Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của đoàn viên, thanh niên trong thực hiện tiêu chí môi trường thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 54)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trong những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện Lục Ngạn đã tích cực chỉ đạo, triển khai việc thực hiện tiêu chí môi trường đến các cơ quan, đơn vị; đến các xã, thôn, người dân và đặc biệt là các ĐVTN sẽ là nguồn lực đóng vai trò chủ đạo, bước đầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ cơ bản đạt theo kế hoạch chung của huyện. Ban chỉ đạo huyện đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo tiến độ thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới . Tuy nhiên vẫn còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện; để tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia của ĐVTN trong việc thực hiện tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự tham gia của ĐVTN trong việc thực hiện tiêu chí môi trường tại 4 xã: Quý Sơn, Phượng Sơn (thuộc cụm vùng thấp), Hồng Giang (thuộc cụm trung du), Tân Sơn (thuộc cụm vùng cao) đại diện cho các vùng đặc thù khác nhau của nông thôn ở huyện Lục Ngạn; hiện tại xã Quý Sơn, Hồng Giang đã đạt tiêu chí môi trường, xã Phượng Sơn, Tân Sơn chưa đạt.

3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

3.2.2.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Xây dựng hệ thống bảng, biểu và câu hỏi để phỏng vấn và thu thập các số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu là các báo cáo, các văn kiện, sách báo, các số liệu tổng hợp tình hình của các cơ quan chức năng các phòng, ban, ngành của các xã, thị trấn điều tra thuộc huyện và một số phòng ban, ngành, đoàn thể của huyện nhằm tập hợp số liệu về tình hình chung của huyện và số liệu ĐVTN tham gia hoạt động thực hiện tiêu chí môi trường để phân tích, so sánh sự biến động.

Để có được số liệu tôi thiết kế bảng câu hỏi tập trung vào một số vấn đề sau: - Thông tin Quy chế, quy định trong công tác thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn.

- Thông tin Hệ thống tổ chức tham gia bảo vệ môi trường nông thôn. - Thông tin Quy hoạch môi trường nông thôn.

- Thông tin Thanh tra, kiểm tra, xứ lý sai phạm trong vi phạm môi trường nông thôn.

- Thông tin Công tác tuyên truyền về môi trường nông thôn.

- Thông tin Nhận thức và hiểu biết của ĐVTN về sự tham gia thực hiện tiêu chí môi trường.

- Thông tin Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác tuyên truyền, quản lý môi trường nông thôn.

- Thông tin Sự kết hợp giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền tại địa phương, đơn vị.

- Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các thống kê liên quan đến công tác BVMT.

3.2.2.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp * Điều tra phỏng vấn cán bộ địa phương

- Lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã: Gồm 08 người tại 4 xã đã chọn điều tra. Thông tin điều tra là kế hoạch thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn, quá trình thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn của các xã; kết quả đạt được tại các xã, các yếu tố tác động tới kết quả và những giải pháp các xã đã đưa ra nhằm giải

quyết vấn đề môi trường của địa phương, đánh giá sự tham gia của ĐVTN về các kết quả, quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa; tình hình tuyên truyền vận động ĐVTN tham gia, tình hình thu gom, xử lý rác thải,…

- Bí thư Chi đoàn và Đoàn xã: Gồm 20 người (04 Bí thư Đoàn xã, 16 Bí thư Chi đoàn) tại 4 xã đã chọn điều tra. Thông tin điều tra là việc thực hiện tuyên truyền vận động ĐVTN và người dân tham gia thực hiện tiêu chí môi trường; tình hình quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa; tình hình thu gom, xử lý rác thải,… của xã, thôn qua các năm 2016 - 2018. Đánh giá sự tham gia của ĐVTN trong thực hiện tiêu chí môi trường ở đơn vị mình.

* Điều tra phỏng vấn ĐVTN nông thôn

Chọn mẫu điều tra: Điều tra 80 ĐVTN ở các hộ dân chia đều cho 4 xã đã chọn, được phân ra làm 3 loại xã gồm 40 ĐVTN thuộc cụm vùng thấp, 20 ĐVTN thuộc cụm vùng cao, 20 ĐVTN thuộc cụm trung du. Mục tiêu phân loại ĐVTN là làm nổi bật sự khác nhau trong việc tham gia thực hiện tiêu chí môi trường giữa các ĐVTN này như: Việc tham gia vệ sinh môi trường làng xóm, tham gia thu gom rác thải, mức độ phân loại rác thải rắn và mềm, hình thức xử lý rác thải và nước thải, lượng sử dụng phân bón và phân hóa học, hình thức xử lý rác thải rắn và cứng trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Nội dung câu hỏi điều tra: Nội dung cơ bản của câu hỏi điều tra là những thông tin cơ bản đối với ĐVTN như: Họ và tên, năm sinh, nghề nghiệp chính. Thông tin của ĐVTN trong việc thực hiện tiêu chí môi trường như: ĐVTN tham gia vào các hoạt động nào trong quá trình triển khai, ĐVTN có tham gia thu gom rác, phân loại rác, ĐVTN xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như thế nào, bể chứa nước sinh hoạt, gia đình ĐVTN có các công trình vệ sinh đã đạt chuẩn.

