Các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của đoàn viên thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của đoàn viên, thanh niên trong thực hiện tiêu chí môi trường thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 108 - 123)

Có thể nói, trong thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn, đoàn viên thanh niên đóng một vai trò quan trọng. Đoàn viên thanh niên vừa là người sử dụng, tiếp cận, vừa là người giải quyết hàng ngày các vấn đề rác thải, nước sinh hoạt, giữ vệ sinh gia đình. Đoàn viên thanh niên cũng là những người sẽ gánh chịu hậu quả đầu tiên từ ô nhiễm môi trường; đồng thời cũng là người tham gia và hưởng

lợi từ việc tham gia các vấn đề môi trường trên địa bàn. Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, nghiên cứu một số giải pháp để phát huy hơn nữa sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong thực hiện các tiêu chí môi trường nông thôn huyện Lục Ngạn như sau:

4.4.2.1. Tăng cường sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong vận động tuyên truyền thực hiện tiêu chí môi trường

Tiếp tục tăng cường và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động ĐVTN và quần chúng nhân dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại địa bàn khu vực nông thôn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ý thức thực hiện, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề... Phát động các phong trào bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn.

Nội dung tuyên truyền: Chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước (Nghị quyết 26 của BCH Trung Ương Đảng khóa X, kết luận 32 của Bộ Chính trị, Thông báo 238 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các văn bản của tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn, cấp ủy địa phương); Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Quyết định 491 và 800 của Thủ tướng Chính phủ, các nội dung cụ thể hóa của Ban chỉ đạo các cấp); kế hoạch triển khai của địa phương; trách nhiệm tham gia thực hiện tiêu chí môi trường của tổ chức Đoàn và Đoàn viên thanh niên.

Hình thức tuyên truyền: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền của ĐVTN cho phù hợp với điều kiện thực tế và đối tượng cụ thể như: thông qua sinh hoạt chi đoàn - chi hội - chi đội, lồng ghép trong các hoạt động thanh niên tình nguyện và các sự kiện của địa phương, các hội thi, hội diễn văn nghệ; phát huy hiệu quả từ hệ thống băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi tuyên truyền....hoặc tuyên truyền thông qua các buổi Lễ ra quân, chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, chương trình tình nguyện mùa đông và xuân tình nguyện để bảo vệ môi trường.

Phối hợp với Đài phát thanh - truyền hình, website Huyện đoàn và Đài phát thanh địa phương... phản ánh tin, bài về hoạt động tham gia của ĐVTN thực hiện tiêu chí môi trường; đặc biệt là những bài viết nêu cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả, phản ánh những mô hình, điển hình trong phong trào.

4.4.2.2. Tăng cường sự tham gia của ĐVTN trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Việc vứt rác bừa bãi đã và đang là "vấn nạn" của huyện Lục Ngạn cũng như một số huyện trên địa bàn cả nước. Do vậy công việc thu gom cũng như quy định giờ đổ rác là việc rất cần thiết để tránh tình trạng rác bị ứ đọng trong thời gian dài tại hộ, hoặc để ngoài vỉa hè, lề đường làm mất mỹ quan đường phố. Trên địa bàn nghiên cứu có tới 76,25% ĐVTN tham gia thu gom rác thải vô cơ không tập trung, tình trạng không đi đúng giờ quy định diễn ra rất ít. Tuy nhiên, việc ứ đọng rác tại các khu chợ, các tuyến phố… vẫn xảy ra. Tỷ lệ ĐVTN không tham gia thu gom rác thải vô cơ không tập trung 23,75% là do họ ở vùng sâu, vùng xa, vườn rộng, rác thải chủ yếu xử lý tại nhà bằng hình thức đốt hoặc chôn lấp. Do đó để khắc phục tình trạng trên và tăng cường sự tham gia của ĐVTN trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt chúng ta cần:

Thường xuyên tuyên truyền, vận động ĐVTN và nhân dân trong việc thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, khuyến khích phân loại rác thải tại nguồn; phân công các ĐVTN tích cực chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, giám sát nhằm thực hiện thường xuyên, có hiệu quả công tác vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt; phối hợp tốt với các hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường tăng cường tần suất thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, không để tình trạng rác thải ứ đọng gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt vào các dịp lễ, tết.

