Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong thực hiện tiêu chí mô
4.2.8. Sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong công tác di dời chuồng trạ
hệ thống xử lý chất thải với tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 52,5%. Trong những năm tới huyện Lục Ngạn phấn đấu 100% các xã, thị trấn đều được lắp đặt hệ thống nước sạch.
Ông Nguyễn Trọng Vịnh, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Ngạn Nguồn: Tổng hợp ý kiến điều tra (2018)
4.2.8. Sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi trại chăn nuôi
Xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ngay sát nhà ở của bà con từng là thói quen đã ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của phần lớn người dân nông thôn. Hậu quả của việc làm này là không đảm bảo vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Biết vậy nhưng giải quyết vấn đề này rất khó, bởi từ nhiều năm qua, với suy nghĩ và phong tục tập quán canh tác cũ, bà con đều muốn xây dựng công trình vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi gần nhà ở để tiện chăn nuôi, chăm sóc và bảo vệ gia súc, gia cầm.
Tình trạng các trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do công nghệ xử lý Biogas không xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để giải quyết tận gốc vấn đề này ĐVTN đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân làm thay đổi nếp suy nghĩ cũ lạc hậu. Ông Tăng Văn Huy –Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn cho biết toàn huyện có 2.821 hộ gia đình với tổng số 4.948 công trình vệ sinh và chuồng
trại chăn nuôi (trong đó có 2.115 chuồng lợn, 721 chuồng bò, 2.112 nhà vệ sinh) cần di dời ra xa nhà ở. Trên cơ sở danh sách các hộ phải di dời ở các xã, Huyện uỷ, UBND huyện đã chỉ đạo các tổ chức chính trị-xã hội, trong đó huyện Đoàn phối hợp với các ban, ngành… tổ chức các cuộc họp, xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng đến người dân với hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua các hội nghị của xã, cuộc họp ở nhà sinh hoạt văn hoá các thôn.
Vận động tới từng hộ dân về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như lợi ích của việc di dời công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi ra xa khu vực nhà ở. Cùng với đó, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ xã đến các thôn gương mẫu làm trước trong việc thực hiện cũng như vận động người thân, họ hàng trong gia đình hưởng ứng và thực hiện việc di dời các công trình này ra xa nhà ở. Bên cạnh đó, xã xem xét việc di dời công trình vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi của các hộ là một trong những tiêu chí để bình xét danh hiệu Gia đình văn hoá trong năm. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, sau một thời gian kiên trì tuyên truyền, vận động cùng sự giúp đỡ tích cực của một số ban, ngành của huyện, dần dần bà con cũng nhận thức được và hiểu ra ý nghĩa của việc di dời các công trình vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở. Số chuồng trại chăn nuôi được di dời tăng dần qua các năm, xã Tân Sơn là vùng chủ yếu chăn nuôi lợn thịt, nhưng việc di dời lại chuyển biến chậm 201 chuồng trại được di dời là do người dân không yên tâm, có tâm lý sợ mất tài sản; xã Hồng Giang chủ yếu chăn nuôi lợn và gia cầm do vậy được người dân tích cực thực hiện với 382 chuồng trại được di dời, tại xã Quý Sơn là sản xuất rau an toàn, chăn nuôi cũng được các hộ thực hiện theo quy định với 242 chuồng trại được đưa ra khỏi khu dân cư.
Bảng 4.19. Sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi
Địa bàn
Số chuồng trại được di dời Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng Xã Tân Sơn 55 71 75 201 Xã Hồng Giang 91 124 167 382 Xã Quý Sơn 56 82 104 242 Xã Phượng Sơn 62 95 112 269
Đến thăm gia đình bạn Giáp Thị Hương -Thôn Trại Ba xã Quý Sơn là một trong những hộ thực hiện việc di dời, nhà bạn Hương có 3 công trình là nhà vệ sinh, chuồng bò, chuồng lợn xây sát ngay nhà ở của gia đình. Lúc đầu, gia đình vẫn e ngại, vì vốn quen với nếp nghĩ cũ, nhưng qua sự vận động, tuyên truyền, gia đình đã nhận ra và di dời. Chị Hương cho biết: “Từ ngày được nhà nước hỗ trợ hơn 10 triệu đồng để xây mới nhà vệ sinh và di dời chuồng chăn nuôi lợn, gà ra điểm mới, cả nhà đã không còn phải ngửi mùi hôi thối, rồi ruồi nhặng bay vào nhà, vệ sinh tốt hơn trước rất nhiều”. Thấy được lợi ích thiết thực các hộ chăn nuôi trong xã tích cực di dời chuồng trại, đến nay trên 80% hộ có công trình thuộc diện di dời trên địa bàn xã Quý Sơn đã thực hiện chủ trương di dời, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.
* Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về sự tham gia của ĐVTN trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi.
Đây là một trong những nội dung mà huyện Đoàn quyết liệt chỉ đạo cho các xã để góp phần thực hiện có hiệu quả tiêu chí “Môi trường” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Hộp 4.5. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi
Ông Tăng Văn Huy – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: “ Trong những năm qua cùng với các cấp các ngành thực hiện phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng nông mới, đô thị văn minh”. ĐVTN các cấp đã xây dựng các mô hình gắn với xây dựng NTM. Cán bộ, ĐVTN còn kiên trì đi đến từng nhà kết hợp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nhân dân và ĐVTN cách ăn ở ngăn nắp, hợp vệ sinh; cách sử dụng nguồn nước sạch tiết kiệm, vệ sinh, di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa nơi ở… Với lòng nhiệt tình, sự kiên trì, bền bỉ trong tuyên truyền, vận động, không ngại khó, ngại khổ, ĐVTN đã góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, giúp ĐVTN và cộng đồng bỏ dần những tập tục lạc
hậu và thói quen sinh hoạt, ăn ở có hại cho sức khoẻ và môi trường”. Nguồn: Tổng hợp ý kiến điều tra (2018)