* Cơ sở chọn mẫu:

- Dự vào một số phần mềm tính toán cỡ mẫu tốt (Ví dụ phần mềm SAMPLE SIZE 2.0 của WHO);

- Thông qua một số nghiên cứu cơ bản, một số thuật toán thống kê hay sử dụng và một số biến số, dữ liệu liên quan đến đề tài, địa bàn nghiên cứu;

- Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:

Từ tỉ lệ: n = Z2p(1-p)/E2 Từ phân vị: n = pc(100-pc)Z2/E2

- Dựa vào số lượng ĐVTN trên địa bàn nghiên cứu * Cách thức chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn

- Là cách chọn mà tất cả các ĐVTN trong xã có cùng cơ hội để tham gia vào trả lời phiếu điều tra, pỏng vấn.

- Lập danh sách toàn bộ số ĐVTN trong 4 xã Quý Sơn, Hồng Giang, Phượng Sơn, Tân Sơn, sau đó dùng bảng số ngẫu nhiên để chọn đơn vị mẫu.

Bảng 3.4. Đối tượng điều tra

STT Đối tượng Số lượng/xã (Người/xã) Tổng (Người)

1 Lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã 2 8

2 Bí thư Chi đoàn 4 16

3 Bí thư Đoàn xã 1 4

4 ĐVTN 20 80

Tổng 27 108

* Sử dụng phương pháp đánh giá sự tham gia của ĐVTN trong thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn (PRA)

Phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA): đây là phương pháp/ hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng cách nói chuyện, trao đổi cởi mở, thảo luận, đóng góp ý kiến về sự tham gia của ĐVTN trong thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn có thể chia sẻ, củng cố và phân tích kiến thức hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện sống; cũng như lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá. Phương pháp này giúp cho ĐVTN tham gia tìm hiểu cộng đồng của họ chứ không phải chỉ cán bộ. Qua đó, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của ĐVTN khu vực nông thôn.

3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

- Xử lý tài liệu có sẵn: Tổng hợp, đối chiếu giữa các tài liệu để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Xử lý số liệu mới (điều tra): Các thông tin thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.

- Thông tin thu thập được sẽ được phân tích dựa trên các phương pháp định lượng và định tính.

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích.

Trong luận văn này phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích, phản ánh tình hình, thực trạng về sự tham gia của ĐVTN trong việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới; xác định hiệu quả của các hoạt động mới đã có được với sự tham gia của ĐVTN.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh

Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem ra so sánh với nhau.

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh, các thông tin thu thập được từ số liệu điều tra của các tác nhân tham gia thực hiện tiêu chí môi trường, các đối tượng, các nhóm ĐVTN khác nhau sẽ được phân tổ tính toán các đặc trưng và so sánh với nhau để đưa ra các nhận xét về đặc điểm sự tham gia của ĐVTN trong thực hiện tiêu chí môi trường. Từ đó đi đến phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường và đưa ra các giải pháp thực hiện tối ưu, nhằm tạo điều kiện để ĐVTN tham gia bảo vệ môi trường tốt hơn.

3.2.3.3. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp này sử dụng công cụ hữu hiệu là ma trận SWOT, nó giúp cho người sử dụng có thể tìm hiểu vấn đề và ra quyết định trong việc đánh giá sự tham gia cuẩ ĐVTN trong thực hiện tiêu chí môi trường. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường của các vùng nông thôn từ đó chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc ĐVTN tham gia thực hiện tiêu chí môi trường tốt hơn trong tương lai, đồng thời chỉ ra những điểm mạnh điểm yếu để thấy được cơ hội cũng như thách thức trong thực hiện tiêu chí môi trường.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình tuyên truyền về bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường nông thôn

- Số ĐVTN tham gia tuyên truyền - Số ĐVTN được tuyên truyền - ĐVTN đã đóng góp:

+ Số tiền đóng góp + Số cây xanh đóng góp

+ Ủng hộ số ngày công/ tổng số ĐVTN tham gia.

3.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom, xử lý chất thải, nước thải

- Số ĐVTN đăng ký tham gia thu gom.

- Số ĐVTN thu gom chất thải, nước thải thực tế. - Tỷ lệ ĐVTN phân loại rác thải.

- Tỷ lệ chất thải, nước thải được xử lý trước khi chôn lấp. - Tỷ lệ ĐVTN trả chi phí thu gom.

3.2.4.3. Chỉ tiêu về phát triển môi trường

- Tỷ lệ cây xanh được trồng mới tại công trình công cộng. - Số lần công trình công cộng được vệ sinh trong tháng.

3.2.4.4. Chỉ tiêu về vệ sinh môi trường

- Tỷ lệ ĐVTN có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh.