Thành lập các câu lạc bộ thanh niên tình nguyện đi thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ngay tại các khu dân cư, tổ dân phố.

Tổ chức, phát động các phong trào tái chế rác thải sinh hoạt, thu gom rác thải tại nhà gây qũy từ thiện; định kỳ đồng loạt ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, nhất là tại các khu vực công cộng, các tuyến đường giao thông, vị trí giáp ranh giữa các địa phương nhằm chấm dứt tình trạng rác thải ứ đọng gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

ĐVTN xây dựng các mô hình điểm trong việc phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình, tổ chức các hội thi tái chế rác thải sinh hoạt để thông qua đó thu hút sự tham gia hơn của ĐVTN trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

4.4.2.3 Tăng cường sự tham gia của ĐVTN trong công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp

Theo thống kê, mỗi năm cả huyện sản xuất gần 65 nghìn tấn lương thực, trên 7 nghìn tấn rau và phát thải trên 117 nghìn tấn chất thải từ trồng trọt như

rơm rạ, thân bắp, bao bì, vỏ chai lọ thuốc bảo vệ thực vật,... và có gần 70% chất thải sau trồng trọt chưa qua xử lý. Theo thống kê của Chi cục thống kê huyện, mỗi năm nông nghiệp huyện Lục Ngạn ước tính thải ra môi trường 25 tấn bao bì, chai lọ có hàm lượng độc chất cao và khó tái chế, sử dụng.

Sử dụng phân bón chưa đúng và vượt ngưỡng hấp thu của cây trồng không chỉ gây phát thải chất thải về bao bì đóng gói, mà còn gây tồn dư trong đất gây ô nhiễm môi trường. Các loại chất thải từ trồng trọt nếu không thu gom và xử lý hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người.

Để giúp ĐVTN quản lý, sử dụng hiệu quả các loại chất thải trồng trọt, giảm ô nhiễm môi trường và tác động về sức khỏe, hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn nhằm bào vệ bền vững môi trường nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng nông thôn mới phát triển về kinh tế, xanh sạch đẹp về môi trường, chúng ta cần tuyên truyền và chuyển giao khoa học kỹ thuật để ĐVTN và nhân dân áp dụng một số giải pháp xử lý chất thải trồng trọt như sau:

* Đối với bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học

Tuyên truyền để ĐVTN sử dụng thuốc đúng chủng loại, liều lượng và thời điểm, sau khi sử dụng ĐVTN cần thu gom bao bì, chai lọ về các vị trí được quy định của địa phương, tuyệt đối không được vất bừa bãi trên đồng ruộng.

Các chi đoàn thanh niên cần có các quy định địa điểm thu gom và định kỳ thu gom đưa đi xử lý theo quy định.

Thu gom và xử lý bao bì, chai lo thuốc bảo vệ thực vật đảm bao tiêu chuẩn xả thải sau khi xử lý.

* Đối với rơm rạ và chất thải sau trồng trọt

Hướng dẫn ĐVTN sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải trồng trọt, rơm rạ, thân xác cây trồng sau thu hoạch cần được thu gom gọn gàng, tuyệt đối không đốt bừa bãi trên đồng ruộng để tránh phát sinh khói bụi, gây ô nhiễm môi trường, giảm tầm nhìn của người tham gia giao thông.

ĐVTN ở các vùng canh tác lúa gập nước, sau khi thu hoạch cần hạn chế vùi ngay để hạn chế phân hủy yếm khí gây phát thải khí metan, làm nghẹt rễ lúa và ô nhiễm môi trường.

Sau khi thu hoạch, ĐVTN cần thu gom tập trung chất thải để làm nguyên liệu trong sản xuất phân bón hữu cơ sinh học để sử dụng bón cho các vụ gieo trồng tiếp theo.

