Tổng hợp kết quả chôn lấp và xử lý thành mùn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của đoàn viên, thanh niên trong thực hiện tiêu chí môi trường thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 69 - 72)

TT Công tác xử lý rác tại bãi

Biên Sơn Hàng ngày(tấn) Cả năm (tấn)

A Phương pháp chôn lấp rác

1 Năm 2016 51,6 18.834

2 Năm 2017 47,6 17.374

3 Năm 2018 31,8 11.607

B Phương pháp xử lý rác thành mùn hữu cơ 1 Năm 2016

2 Năm 2017 25,9 9.455

3 Năm 2018 38,6 214.102

Nguồn: Công ty môi trường đô thị huyện Lục Ngạn (2018) Bãi chôn lấp chất thải rắn của huyện Lục Ngạn hiện nằm trên địa bàn xã Biên Sơn. Đây là một trong những mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của IMV nhằm cải thiện môi trường huyện Lục Ngạn. Bãi chốn lấp rác Biên Sơn hiện do công ty môi trường đô thị Lục Ngạn quản lý. Từ năm 2016, công ty đã được huyện đầu tư một dây chuyền ủ phân vi sinh với tổng kinh phí đầu tư khoảng 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngay từ những sản phẩm thử nghiệm ban đầu của dây chuyền này đã không đạt yêu cầu như thiết kế do rác thải chưa được phân loại tại nguồn dẫn đến không dễ ràng tách riêng được rác thải hữu cơ để ủ phân vi sinh. Mặt khác, quy trình ủ phân vi sinh khá nhạy cảm với sự thay đổi của một số thông số hoá lý liên quan đến điều kiện môi trường của bãi chôn lấp. Do thiếu sự theo dõi thường xuyên các thông số này nên kết quả đạt được còn rất hạn chế.

Sơ đồ 4.2. Quy trình chôn lấp và xử lý rác thải của bãi rác Biên Sơn San ủi, đầm nén

khi chôn lấp phải được san đầm nén kỹ từ 6 – 8 lần có chiều cao khoảng 1m, đảm bảo tỉ trọng chất thải sau khi đầm nén từ 0.52 – 0.8 tấn /m3.

Xử lý rác

Chất xử lý rác là chế phẩm sinh học EM (gồm EM dạng dung dịch các loại 1%, 5% và bokashi). EM và bokashi dùng xử lý cho tất cả các loại chất thải được phép chôn lấp tại bãi. Tỉ lệ dùng EM là 0.6 lít EM thứ cấp 1% tấn rác mới đổ. EM thứ cấp 1% hoà loãng 300 – 500 lần với nước sạch phun đều lên rác tươi đảm bảo các lớp rác đều được thấm EM, số lần phun là 2 lần/ ngày (7giờ và 15 giờ). Sau khi phun EM, tiến hành rải bokashi với lượng trung bình 0.246 kg/tấn rác mới đổ.

Phủ đất

Khu vực chôn lấp, xử lý rác chưa phân loại (hoặc rác trơ): Lớp đất phủ trải đều trên diện tích rác vừa san ủi và sau khi đầm nén kỹ có chiều cao 20 cm. Khu vực xử lý rác hữu cơ: dùng bạt phủ kín khi chiều cao lớp rác đạt đến 2m, mép bạt chèn bằng đất bùn để đảm bảo kín hoàn toàn, mục đích để sản xuất mùn rác.

Có thể nói, lượng rác thải là tương đối lớn, quá trình thu gom và xử lý rác thải còn gặp nhiều khó khăn tại địa phương. Điều này là nguyên nhân chính gây ra tác động xấu tới môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng. Đối với môi trường không khí mùi hôi từ bãi rác và các xe thu gom rác gây ra mùi khó chịu, bụi bặm… Đối với môi trường nước mặt, chất thải gây ra biến đổi màu và mùi của nguồn nước mặt. Môi trường đất thì ngày càng suy thoái và đang giảm dần diện tích đất nông nghiệp. Diện tích bãi rác và công nghệ xử lý không thay đổi trong khi đó dân số thì ngày càng tăng dẫn đến lượng rác thải ra càng tăng.

4.2. SỰ THAM GIA CỦA ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN TRONG THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

4.2.1 Sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong vận động, tuyên truyền thực hiện tiêu chí môi trường thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới thực hiện tiêu chí môi trường thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới

Để công tác bảo vệ môi trường đi vào nền nếp, trở thành nếp nghĩ, thói quen hàng ngày của mỗi người dân ĐVTN các cấp tại 30 xã, thị trấn đã xác định tuyên truyền là nhiệm vụ then chốt. Qua đó, từng bước nâng cao tinh thần tự giác của người dân trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị, không xả rác bừa bãi và

thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định; thường xuyên vệ sinh nơi làm việc, sản xuất, kinh doanh; vệ sinh đường phố, khơi thông cống rãnh, dòng chảy trên địa bàn. Trong thời gian qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT đã được các cấp bộ đoàn quan tâm, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về BVMT như Giờ Trái đất, Ngày Trái đất (22/4), Ngày Môi trường thế giới (5/6); Luật bảo vệ môi trường, quản lý môi trường nông thôn; thu gom, phân loại, xử lý rác thải, sử dụng nguồn nước sạch cho cán bộ, đoàn viên, hội viên, hưởng ứng ra quân Tuần lễ Quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường... công tác tuyên truyền là một tiêu chí để đánh giá thi đua hàng năm đối với ĐTN các cấp.

* Về nội dung:

Tuyên truyền, làm rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài của việc thực hiện tiêu chí môi trường, tuyên truyền đúng đối tượng. Tuyên truyền trực tiếp đến cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân về công tác vệ sinh môi trường để gương mẫu, tích cực tham gia hưởng ứng phong trào “Vì môi trường xanh, sạch, đẹp”, phong trào “Vì môi trường trong sạch, ĐVTN và nhân dân không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”, “ĐVTN thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”; phong trào “Thanh niên giúp nhau phát trển kinh tế”, mô hình “Thanh niên làm kinh tế giỏi”, nhất là trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, làm và sử dụng nhà vệ sinh, chuồng gia súc hợp vệ sinh; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào Nhà nước, phòng chống các tệ nạn xã hôi…

Đồng thời gắn tuyên truyền với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", giữ gìn bản sắc dân tộc, truyền thống dân tộc, phong tục tập quán tốt đẹp. Tuyên truyền về các nội dung chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý môi trường nông thôn, các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Nội dung tuyên truyền bảo vệ môi trường trong môi trường dân cư, trong trồng trọt và trong chăn nuôi.

Qua bảng 4.6 cho thấy: Tổng số xã, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền và tỷ lệ tuyên truyền được nâng lên qua từng năm. Hàng năm đã tổ chức các nội dung tuyên truyền phong phú, đa dạng trong đó đối với công tác tuyên truyền trong khu dân cư được đặc biệt quan tâm về công tác thu gom, phân loại rác, không vứt rác bừa bãi… đến nay đã có 30/30 xã thị trấn tuyên truyền đạt 100%, trong trồng

trọt cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế ảnh hưởng tới con người và môi trường đạt 90%, trong chăn nuôi các nội dung đều được chú trọng bởi đây là nguồn gốc gây ô nhiễm, gây bệnh cho con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của đoàn viên, thanh niên trong thực hiện tiêu chí môi trường thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)