồng ở các huyện khác. Bên cạnh đó, để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về quản lý môi trường, cần nhân rộng một số tổ chức với vai trò là hạt nhân, mang tính tự quản như câu lạc bộ, Ban điều hành, nhóm TNTN… theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của đoàn.
* Ý kiến đánh giá công tác vận động, tuyên truyền của ĐTN về thực hiện tiêu chí môi trường thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới
Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường được triển khai, bằng nhiều hình thức như: sinh hoạt đoàn viên, hội viên, hội thi, hội diễn, xây dựng chuyên mục phát trên Đài truyền thanh... Đoàn đã chỉ đạo tổ chức hàng trăm cuộc tuyên truyền tại các cơ sở và chi đoàn lồng ghép tuyên truyền Chỉ thị số 29, Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị (khoá IX) về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Luật Bảo vệ môi trường, Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2020.
Hộp 4.1. Tâm sự của cán bộ Đoàn trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn
“Để mỗi người dân nắm rõ, ý thức, hiểu được sâu sắc và tích cực tự nguyện tham gia bảo vệ môi trường nông thôn thì thật là khó. Nhiều khi chúng tôi còn phải trực tiếp đến tận nhà gặp gỡ, tuyên truyền, động viên, phân tích các mặt có lợi cả về trước mắt và lâu dài do môi trường nông thôn mang lại cho bà con và gia đình”
Bạn Nguyễn Thị Ngọc, ủy viên BCH Đoàn xã Hồng Giang
Nguồn: Tổng hợp ý kiến điều tra (2018) Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về BVMT vẫn còn những hạn chế như chưa có sự phối hợp, công tác triển khai các hoạt động tuyên truyền pháp luật BVMT chưa thường xuyên; Việc vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao kiến thức môi trường qua các chiến dịch chưa thường xuyên, liên tục... Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức BVMT của cộng đồng dân cư chưa cao; nhận thức về nguy cơ ô nhiễm
môi trường và những tác động tiêu cực của tình trạng ô nhiễm môi trường đến đời sống kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân chưa đáp ứng được yêu cầu…
Có thể nói, công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường là viê ̣c làm không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường. Vì thế, chỉ có việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục với sự tham gia tích cực của các cấp, ngành, tổ chức và cộng đồng là giải pháp quan trọng trong công tác BVMT, góp phần phát triển môi trường bền vững.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vai trò của ĐVTN trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường ở một số cơ sở còn chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao. Ở một số địa phương, nhận thức của ĐVTN về ô nhiễm môi trường còn nhiều hạn chế, thiếu chủ động trong việc tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường. Một số ít nơi chưa tạo sự đồng thuận trong các phong trào tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thực hiện các quy định về thu gom rác. Chất lượng, hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường nông thôn còn nhiều hạn chế, công tác phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể trong tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia xây dựng bảo vệ môi trường có lúc, có việc chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Có thể khẳng định, phong trào ĐVTN tham gia bảo vệ môi trường đã thực sự đi vào đời sống và đạt được một số kết quả nhất định, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân; khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của ĐVTN trong việc thực hiện các phong trào bảo vệ môi trường.