Khi ủ làm phân bón hữu cơ sinh học đoàn viên thanh niên cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng: Chọn vị trí cao ráo, thoát nước tốt. Diện tích đủ rộng để tạo một đống ủ cho lượng rơm, rạ mà ĐVTN thu gom được, đào hố trải bạt hoặc nilon xuống dưới đáy hố và chất đống thật chặt.

Bước 2: Xử lý nguyên liệu sơ bộ, loại bỏ các tạp chất như nilon, đất. Bước 3: Ủ nguyên liệu: xếp một lớp chất thải, mỗi lớp dày 50cm, sau đó tưới các loại chế phẩm sinh học được bán phổ biến tại các cửa hàng thuốc BVTV, vật tư nông nghiệp, sau đó tiếp tục xếp thêm các lớp rơm rạ khác. Bổ sung thêm nước đảm bảo độ ẩm phù hợp (40 -50%). Để kiểm tra độ ẩm, ĐVTN cầm và nắm thật chặt nắm rơm rạ, nếu có nước rỉ ra các kẽ ngón tay là đảm bảo độ ẩm yêu cầu. Dùng bạt hoặc nilon phủ toàn bộ đống ủ để vừa tránh mưa, tăng nhiệt độ trong cho đống ủ.

Bước 4: Đảo trộn nguyên đống ủ: Sau 15 ngày khi đống ủ bi phân hủy, chiều cao đống ủ giảm, để tăng hiệu quả, bà con nông dân có thể đảo đống ủ nếu có đủ nhân lực.

Sản xuất than sinh học cải tạo đất tử rơm rạ: thay vì, đốt rơm rạ tràn lan gây ô nhiễm môi trường, ĐVTN có thể thu gom rơm rạ để sản xuất than sinh học làm chất cải tạo đất, vừa giảm phát thải khí nhà kính vừa giữ được hàm lượng cac-bon từ rơm rạ.

4.4.2.4 Tăng cường sự tham gia của ĐVTN trong công tác thu gom và xử lý nước thải ở vùng nông thôn

Hiện nay, nước thải sinh hoạt đang là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Việc thu gom nước thải cũng đang gặp rất nhiều khó khăn vì tốc độ đô thị hóa của chúng ta rất nhanh trong khi cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp. Nếu được xử lý nước thải tại nguồn sẽ giải quyết được triệt để vấn đề nêu trên.

Việc thu gom và xử lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu được của vấn đề vệ sinh môi trường, nước thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cần được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường. Điều này được thực hiện thông qua hệ thống cống thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Tuy độc lập về chức năng

nhưng cả hai hệ thống này cần hoạt động đồng bộ. Nếu hệ thống thu gom đạt hiệu quả nhưng hệ thống xử lý không đạt yêu cầu thì nước sẽ gây ô nhiễm khi được thải trở lại môi trường. Trong trường hợp ngược lại, nếu hệ thống xử lý nước thải được thiết kế hoàn chỉnh nhưng hệ thống thoát nước không đảm bảo việc thu gom vận chuyển nước thải sinh hoạt thì nước thải cũng sẽ phát thải ra môi trường mà chưa qua xử lý.

Đặc điểm của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại: Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh; Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã, dầu mỡ từ nhà bếp, các chất tẩy rửa, các chất hoạt động bề mặt từ các phòng tắm, nước rửa vệ sinh sàn nhà.

