STT Nguồn thải Khối lượng
(tấn/năm) Tỷ lệ (%)
1 Khu dân cư và các hộ gia đình 14.605 51,3
2 Các khu thương mại dịch vụ 190 0,67
3 Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất 2.618 9,21 4 Hệ thống trường học và các ban ngành 523 1,84
5 Khu vui chơi, giải trí 91 0,32
6 Các cơ sở y tế 1.471 5,16
7 Chất thải từ nông nghiệp 8.972 31,5
Tổng cộng 28.470 100,00
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn (2018) Qua bảng 4.1 ta có thể thấy nguồn RTSH tập trung nhiều nhất ở hộ gia đình và chất thải từ nông nghiệp. Khu vực này thải ra một lượng lớn (23.577 tấn/năm) chiếm 82,8 % tổng lượng RTSH được thải ra. Hiện nay với xu hướng phát triển nông nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Ở một số xã còn tồn đọng rác thải chưa được xử lý như Phượng Sơn, Tân Hoa dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt trên địa bàn huyện sông Chũ từng là nguồn nước cung cấp nước tưới cho hàng ngàn ha cây trồng của huyện. Tuy nhiên từ khi các làng nghề làm mỳ ở thị trấn Chũ và xã Nam Dương tăng quy mô, tăng sản lượng đã làm cho sông Chũ ngày càng bị ô nhiễm nặng, dòng chảy chậm, mùi hôi nồng nặc, màu nước đen đặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của nhân dân ở xã Mỹ An, Nghĩa Hồ, Phượng Sơn.
* Thành phần rác thải sinh hoạt
Hiện nay khi xã hội ngày càng tiến bộ, công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày càng phát triển đã sản xuất ra nhiều sản phẩm tiện dụng, hiện đại, phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. Chính vì thế mà việc tiêu dùng của con người cũng kéo theo lượng rác thải tăng lên và thành phần cũng phức tạp. Mặt khác thành phần rác thải
lại phụ thuộc vào tốc độ phát triển của xã hội, cho nên vấn đề rác thải đang là mối quan tâm lớn của chính quyền địa phương và người dân nơi đây.