3.2.4.5. Chỉ tiêu đánh giá việc tỷ lệ số gia đình ĐVTN được cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh

- Tỷ lệ ĐVTN sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế. - Tỷ lệ ĐVTN sử dụng nước hợp vệ sinh.

3.2.4.6. Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng

- Số ĐVTN đăng ký tham gia thu gom.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Khái quát về tình hình môi trường nông thôn ở huyện Lục Ngạn

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế là tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dân. Tất cả các hoạt động của con người đều trực tiếp hay gián tiếp làm phát sinh ra rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường sống tiềm ẩn nguy cơ gây ra dịch bệnh cho con người và vật nuôi. Mức độ nhiều ít phụ thuộc vào hoạt động sản xuất và sinh hoạt của mỗi con người.

Ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp nông thôn: Huyện Lục Ngạn ô nhiễm môi trường cũng chưa cao vẫn trong giới hạn cho phép. Hàm lượng kim loại nặng không có hoặc thấp. Hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, tồn dư nông dược thấp do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều so với khuyến cáo nhưng do có thời gian phân hủy ngắn nên không ảnh hưởng đến chất lượng đất, chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.

Ô nhiễm môi trường không khí: Nhìn chung môi trường không khí trên địa bàn huyện chưa thực sự được đảm bảo, vẫn còn một số nơi tồn đọng rác, việc xử lý rác thải của người dân có nghề thủ công và những trang trại chăn nuôi không được thu gom hoặc hủy đúng cách gây ra bụi, mùi hôi làm ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm môi trường nước: Nước ngầm trên địa bàn huyện có bị ô nhiễm nhưng chưa ở mức nặng. Nhìn chung, mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt ở huyện chưa cao.

Ô nhiễm rác thải sinh hoạt: Huyện Lục Ngạn là một địa phương có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất tỉnh Bắc Giang, có làng nghề truyền thống như làm mỳ tại xã Nam Dương, nghề rượu tại xã Kiên Thành,… chính vì thế mà kinh tế nông thôn hiện nay rất phát triển, kéo theo đó là việc đời sống người dân dần được cải thiện. Tuy nhiên, đi cùng với đó thì lượng RTSH thải ra ngoài môi trường cũng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện năm 2018 thì RTSH của huyện được phát sinh từ những nguồn sau (Bảng 4.1):

Bảng 4.1. Nguồn gốc phát sinh RTSH trên địa bàn huyện Lục Ngạn

STT Nguồn thải Khối lượng

(tấn/năm) Tỷ lệ (%)

1 Khu dân cư và các hộ gia đình 14.605 51,3

2 Các khu thương mại dịch vụ 190 0,67

3 Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất 2.618 9,21 4 Hệ thống trường học và các ban ngành 523 1,84

5 Khu vui chơi, giải trí 91 0,32

6 Các cơ sở y tế 1.471 5,16

7 Chất thải từ nông nghiệp 8.972 31,5

Tổng cộng 28.470 100,00

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn (2018) Qua bảng 4.1 ta có thể thấy nguồn RTSH tập trung nhiều nhất ở hộ gia đình và chất thải từ nông nghiệp. Khu vực này thải ra một lượng lớn (23.577 tấn/năm) chiếm 82,8 % tổng lượng RTSH được thải ra. Hiện nay với xu hướng phát triển nông nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Ở một số xã còn tồn đọng rác thải chưa được xử lý như Phượng Sơn, Tân Hoa dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt trên địa bàn huyện sông Chũ từng là nguồn nước cung cấp nước tưới cho hàng ngàn ha cây trồng của huyện. Tuy nhiên từ khi các làng nghề làm mỳ ở thị trấn Chũ và xã Nam Dương tăng quy mô, tăng sản lượng đã làm cho sông Chũ ngày càng bị ô nhiễm nặng, dòng chảy chậm, mùi hôi nồng nặc, màu nước đen đặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của nhân dân ở xã Mỹ An, Nghĩa Hồ, Phượng Sơn.

* Thành phần rác thải sinh hoạt

Hiện nay khi xã hội ngày càng tiến bộ, công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày càng phát triển đã sản xuất ra nhiều sản phẩm tiện dụng, hiện đại, phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. Chính vì thế mà việc tiêu dùng của con người cũng kéo theo lượng rác thải tăng lên và thành phần cũng phức tạp. Mặt khác thành phần rác thải

lại phụ thuộc vào tốc độ phát triển của xã hội, cho nên vấn đề rác thải đang là mối quan tâm lớn của chính quyền địa phương và người dân nơi đây.

Bảng 4.2. Thành phần RTSH trên địa bàn huyện Lục Ngạn

STT Nguồn phát sinh RTSH Thành phần RTSH

1 Nhà ở, khu dân cư

Thực phẩm, giấy, vải, gỗ, cao su, nhựa, thủy tinh, bột giặt, chất tẩy trắng…

2 Chợ, khu thương mại Giấy bìa carton, plastic, thực phẩm, thủy tinh…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của đoàn viên, thanh niên trong thực hiện tiêu chí môi trường thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)