Nước thải sinh hoạt thường được thải ra sông, suối, ao, hồ,… dẫn đến việc gây ô nhiễm nguồn nước. Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

Do vậy cần tăng cường sự tham gia của ĐVTN trong xử lý nước thải sinh hoạt bằng cách tuyên truyền, vận động ĐVTN sử dụng một trong các phương pháp sau để xử lý nước thải tại gia đình mình và vận động mọi người cùng chung tay thực hiện:

* Xử lý nước thải bằng phương pháp tuần hoàn tự nhiên :

Hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn tự nhiên dựa trên nguyên tắc hoạt động của các vi sinh vật có sẵn để phân hủy các hợp chất hữu cơ cũng như các quá trình vật lý và hóa học tương tự như các quá trình xảy ra trong tự nhiên để làm sạch nước thải. Hệ thống có thể xử lý với hiệu quả cao các chất ô nhiễm hữu cơ dễ phân hủy, hợp chất nitơ, phốtpho, các chất hoạt động bề mặt, vi khuẩn, các chất rắn lơ lửng, màu và mùi có trong nước thải.

* Xử lý nước thải bằng bột than hoạt tính :

Bột than hoạt tính và nước thải (thường là nước thải sau xử lý sinh học) được cho vào một bể tiếp xúc, sau một thời gian nhất định bột than hoạt tính được cho lắng, hoặc lọc. Do than hoạt tính rất mịn nên phải sử dụng thêm các chất trợ lắng polyelectrolyte. Bột than hoạt tính còn được cho vào bể aeroten để

loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải. Than hoạt tính sau khi sử dụng thường được tái sinh để xử dụng lại, phương pháp hữu hiệu để tái sinh bột than hoạt tính chưa được tìm ra, đối với than hoạt tính dạng hạt người ta tái sinh trong lò đốt để oxy hóa các chất 10% hạt¸hữu cơ bám trên bề mặt của chúng, trong quá trình tái sinh 5 than bị phá hủy và phải thay thế bằng các hạt mới.

* Xử lý nước thải bằng đất sét, rơm rạ và than sỉ

+ Bằng đất sét: Từ thành phần chủ yếu là đất sét đã chế ra một loại nguyên liệu xử lý mùi, màu và giảm ô nhiễm nước có tên là Kabenlis. Chất Kabenlis là hỗn hợp làm từ đất sét cao lanh với chất xúc tác lis - một hỗn hợp nước biển hay muối ăn với chất CaO được điều chế theo một tỷ lệ nhất định.

Kabenlis chứa nhiều SiO2, Al2O3, MgO - là các thành phần cơ bản tạo ra nhân keo chủ đạo, giúp hút các ion kim loại và các hợp chất lơ lửng không tan trong nước. Hợp chất này lành tính, không ảnh hưởng đến động thực vật thủy sinh. Nước ô nhiễm được xử lý qua Kabenlis sẽ trở nên trong, không mùi, giữ sự sống bình thường cho các động vật dưới nước.

+ Xử lý Crôm trong nước thải bằng rơm rạ: Là một nguyên tố kim loại nặng có trong nước thải, crôm và các hợp chất của chúng đều độc, đặc biệt các hợp chất có bậc ôxy hóa cao như cromat, biromat.

Rơm, rạ chính là dạng phế phẩm nông nghiệp rất gần gũi với người nông dân, có quá nhiều ở miền đất nông nghiệp mà phần lớn hiện đang có một công dụng đơn giản là đun bếp.. Vì thế, giải pháp xử lý crôm, loại bỏ bớt được sự độc hại của nguyên tố này trong nước thải. Qua phân tích thành phần hóa học trong rơm, rạ, cho thấy thành phần chính của rạ là xenlulôza, nếu tính theo khối lượng khô thì trong rơm có từ 3 - 4,5% chất có đạm, 1,2 - 2% chất béo, 30% các chất dẫn xuất không chứa đạm, 35 - 36% xenlulôza và 14-15% chất khoáng. Sau khi phân tích các thành phần hóa học của rơm, rạ, và rơm, rạ có khả năng hấp thụ crôm rất tốt. Phương pháp này vừa rẻ tiền, vừa có hiệu quả xử lý rất cao.

+ Bằng than xỉ: Với việc dùng than xỉ làm các vách ngăn trong bể tự hoại, hiệu suất của bể xử lý nước thải được nâng lên rõ rệt với chi phí thấp. ĐVTN chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của đoàn viên, thanh niên trong thực hiện tiêu chí môi trường thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 108 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)